Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 38 - 41)

4.3.2. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đặt nền tảng và cơ sở lý luận chosự kiên định quan điểm, đường lối của Đảng và cách mạng Việt Nam: Độc sự kiên định quan điểm, đường lối của Đảng và cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Tuy rất vắn tắt, nhưng về cơ bản Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, Hội nghị thành lập Đảng thông qua những nội dung lớn về đường lối, mục tiêu của cách mạng Việt Nam là những quan điểm khoa học, cách mạng, là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với thực tiễn Việt Nam, vừa có tính lịch sử, vừa có tính khoa học cách mạng thời đại. Đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, Cương lĩnh đã giải quyết khoa học về mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đặt vấn đề dân tộc nghiên cứu theo giác độ chủ nghĩa xã hội khoa học, nhấn mạnh yếu tố dân tộc trong phạm trù cách mạng vô sản là nét độc đáo, sáng tạo trong các quan điểm của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta. Chính nhờ có quan điểm tiến hành dân quyền tư sản cách mệnh và thổ địa cách mệnh, khẳng định khi vai trò lãnh đạo của chính đảng tiên phong của giai cấp công nhân, đánh giá đúng vai trò các thành phần giai cấp trong lực lượng cách mạng, ngay sau khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo quần chúng cách mạng vùng lên chiến đấu trong cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Thực tế này cho thấy đây không chỉ là sự lựa chọn của Nguyễn Ái Quốc, của Đảng ta, mà do đòi hỏi khách quan, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trở thành sự lựa chọn của cả dân tộc, nhờ đó mà dân tộc ta đã thành công trong Cách mạng Tháng Tám 1945, trong chiến tranh cách mạng bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước.

Việc Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo công cuộc đổi mới khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam của Đảng và cách mạng thể hiện sự trung thành với lý tưởng và con đường Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Vì thế, cũng có thể nói rằng quan điểm độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giành độc lập dân tộc, thực

hiện các mục tiêu dân chủ, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội như viên ngọc quí khảm trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

4.3.3. Các văn kiện do Nguyễn Ái Quốc dự thảo - Cương lĩnh đầu tiêncủa Đảng, dấu mốc khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành cơ bản của Đảng, dấu mốc khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành cơ bản

Thành công của Hội nghị hợp nhất, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn kiện do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dự thảo - Cương lĩnh đầu tiên của Đảng được Hội nghị thông qua là bước ngoặt trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành đường lối cách mạng và đi vào thực tiễn, được bổ sung trong tiến trình cách mạng là nhân tố quan trọng hàng đầu đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là đòi hỏi của phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc, là kết quả của sự vận động nội tại phong trào, nhưng gắn liền với những hoạt động, vai trò to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong 20 năm (1911 - 1930).

Từ lòng yêu nước, ý chí cứu nước Người xuất dương và trải qua 10 năm (1911-1920) tìm tòi, khảo nghiệm, Nguyễn Ái Quốc trở thành một chiến sĩ cộng sản. Mười năm tiếp theo (1920-1930) với những hoạt động sôi nổi, phong phú, với trí tuệ, tài năng và sự nhạy bén sáng tạo, Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện công việc vô cùng trọng đại: chuẩn bị về chính trị tư tưởng, về tổ chức, đào tạo cán bộ tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là một quá trình phát triển lôgic; các thời kỳ, các hoạt động của Người có mối quan hệ gắn bó, thời kỳ sau bổ sung phát triển kết quả của thời kỳ trước.

Nội dung tư tưởng, quan điểm của Nguyễn Ái Quốc trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng là sự thể hiện cô đọng những tư tưởng, quan điểm mà Người đã thể hiện qua nhiều bài viết, bài nói trước đó, đặc biệt là trong các tác phẩm

Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường kách mệnh, trong báo Thanh Niên cùng sự tổng kết, đúc rút từ hoạt động thực tiễn. Tư tưởng, quan điểm ấy đã được cụ thể hóa thành quan điểm đường lối của Đảng về cách mạng Việt Nam và đi vào

thực tiễn, được thực tiễn lịch sử cách mạng kiểm chứng tính khoa học, đúng đắn, sáng tạo bằng những thắng lợi. Vì vậy, có thể nói Cương lĩnh đầu tiên của Đảng được Hội nghị thành lập Đảng thông qua là dấu mốc khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam hình thành cơ bản.

Chương 5: NHẬT KÝ TRONG TÙ

5.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

Tác phẩm Nhật ký trong tù (NKTT) là cuốn nhật ký của Hồ Chí Minh trong thời gian bị tù đày ở các nhà tù tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, từ 29-8-1942 đến 9-10-1943, được ghi lại bằng thơ chữ Hán theo thể Đường luật. Đây là nét độc đáo trong hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh (Bác). Mỗi bài thơ là một hạt ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam. Nhật ký trong tù đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân, thành châm ngôn hành động, thành sức mạnh đấu tranh kiên cường cho sự thắng lợi của cách mạng nước nhà.

NKTT ra đời trong hoàn cảnh những sự biến lịch sử quốc tế và trong nước, từ giữa năm 1940 đến cuối năm 1942, tạo ra tình thế khiến Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) lại phải sang Trung Quốc. Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch tỉnh Quảng Tây bắt vào tù hơn một năm. Trong tù, Người ghi nhật ký bằng thơ chữ Hán, tập hợp lại gọi là Ngục trung nhật ký - Nhật ký trong tù. Một số sự biến lịch sử có liên quan:

20-6-1940, Đức chiếm Pari. Nguyễn Ái Quốc phân tích: “Việc Pháp mất nước là một cơ hội rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng”49. Ngày 22-9-1940, Người nhận định: “Đồng minh sẽ thắng. Nhật, Pháp ở Đông Dương chóng chày sẽ bắn nhau. Việt Nam sẽ giành được độc lập”50.

Do hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam sau khi chuyển hướng chiến lược từ năm 1941–1942, ngày 28-1-1941, Người qua cột mốc biên giới 108 (Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng) về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung Đảng lần thứ tám (5-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w