Tình yêu thương cao cả, vô hạn của Hồ Chí Minh đối với dân tộc,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 48 - 52)

51 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1976, tr

5.2.3. Tình yêu thương cao cả, vô hạn của Hồ Chí Minh đối với dân tộc,

con người, nhân loại - Tư tưởng nhân văn cao cả và triệt để của Hồ Chí Minh và tình yêu thiên nhiên của Người.

Tư tưởng nhân văn cao cả của Hồ Chí Minh

Gắn chặt với ý chí kiên cường, bất khuất, bền bỉ rèn luyện tinh thần vì sự nghiệp lớn, NKTT còn thấm đượm tính nhân văn sâu sắc, cao cả và triệt để.

Đó chính là tình thương yên sâu nặng đối với quê hương, đất nước, con người và nhân loại được thể hiên trên ba bình diện gắn chặt với nhau: Thương cảm, đau khổ trước những khổ đau của con người; vui mừng, phấn khởi trước những vui mừng, phấn khởi, hạnh phúc của con người; phấn đấu hết mình để góp phần giải phóng con người cả về mặt xã hội và tự nhiên.

Thương cảm, đau khổ trước những đau khổ của con người.

Ở NKTT, tình thương yêu con người của Hồ Chí Minh trước hết giành cho những người bị đọa đày đau khổ về thể xác và tinh thần trong cảnh lao tù. Bác với họ như những người cùng cảnh ngộ - bạn tù. Thương mình rồi thương người. Thương người gắn với thương mình. Trong tù, cái vòng tuần hoàn của tình thương ấy đã chứa chất trong trong tâm hồn của Hồ Chí Minh như một nỗi đau nhân thế trái ngang. Tình thương những người bạn tù không dừng lại ở đây mà đã được nâng lên thành bản án tố cáo chế độ nhà tù vô nhân đạo của chính quyền Quốc dân đảng Trung Quốc lúc bấy giờ.

Hồ Chí Minh coi nỗi buồn thương ly biệt của người bạn tù mượn tiếng sáo để thổ lộ nỗi lòng của mình cũng là nỗi buồn thương của Người nhớ thương quê nhà. Hồ Chí Minh thương cảm trước cảnh vợ đến nhà tù thăm chồng, mặc dù chỉ cách nhau một tấm cửa sắt, gần nhau trong tấc gang, mà biển trời cách mặt, “Chưa nói lệ tuôn trào, Tình cảnh đáng thương thật” (Vợ người bạn tù đến nhà lao thăm chồng). Hồ Chí Minh thương mình bị đọa đầy đau khổ bao nhiêu, thì cũng thương những người bạn tù bị đọa đầy đau khổ bấy nhiêu: Khổ vì bị trói buộc, cùm kẹp, hành hạ dã man; khổ vì lao dịch hành hạ trên đường đi; khổ vì đói ăn, khát nước; khổ vì thời tiết giá lạnh, mất ngủ; khổ vì bị côn trùng hành hạ; khổ vì bài tiết bị hạn chế. Khổ vì chết chóc rình rập: Người thương người bạn tù đêm qua còn sống mà sáng nay đã chết. Bài thơ Người viết tưởng chừng thấm đầy nước mắt:

“Thân anh da bọc lấy xương, Khổ đau, đói rét hết phương sống rồi; Đêm qua còn ngủ bên tôi

Sáng nay anh đã về nơi suối vàng”

(Một người tù cờ bạc “chết cứng”)

Hồ Chí Minh thương nhất là những người vợ, những trẻ thơ cũng phải chịu cảnh lao tù do chế độ nhà tù vô nhân tính. Người vợ đã phải chịu cảnh ở nhà chăn đơn, gối chiếc ôm sầu vì chồng chốn lính đã biền biệt ra đi không trở lại. Cho nên người vợ phải bị tù thay chồng: “Quan trên xét nỗi em cô quạnh, Nên lại mời em tạm ở tù” (Gia quyến người bị bắt lính). Tiềng khóc của trẻ sơ sinh trong tù thật là ai oán, đau thương, day dứt nhất:

“Oa…! Oa…! Oa…!

Cha sợ sung quân cứu nước nhà; Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi, Phải theo mẹ đến ở nhà pha.”

(Cháu bé trong ngục Tân Dương)

Người luôn cảm thông, thương yêu những công nhân, nông dân…phải gánh chịu cảnh lầm than, cực khổ, mất mùa. Người thương những người phu làm đường quanh năm vất vả, dãi gió, dầm mưa. Nhưng: “Ngựa xe, hành khách thường qua lại. Biết cảm ơn anh được mấy người” (Phu làm đường). Bác thương những người nông dân, tuy đã kiệm lại cần, nhưng đất đai khô cằn lại luôn gặp thiên tai hạn hán nên: “Mười phân, chỉ thu hoạch vài phân” (Long An - Đồng Chính). Người thương cả nhân loại đã phải chịu cảnh đau thương, tang tóc do bọn đế quốc gây ra ở chiến tranh thế giới lần thứ nhất và “Năm châu nay lại đang tuôn máu. Người kết luận: “Bọn quỷ Nadi (phát xít Đức - TG) tội đứng đầu” (Ngày 11 tháng 11)

Con người, dù cực khổ đền mấy, nhưng cũng có lúc có những ước mơ, niềm vui và hạnh phúc nhất định. Vì vậy, tình cảm của Hồ Chí Minh đối với bạn tù và những người lao động khác không chỉ có thương cảm với cảnh khổ cực của họ mà còn có cả những mừng vui, phấn khởi, hạnh phúc trước cái phấn khởi, vui sướng và hạnh phúc của họ.

Hồ Chí Minh vui vời bạn tù dù chỉ trong khoảnh khắc được ngắm trời tự do: “Hai giờ tù mở thông hơi, Tù nhân ngẩng mặt ngắm trời tự do” (Quá trưa). Hay những khi mượn tiếng đàn, tiếng hát để khuây khỏa tinh thần: “Nhà ngục Tĩnh Tây mờ mịt tối, Bỗng thành nhạc quán, viện hàn lâm” (Chiều hôm). Vui nhất là những lúc được ra ngoài ngục dù chỉ trong thời gian báo động có máy bay: “Được ra khỏi ngục, khoái vô cùng” (Báo động). Đôi khi cái vui được hiện rõ khi tù nhân được ra ngoài vào buổi nắng sớm: “Đất trời phút chốc tràn sinh khí. Tù phạm cười tươi nở mặt mày” (Nắng sớm)…

Hồ Chí Minh càng vui với cái vui của nhân đan lao động ở ngoài tù. Vui với cảnh thanh bình, ấm cúng nơi thôn dã vào chiều tối, khi chim tìm chốn ngủ và: “Cô em xóm núi xay ngô tối. Xay hết lò than đã rực hồng” (Chiều tối). Hay: “Chùa xa chuông giục người nhanh bước. Trẻ dắt trâu về tiếng sáo bay” (Hoàng hôn). Cái vui nhất của Người là thấy nông dân được mùa: “Khắp chốn nông dân cười hớn hở. Đồng quê vang dậy tiếng ca vui” (Cảnh đồng nội).

Tình yêu lớn nhất, cái vui chung lớn nhất, hy vọng nhất của Bác đối với con người và cảnh vật thiên nhiên là cái vui của “Trời hửng”. Cả bài thơ là những triết lý về sự vận động, biến đổi liên tục của vạn vật theo những quy luật của tự nhiên và xã hội như là do một thế lực vô hình “đã định sẵn”. Triết lý sâu sắc ấy lại được thi sĩ Hồ Chí Minh dẫn giải, minh chứng bằng nghệ thuật thơ Đường với những cảnh sắc tuyệt đẹp của tự nhiên như: Hết mưa, nắng hửng, đất trời một thoáng thu màn ướt, sông núi trùng trùng điệp điệp như trải gấm phơi, hoa cười chào gió nhẹ, cây cao, chim hót, rộn cành tươi…Cái thiên nhiên tuyệt mỹ ấy không phải là sự mơ tưởng trên: “thiên đường” hay nơi “bồng lai tiên cảnh” và “Niết bàn”… của tôn giáo mà gắn chặt với con người: “Người cùng vạn vật vui phơi phới”. Bài thơ kết thúc bằng truyền một niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng cho tất cả mọi người: “Hết khổ là vui vốn lẽ đời”

Phấn đấu hết mình để góp phần giải phóng con người cả về mặt xã hội và tự nhiên. Nghĩa là để nỗi khổ đau của con người ngày càng giảm, niềm vui sướng, hạnh phúc ngày càng tăng. Nghĩa là để cho con người thoát khỏi cánh bị

áp bức, bóc lột, chém giết lẫn nhau cũng như thoát khỏi cảnh bị thiên tai đe dọa. Suy cho cùng là để cho quyền tự do của con người được thực hiện ngày càng đầy đủ và triệt để. Đó chính là “sự nghiệp lớn”, là mục tiêu lý tưởng phấn đấu suốt đời của Hồ Chí Minh. Ở trong tù, mục tiêu lý tưởng ấy càng thêm cháy bỏng. Các bài thơ của NKTT đều phản ánh mục tiêu lý tưởng ấy mà tiêu biểu là những bài: Đề từ, Không ngủ được, Bốn tháng rồi, Đi đường, Học đánh cờ, Cảnh binh khiêng lợn cùng đi, Ngày 11 tháng 11, Triết tự, “Việt Nam có báo động” Tin Xích đạo, trên báo Ung Ninh 14-11, Cột cây số, Ốm nặng, Cảnh buổi sớm, Tiết thanh minh, Cảnh chiều hôm, Tiếc ngày giờ, Thu cảm, Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”.v.v..

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w