Khát vọng tự do (tư tưởng tự do, khúc hát tự do) của Hồ Chí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 44 - 48)

51 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1976, tr

5.2.2. Khát vọng tự do (tư tưởng tự do, khúc hát tự do) của Hồ Chí

Minh

Một chủ đề nổi bật của tập thơ NKTT là khát vọng tự do. Một số người cho rằng đó là khúc hát tự do, hoặc cho rằng toàn bộ tập thơ là một bản tuyên ngôn về tự do được Hồ Chí Minh viết với niềm lạc quan, tinh thần kiên quyết, khí phách anh hùng của một người cộng sản vĩ đại đấu tranh để giành lại quyền

tự do cho những tù nhân bị đọa đầy đau khổ, tự do cho các dân tộc bị áp bức dã man, tự do cho cả loài người đang chịu thảm họa chiến tranh do bọn phát xít gây ra. Trong tập thơ, Hồ Chí Minh sử dụng thuật ngữ “tự do” chỉ có 13 lần. Ở nhiều bài, tuy Hồ Chí Minh không sử dụng thuật ngữ này, nhưng nội dung tư tưởng lại chính là khát vọng tự do. Ở đây, tự do hiện ra với mỗi sắc thái biểu cảm riêng, thể hiện một thái độ, một cách suy nghĩ, một cách ứng xử nhất định của Bác với phương diện tự do nhiều chiều được quy tụ về ba nội dung lớn:

Tư tưởng về quyền tự do của con người, của dân tộc và nhân loại phản ánh một chân lý phổ quát: Tự do là quyền vốn có của con người. Con người bao giờ cũng luôn hướng tới tự do. Vì vậy, ngay ở bài thứ 2, Hồ Chí Minh, mặc dù đã bị bắt vào tù, vẫn ung dung viết:

“Ngâm thơ ta vốn không ham,

Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây; Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,

Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do” (Khai quyển) Hay: “Mặc dù bị trói chân tay,

Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng; Vui say ai cấm ta đừng.

Đường xa, âu cũng bớt chừng quạnh hiu” (Trên đường)

Vì vậy, mặc dù đang bị cảnh lao tù, nhưng Người vẫn cho mình là người tự do:

“Hai giờ ngục mở thông hơi,

Tù nhân ngẩng mặt ngắm trời tự do; Tự do tiên khách trên trời,

Biết chăng trong ngục có người khách tiên?” (Quá trưa) Hay một cách ẩn dụ khác:

“Mây mưa, mây tạnh bay đi hết, Còn lại trong tù khách tự do.”

(Vào nhà ngục huyện Tĩnh Tây)

Tự do có khi là mục đích cần kiên nhẫn đấu tranh để được tự do đóng

góp công sức của mình cho cách mạng. Đó chính là những cuộc vượt ngục

ngoạn mục trong thơ Đường (thơ bác học) của Hồ Chí Minh. Đó là tự do để thực hiện “sự nghiệp lớn” mà Bác đã nói rõ ở bài “Đề từ”: “Thân thể ở trong lao” nhưng “Tinh thần ở ngoài lao”. Do đó “Muốn nên sự nghiệp lớn” thì “Tinh thần càng phải cao”. Đây chính là tuyên ngôn tự do của Hồ Chí Minh - không bao giờ để cái mất tự do về thể xác trong tù thành cái mất tự do về tinh thần, ý chí của người cộng sản. Rèn luyện tinh thần ở ngay trong lao tù, hướng tinh thần, ý chí ra ngoài lao tù thực chất là những cuộc vượt ngục trong tập thơ NKTT của Hồ Chí Minh:

Bài “Buổi sớm” là một cuộc vượt ngục hướng tới tương lai: “Trong ngục giờ đây còn tối mịt, Ánh hồng trước mặt đã bừng soi”.

Bài “Đi đường” - Bác thực sự không còn là tù nhân nữa mà đang như người đứng ở tầm cao của thời đại, bao quát khắp thế giới: “Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Bài “Giải đi sớm”- vượt ngục hướng tới tương lai: “Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng. Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không;”.

Bài “Buồn bực” - Vượt ngục để được tham gia vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít:

“Tráng sĩ đua nhau ra mặt trận, Hoàn cầu lửa bốc rực trời xanh; Trong ngục người nhàn nhàn quá đỗi, Chí cao mà chẳng đáng đồng trinh”

Bài “Ngủ không được” - Vượt ngục mơ về cách mạng nước nhà. Trong tù, Hồ Chí Minh thường xuyên nhớ nước, thương dân, lo cho cách mạng nên

nhiều đêm, từ canh một đến canh ba, Người không ngủ được. Đến canh bốn, canh năm, Người vừa mới chợp mắt, thì “Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”

Bài “Nhớ bạn”- Vượt ngục nhớ thương, lo lắng về các đồng chí ở nhà. Bài “Chiết tự”- Vượt ngục về dựng nước: “Người thoát khỏi tù ra dựng nước,… “Nhà lao mở cửa ắt rồng bay”

Bài “Việt Nam có báo động” tin Xích đạo, trên báo Ung Ninh 14-11. Người được tin ở trong nước đã “Tung bay cờ nghĩa khắp trăm miền”. Người đau xót vì vẫn bị giam hãm trong tù ngục và “Chưa được xông ra giữa trận tiền”

Bài “Cảm tưởng đọc “thiên gia thi”- Rèn luyện ý chí, trí tuệ để chiến đấu cho cách mạng: “Nay ở trong thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

.v.v..

Tố cáo tội ác trong chế độ tù đày của chính quyền Tưởng Giới Thạch.

Chính quyền nhà nước của giai cấp thống trị, dù ở bất cứ xã hội nào còn giai cấp, cũng chỉ có thể tước đoạt được quyền tự do của con người về mặt thể xác và hoạt động vật chất chứ tuyệt đối không thể tước đoạt được quyền tự do của con người về mặt tinh thần như tình cảm, ý chí, mục tiêu, lý tưởng.v.v. Ở NKTT, Hồ Chí Minh tố cáo tội ác chế độ nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch đã tước đoạt quyền tự do của tù nhân về mặt thể xác và hoạt động vật chất, họ bị đối xử vô lý, bất công và tàn ác còn hơn đối với con vật.

Cái đói triền miên luôn hành hạ người tù: “Không rau, không muối, canh không có, Mỗi bữa lưng cơm đỏ gọi là” (Cơm tù). Nhiều khi không có cơm, chỉ có cháo “Cháo tù mỗi bữa chia lưng bát, Cái bụng luôn luôn rên rỉ sầu” (Điền Đông). Nước sinh hoạt cũng rất hạn chế: mỗi người chỉ được chia lưng chậu nước. Cho nên: “Ai muốn đun trà, đừng rửa mặt, Ai cần rửa mặt, chớ đun trà.” (Chia nước). Người tù không được tắm, không được giặt giũ. Nhà giam quá chật chội, đến mức “Duỗi chân một tí cũng không thể, Nhà hẹp mà người lại quá đông” (Nhà giam của cục chính trị). Ngủ cũng là một cực hình: Ngày bị giải đi hơn 50 dặm. Áo và mũ ướt đầm, dép tả tơi. “Lại khổ thâu đêm không chốn ngủ,

Ngồi trên hố xí đợi ngày mai” (Mới đến nhà lao Thiên Bảo). Muỗi, rệp là bạn đồng hành với người tù: “Rệp bò lổm ngổm như xe cóc, Muỗi lượn nghênh ngang tựa máy bay” (Đêm thu) luôn hành hạ thể xác tù nhân. Cùng với muỗi và rệp quấy rầy, cái giá lạnh của đêm cuối thu cũng hành hạ tù nhân trong cảnh “Đêm thu không đệm cũng không chăn”. Người tù đành phải nằm co ro, gối quắp, lưng còng, nhưng cũng không thể ngủ được, nhìn qua khóm chuối dưới trăng lạnh càng thêm giá lạnh (Đêm lạnh). Thân thể người tù còn bị hành hạ đến mức thê thảm hơn khi lúc nào cũng bị xiềng xích, trói buộc, dong giắt qua 13 huyện, qua hết hơn 30 nhà tù của tỉnh Quảng Tây: “Đôi ngựa (hai chân - TG) ngày đi chẳng nghỉ chân, Đêm gà năm vị (năm hình thức trói buộc) lại thường ăn” (Đêm ngủ ở Long Tuyền). Cảnh tù nhân bị giải đi sớm cũng rất đau khổ vì gió rét buốt. Hoàng hôn mà còn “Gió sắc tựa gươm mài đá núi, Rét như dùi nhọn trích cành cây”, thì mới gà gáy một lần chắc rằng cái gió rét còn khắc nghiệt hơn nhiều. Cho nên “Người đi cất bước trên đường thẳm, Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn” (Giải đi sớm)

Hồ Chí Minh tổng kết:

“Trên đời nghìn vạn điều cay đắng, Cay đắng chi bằng mất tự do? Mỗi việc mỗi lời không tự chủ, Để cho người dắt tựa trâu bò”

(Cảnh binh khiêng lợn cùng đi)

Đó là một bản án đanh thép đối với chế độ nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở tỉnh Quảng Tây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w