PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 42)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai tại Thành phố Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh như thế nào?

Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến QLNN về đất đai ở thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh?

Câu hỏi 3: Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai tại Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninhcần có những giải pháp như thế nào?

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận thể chế: tiếp cận từ các qui định của pháp luật và các chính sách về quản lý đất đai của Nhà nước và các quy định của địa phương;

- Tiếp cận hệ thống: đặt đối tượng nghiên cứu cụ thể trong mối quan hệ tác động qua lại với các đối tượng khác một cách có hệ thống. Việc tiếp cận hệ thống về quản lý đất đai được thực hiện theo 2 hướng, đó là:

+ Tiếp cận theo chiều dọc; + Tiếp cận theo chiều ngang.

- Tiếp cận kết hợp từ “dưới lên và trên xuống”: sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp kết hợp sử dụng các tài liệu, nguồn tư liệu chung.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Việc thu thập số liệu bao gồm sưu tầm và thu thập các tài liệu, thông tin liên quan đã được công bố, những thông tin mới trong phạm vi Thành phố và tại các điểm điều tra khảo sát.

2.2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

- Sử dụng các tài liệu đã được công bố của các cơ quan chuyên môn như Chi cục Thống kê, Thanh tra Thành phố, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý đô thị, phòng Kinh tế,…; các báo cáo của UBND Thành phố và của các xã, phường;

- Báo cáo tổng kết của các cơ quan chuyên môn của Thành phố;

- Nguồn số liệu, thông tin đăng trên các tạp chí, sách báo; các công trình nghiên cứu của các chuyên gia; các báo cáo khoa học, thông tin trên website,…

2.2.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

- Xây dựng phiếu điều tra, tiến hành chọn mẫu điều tra để đánh giá một cách khách quan về thực trạng công tác quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Uông Bí.

- Mục đích điều tra:điều tra cán bộ, công chức, viên chức và người dân nhằm thu thập thông tin về tình hình sử dụng đất đai và ý kiến, phản hồi về công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Thành phố Uông Bí trong những năm qua, để làm rõ hơn nội dung nghiên cứu.

- Đối tượng điều tra: Cán bộ, công chức (CBCC) làm việc tại phòng Tài nguyên môi trường và phòng Quản lý đô thị thuộc UBND Thành phố; CBCC làm việc tại UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố (gồm:Cán bộ địa chính, thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, công chức văn phòng - thống kê, văn hoá - xã hội, tư pháp - hộ tịch, công an khu vực); Trưởng khu và đại diện một số người dân của một số khu dân cư thuộc các xã, phường.

- Phương pháp điều tra: sử dụng bảng hỏi.

- Nội dung điều tra: giới hạn một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Uông Bí (theo phiếu điều tra).

- Cơ sở chọn mẫu điều tra: Thành phố Uông Bí có 09 phường và 02 xã. Căn cứ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Uông Bí, được chia thành 04 khu vực rõ rệt, gồm:

+) Khu vực đô thị trung du: bao gồm các phường: Quang Trung, Thanh Sơn, Trưng Vương. Đặc điểm địa hình của khu vực này là gồm có cả đồng bằng và đồi núi, dân cư sinh sống tập trung đông, với tỷ lệ chiếm khoảng 50,7% dân số toàn thành phố. Đây là khu vực trung tâm công nghiệp, dịch vụ, thương mại của thành phố. Trong khu vực có phường Quang Trung là trung tâm văn hóa,

kinh tế - xã hội của toàn thành phố.

+) Khu vực đô thị đồng bằng: chạy dọc theo quốc lộ 18A và quốc lộ 10, bao gồm các phường: Nam Khê, Yên Thanh, Phương Nam, Phương Đông. Đặc điểm địa hình của khu vực này tương đối bằng phẳng, dân cư sinh sống tập trung với tỷ lệ chiếm khoảng 36,5% dân số toàn thành phố. Đây là vùng sản xuất lúa, trồng cây ăn quả đặc sản và vùng nuôi trồng thủy sản của thành phố. Trong khu vực có phường Yên Thanh là trung tâm đô thị phía Nam, vùng nuôi trồng thủy sản của thành phố.

+) Khu vực đô thị miền núi: Bao gồm 02 phường phía Bắc của thành phố là: Vàng Danh và Bắc Sơn. Dân số chiếm 18,3% toàn thành phố. Đặc điểm địa hình của vùng này là nhiều đồi núi bao quanh. Trong khu vực có mạng lưới sông, suối, khe, ao, hồ phân bố khá đều, nguồn nước tương đối dồi dào, đất đai tốt có thể phát triển trồng rừng sản xuất, trồng các cây ăn quả. Khu vực này có nhiều tài nguyên khoáng sản (than, đất, đá). Khu vực có phường Vàng Danh là trung tâm sản xuất than của Thành phố Uông Bí.

+) Khu vực nông thôn: Bao gồm 02 xã nông thôn mới của thành phố, gồm: xã Thượng Yên Công và xã Điền Công. Dân số chiếm 5,5% dân số toàn thành phố. Địa hình đặc trưng của khu vực này là vừa có đồi núi vừa có đồng bằng, được phân bổ đồng đều.Khu vực này có điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng các cây dược liệu quý. Đây là vùng có mức sống bình quân thấp nhất thành phố.

- Số lượng mẫu: Việc chọn mẫu điều tra được xây dựng trên cơ sở 04 khu vực trên. Sau khi khảo sát cho thấy 03 phường: Quang Trung, Yên Thanh, Vàng Danh; và 01 xã: Thượng Yên Công có tính chất đại diện cho từng khu vực tương ứng (về dân số, các hoạt động liên quan đến quản lý đất đai trong thực tế, về trình độ dân trí). Căn cứ chức năng nhiệm vụ của các phòng ban của UBND Thành phố có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai và căn cứ tỷ lệ dân số giữa các khu vực, tiến hành lựa chọn số lượng mẫu điều

tra tại 02 phòng ban và 04 phường, xã với số lượng phiếu điều tra được phân bổ như sau:

STT Đơn vị Tổng số phiếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số phiếu điều tra

Cán bộ, công chức Trưởng khu và người dân 1 Phòng TNMT Thành phố 6 6 - 2 Phòng QLĐT thành phố 5 5 - 3 P. Quang Trung 60 15 30 4 P. Yên Thanh 50 10 20 5 P. Vàng Danh 40 8 20

6 Xã Thượng Yên Công 30 7 10

Cộng 151 51 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 42)