0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Với Trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH (Trang 125 -127 )

5. Bố cục của luận văn

4.3.1. Với Trung ương

đai Đảng và Nhà nước ta đã và đang từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, đưa quyền sử dụng đất trở thành hàng hóa phù hợp với quy luật kinh tế thị trường; tạo cơ chế để người dân được tham gia vào hoạt động quản lý của Nhà nước, để tổ chức và cá nhân thực hiện quyền giám sát của mình từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về đất đai.

Mặc dù vậy trên thực tế vẫn đang tồn tại và tiếp tục nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai cần sớm được quan tâm giải quyết.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về đất đai Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, trước hết cần tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết sau:

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, tăng cường chế tài xử lý vi phạm pháp luật, đảm bảo đủ mạnh để răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật về đất đai;

- Hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai và hệ thống hồ sơ địa chính theo hướng hiện đại, tập trung, thống nhất trên phạm vi cả nước; chuyển dần các hoạt động đăng ký, giao dịch trong lĩnh vực đất đai sang giao dịch điện tử;

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, đảm bảo hài hòa các lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Nghiên cứu áp dụng các cơ chế tài chính để điều tiết phần giá trị gia tăng của đất được tạo nên do quy hoạch hoặc do việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách, nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước phục vụ mục đích công cộng;

- Nghiên cửu bỏ quy định về việc Chính phủ quy định khung giá đất vì khi hội nhập kinh tế thị trường thì nguyên tắc định giá đất là theo thị trường. Vả lại Luật Đất đai quy định: trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất. Như vậy, theo quy định của Luật, Chính phủ vẫn điều chỉnh khung giá đất khi giá đất trên thị trường có sự biến động, nói cách khác khung

giá đất phải phù hợp với thị trường, vì thế việc quy định khung giá đất trên thực tế cũng chỉ là hình thức;

- Nghiên cứu bỏ quy định khung về mức hỗ hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trong nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ (hỗ trợ bằng tiền không quá 5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương) vì như vậy sẽ dẫn đến việc mỗi tỉnh quy định một khác hoặc các tỉnh giáp ranh nhưng

có mức hỗ trợ rất khác nhau (đơn cử: ở Quảng Ninh mức hỗ trợ là từ 2-2,5 lần; ở Thái Bình là 1,5 lần; ở Hà Nam là 2 lần; ở Nam Định, Bắc Giang, Hưng Yên và Thái Nguyên là 3 lần, Hải Phòng và Bắc Ninh là 5 lần) gây bất bình đẳng về lợi ích giữa những người nông dân ở tỉnh này với tỉnh kia;

- Tại một số địa phương khi mà nông dân đang còn thiếu hoặc không có đất để canh tác thì một diện tích không nhỏ đất nông nghiệp lại được chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất mà hiệu quả sử dụng rất thấp, thậm chí đến nay còn bị bỏ hoang không sử dụng, vì vậy cần khắc phục tình trạng quy hoạch tràn lan, dàn trải, manh mún mang nặng tính cục bộ địa phương, gây lãng phí nguồn lực xã hội;

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo các tỉnh kiên quyết thu hồi đất, thu hồi Giấy phép đầu tư hoặc hủy bỏ chủ trương đầu tư đối với các dự án chậm triển khai hoặc chậm tiến độ đưa vào sử dụng khi đã hết thời hạn được gia hạn theo quy định của Luật Đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH (Trang 125 -127 )

×