0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH (Trang 79 -83 )

5. Bố cục của luận văn

3.2.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Quản lý tài chính về đất đai là nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, vì vậy công tác này luôn được Thành phố hết sức chú trọng.Quản lý tài chính về đất đai bao gồm quản lý giá đất và quản lý các nguồn thu ngân sách từ đất đai.

a. Công tác xây dựng bảng giá đất

Hàng năm, Thành phố đều thực hiện việc xây dựng bảng giá đất trình Ủy ban nhân Tỉnh quyết định (sau khi được Hội đồng nhân dân Tỉnh thông qua) để áp dụng cho năm sau. Bảng giá đất được xây dựng trên cơ sở rà soát tất cả các

mức giá đất và các vị trí giá đất, điều chỉnh lại các mức giá không còn phù hợp, bổ sung các mức giá đất tại các khu vực mới được đầu tư xây dựng hạ tầng. Hiện nay, Thành phố đang thực hiện Quyết định 3238/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND Tỉnh Quảng Ninh về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2019, trong đó quy định rất chi tiết bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố Uông Bí, việc rà soát hàng năm để trình UBND Tỉnh điều chỉnh cho phù hợp được thực hiện đảm bảo đúng quy trình, quy định tại Thông tư 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên môi trường.

Bảng 8: Kết quả của việc lấy ý kiến của cán bộ, công chức và người dân về việc thực hiện công khai bảng giá đất hàng năm

STT Đối tượng

ghi phiếu

Số lượng phiếu

ND 6.1: Ông/Bà có được UBND xã (phường) công khai về bảng giá đất hàng năm của Nhà

nước đưa ra hay không?

Không

SL % SL %

1 Cán bộ công chức 51 51 100.00 0 0.00

2 Trưởng khu dân cư 27 27 100.00 0 0.00

3 Người dân 73 65 89.04 8 10.96

Tổng số phiếu 151 143 94.70 8 5.30 (Được tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua kết quả điều tra cho thấy: 100% cán bộ công chức và trưởng khu dân cư được hỏi thì đều được công khai bảng giá đất hàng năm; còn người dân thì có 65/73 người, chiếm 89,04% đã được tham dự và được công khai, còn lại 08/73 người, chiếm 10,96% không được biết hoặc không quan tâm. Như vậy đánh giá về công tác công khai bảng giá đất hàng năm cho nhân dân được biết trên địa bàn thành phố Uông Bí đã được thực hiện rất tốt và bài bản.

Công tác xây dựng giá bồi thường về đất, giá khởi điểm đấu giá đất: Việc xác định giá bồi thường đất ở và giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất ở chủ yếu dựa vào mức giá trúng đấu giá của các thửa đất có địa thế

và các điều kiện tự nhiên, các yếu tố hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tương đồng với thửa đất cần định giá.

Đối với giá bồi thường đất nông nghiệp, việc xác định giá chủ yếu dùng phương pháp thu thập, được thực hiện trên cơ sở điều tra thông tin thu nhập của các hộ gia đình trong khu vực định giá và mức giá đất xác định trên cơ sở số liệu thống kê thu nhập và chi phí sản xuất trung bình trên địa bàn thực hiện dự án.

Trong những năm qua, công tác xây dựng bảng giá đất, xây dựng giá khởi điểm đấu giá đất ở và giá đất phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng luôn đáp ứng yêu cầu tổ chức đấu giá thu tiền sử dụng đất phục vụ nhiệm vụ đầu tư xây dựng và giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố.

Giá khởi điểm đấu giá đất và giá bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các dự án triển khai trên địa bàn hiện nay phần lớn đều do Thành phố tự xây dựng vì thế luôn đảm bảo tính kịp thời, phù hợp với thực tế thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

b. Công tác quản lý các nguồn thu ngân sách từ đất đai

Thành phố đã xây dựng Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất trên cơ sở Quy chế đấu giá của Chính phủ và Ủy ban nhân dân Tỉnh; ban hành quy định về trình tự, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Các cuộc đấu giá đều được tổ chức công khai, minh bạch, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Các hình thức đấu giá được vận dụng linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể đã phát huy tác dụng tích cực của đấu giá, hạn chế tối đa tình trạng thông đồng, "cò đất", “thỏa thuận ngầm”, tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Toàn bộ nguồn thu ngân sách từ giao đất, cho thuê đất được sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển, tuyệt đối không sử dụng để chi thường xuyên hoặc mua sắm trang, thiết bị.

Nguồn thu ngân sách từ giao đất, cho thuê đất được Thành phố phân bổ hợp lý giữa ngân sách Thành phố và ngân sách các xã, phường theo tỷ lệ: ngân sách Thành phố từ 80-90%; ngân sách xã, phường được hưởng từ 10-20% (theo cơ chế được HĐND Tỉnh và HĐND Thành phố quy định mức điều tiết cho từng địa phương). Phương thức điều tiết này đã có tác dụng khuyến khích, phát huy cao độ tính sáng tạo của các xã, phường trong việc chủ động khai thác triệt để các nguồn thu từ đất đai đồng thời thúc đẩy các xã, phường tích cực đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, phúc lợi xã hội, tăng cường các thiết chế văn hóa, … tại địa phương.

Bảng 9: Kết quả thu tiền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Uông Bí giai đoạn 2014 – 2017

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Năm kế hoạch Dự toán

Tỉnh giao Thực hiện Tỷ lệ % Năm 2014 60,000 73,381 122.30

Năm 2015 70,000 156,000 222.86

Năm 2016 90,000 122,000 135.56

Năm 2017 120,000 156,000 130.00

(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả thu - chi ngân sách Thành phố hàng năm từ 2014 - 2017, do phòng Tài chính Kế hoạch cung cấp)

Biểu đồ 6: So sánh kết quả thu tiền sử dụng đất GĐ 2014 - 2017

- 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 60,000 70,000 90,000 120,000 73,381 156,000 122,000 156,000 Dự toán Tỉnh giao Thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH (Trang 79 -83 )

×