0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH (Trang 43 -46 )

5. Bố cục của luận văn

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

(1) Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó: là cơ sở để thực hiện các nội dung khác trong công tác QLNN về đất đai và được xếp lên vị trí thứ nhất trong 15 nội dung QLNN về đất đai. Uỷ ban nhân dân các cấp căn cứ vào thẩm quyền của mình cụ thể hoá các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai của các cấp trên cho phù hợp với địa phương mình để thực hiện. Đối với nội dung này, cần nghiên cứu xem trong giai đoạn 2014 - 2017, UBND Thành phố đã chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân biết về Luật đất đai và những văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước như thế nào? Đã ban hành bao nhiêu văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố? Tình hình triển khai thực hiện các văn bản đó của các phòng, ban, ngành, UBND cấp xã trên địa bàn thành phố là như thế nào?

(2) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính: Căn cứ Luật đất đai và các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các bộ ngành liên quan để đánh giá công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện như thế nào? Những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện trên địa bàn thành phố Uông Bí.

(3) Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây

dựng giá đất: Số đơn vị hành chính đã được đo đạc? Chất lượng đo đạc? khả năng khai thác thông tin đối với kết quả khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất? Việc thực hiện điều tra xây dựng giá đất hàng năm được thực hiện như thế nào?

(4) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Số đơn vị hành chính đã được quy hoạch? Thực trạng công tác lập và quản lý quy hoạch trên địa bàn thành phố trong giai đoạn nghiên cứu? Chất lượng quy hoạch và kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm trên địa bàn thành phố trong giai đoạn nghiên cứu?

(5) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Tình hình thực hiện chính sách của Nhà nước về công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sự dụng đất? Giá đất hàng năm? Những vấn đề bất cập trong quá trình thực hiện ?

(6) Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất: Kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư khi thu hồi đất trong giai đoạn nghiên cứu? Giá đất hàng năm như thế nào? Những khó khăn, tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện?

(7) Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Quy trình thực hiện? Số liệu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong giai đoạn nghiên cứu như thế nào?

(8) Thống kê, kiểm kê đất đai:Thống kê, cập nhật, bổ sung thông tin đất đai trên địa bàn thành phố trong giai đoạn nghiên cứu?

(9) Xây dựng hệ thống thông tin đất đai: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là một trong những chủ trương và nhiệm vụ mang tính đột phá trong chiến lược hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đánh giá việc triển khai thực hiện công tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên địa bàn thành phố được triển khai thực hiện như thế nào.

(10) Quản lý tài chính về đất đai và giá đất: Kết quả công tác xây dựng bảng giá đất hàng năm? Công tác triển khai, quản lý và sử dụng nguồn thu ngân sách từ đất đai trên địa bàn thành phố như thế nào?

(11) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Nhằm quản lý chặt chẽ, uốn nắn kịp thời các sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, để các quyền và nghĩa vụ này được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

(12) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai:Đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quy định pháp luật về công tác quản lý nhà nước về đất đai? Thành phố đã thực hiện bao nhiêu cuộc? Tỉnh thực hiện bao nhiêu cuộc, liên quan đến bao nhiêu dự án trên địa bàn thành phố? Kết quả giải quyết, xử lý sai phạm như thế nào?

(13) Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai: Cách thức, hình thức tổ chức thực hiện? Số cuộc tuyên truyền, phổ biến giáo dục về đất đai trên địa bàn thành phố trong giai đoạn nghiên cứu? Số lượt người dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức được tuyên truyền, phổ biến?

(14) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai: Số vụ về tranh chấp đất đai? Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố trong giai đoạn nghiên cứu? Kết quả giải quyết?

(15) Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai: Đánh giá thực trạng, kết quả triển khai thực hiện các dịch vụ về đất đai trên địa bàn thành phố Uông Bí.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH (Trang 43 -46 )

×