Tình hình quản lý nhà nước về đất đai của thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 31)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1.1.Tình hình quản lý nhà nước về đất đai của thành phố Hồ Chí Minh

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1.1.Tình hình quản lý nhà nước về đất đai của thành phố Hồ Chí Minh

Là trung tâm kinh tế số một của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2095,2 km2 với dân số 8,445 triệu người với 19 quận nội thành, 5 huyện ngoại thành, 254 phường, 5 thị trấn và 58 xã. Nghị quyết số 01 tháng 9 năm 1992 của Bộ chính trị BCHTW Đảng khóa VIII đã đánh giá vị trí của Thành phố là: “…

Một trung tâm kinh tế lớn, trung tâm giao dịch quốc tế và du lịch của nước ta. Thành phố Hồ Chí Minh có một vị trí chính trị quan trọng sau Thủ đô Hà Nội”.

Là Thành phố đặc biệt, vì vậy công tác quản lý nhà nước về đất đai của thành phố Hồ Chí Minh có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh

tế của Thành phố, đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nhanh như hiện nay. Từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực và được đưa vào triển khai thực hiện, Thành ủy - UBND Thành phố đã ban hành hàng trăm văn bản về công tác Quản lý đất đai và quản lý quy hoạch nhằm thể chế hóa chính sách và pháp luật đất đai của đảng và nhà nước trên địa bàn. Trên cơ sở Quyết định 2631/QĐ- TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Thành phố đã chỉ đạo xây dựng, phê duyệt các Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, phê duyệt và chỉ đạo triển khai thực hiện các Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, qua đó, Thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn, đặc biệt là Thành phố đã ban hành Quyết định số 51/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 về ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí minh áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2019…

Hệ thống hồ sơ địa chính của Thành phố được xây dựng khá bài bản, toàn Thành phố đã được đo đạc và thành lập bản đồ địa chính chính quy ở các tỷ lệ 1/500 và 1/1000 (1/500 ở các quận nội thành và 1/1000 ở các huyện ngoại thành). Thành phố cũng đã được xây dựng quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu giai đoạn 2011 đến 2015, kỳ cuối giai đoạn 2016 – 2020 và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của Thành phố đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Nhìn chung các văn bản của Thành ủy và UBND Thành phố đã góp phần ổn định công tác Quản lý đất đai ở địa phương. Từ khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành rồi đến Luật đất đai 2013 mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện Luật và các Nghị định của Chính phủ liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về đất đai, đô thị ở Thành phố cũng có nhiều bức xúc, phức tạp. Thị trường bất động sản trong khu vực Thành phố có chiều hướng “trầm lắng” do nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là yếu tố đầu cơ của một số tổ chức và cá nhân.

Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành chưa đồng bộ và chưa có khả năng đáp ứng được yêu cầu của tình hình thực tế xã hội hiện nay.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng

Là thành phố cảng quan trọng của vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, thành phố Hải phòng có diện tích 1.526,3 km2 và dân số là 1.793 triệu người với 5 quận, 1 thị xã và 8 huyện; 57 phường, 9 thị trấn, 152 xã. Trong nhiều năm qua, quản lý nhà nước về đất đai ở Thành phố có nhiều vấn đề phức tạp. Đặc biệt là nơi có nhiều điểm nóng khiếu kiện tranh chấp đất đai gay gắt. Nguyên nhân cơ bản là do giá đất bị đẩy lên rất cao, trong khi Thành phố chưa có biện pháp kiên quyết để ngăn chặn kịp thời tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai. Đặc biệt tình trạng tự chuyển mục đích sử dụng đất khác thành đất ở, mua bán đất đai trái quy định của pháp luật diễn ra khá phổ biến. Hệ thống hồ sơ địa chính không được lưu trữ đầy đủ và cập nhật thường xuyên. Vì vậy công tác QLNN về đất đai gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu thông tin pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất làm cơ sở để thực hiện giao đất, đền bù thiệt hại về đất và xử lý vi phạm trong quản lý sử dụng đất.

Ngày 11/10/1994 Thành phố đã thành lập Sở Địa chính nhà đất để thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Thành phố.

Ngày 19/10/2005, Văn phòng Đăng ký đất đai được thành lập với chức năng giúp Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Hải Phòng thực hiện nhiệm vụ đăng ký, chỉnh lý biến động, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ đó, hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai đi vào hoạt động ổn định, nhất là từ năm 2013 đến nay đã tạo ra sự thống nhất trong quản lý nhà nước về đất đai, kịp thời khắc phục được tối đa những sai sót, chồng chéo, đảm bảo chặt chẽ, chính xác, tránh được những sai phạm, từ đó hạn chế các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, nhất là các vụ việc phức tạp, kéo dài.

số 12/NQ-HĐND thông qua điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 – 2020) của Thành phố Hải Phòng, quy hoạch xác định rõ diện tích, cơ cấu các loại đất; diện tích chuyển mục đích sử dụng đất, diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích và phân bổ diện tích các loại đất trong kỳ kế hoạch. Theo Quy hoạch, đến năm 2020, Thành phố Hải Phòng có 8.450 ha đất xây dựng khu công nghiệp, 1.908 ha đất xây dựng cụm công nghiệp, 795 ha đất cho hoạt động khoáng sản, 20.537 ha đất khu du lịch… Cũng như một số tỉnh, thành phố phía Bắc, công tác Quản lý đất đai của Thành phố sau khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực cơ bản dần ổn định và đi vào quy củ hơn. Tuy nhiên, việc khai thác sử dụng đất còn kém hiệu quả và việc triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất còn chậm, do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng có nhiều vướng mắc, thị trường bất động sản khá trầm lắng. Từ những năm 2010 đến nay, công tác triển khai cấp GCN QSDĐ vẫn còn chậm cả về đất ở và đất cho các tổ chức sử dụng đất, đây là một nhược điểm lớn của quản lý nhà nước về đất đai ở Thành phố Hải Phòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 31)