Một số nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 35)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3. Một số nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài luận văn

Trong những năm qua, chủ đề công tác “Quản lý nhà nước về đất đai” đã thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách, bởi đất đai luôn là nguồn lực quý hiếm và quan trọng đối với sự phát triển của mọi quốc gia.

Ở nước ta, Luật đất đai quy định “Đất đai được xác định là chủ sở hữu toàn dân, Nhà nước là cơ quan đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Các nghiên cứu về đất đai đã tiếp cận trên nhiều nội dung và cấp độ khác nhau, như: về công tác sử dụng, quản lý, về phân tích các thành phần lý, hóa tính của đất và về vấn đề sử dụng, quản lý các loại đất, nhóm đất,… trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội (trong Nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng…). Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai cũng có nhiều nghiên cứu với các tiếp cận khác nhau, như vấn đề giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hiệu quả sử dụng đất,… Nhiều nghiên cứu đã được công bố dưới dạng kỷ yếu, hội thảo khoa học, sách, luận văn, luận án và các bài biết trên các tạp chí…

Vấn đề quản lý đất đai trên thực tế đã có nhiều tác giả nghiên cứu, thể hiện ở nhiều công trình nghiên cứu khoa học các cấp, các bài viết trên các tạp chí và hội thảo quốc gia, quốc tế, sách chuyên khảo, tham khảo. Một số các công trình tiêu biểu sau:

- Cuốn sách của tác giả Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007): “Quản lý nhà nước về đất đai ”, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội đã cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở

Việt Nam; chỉ rõ phương pháp, nội dung và công cụ quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, cuốn sách này đề cập đến nội dung cơ bản của luật đất đai năm 2003. Thực tế hiện nay, khi luật đất đai năm 2013 đã được thực thi, cần có những nghiên cứu thực tiễn trong điều kiện mới ở một địa phương cụ thể.

- Nguyễn Thị Thái (2011), “Quản lý nhà nước đối với các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại. Luận văn đã khái quát cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư bất động sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ đó đưa ra những giải pháp quản lý nhà nước địa phương đối với các dự án đầu tư bất động sản của tỉnh đến năm 2015, tầm nhìn2020.

- Tác giả Hoàng Nguyệt Ánh (2011) vời đề tài “Nghiên cứu giá đất ở phục vụ công tác quản lý tài chính về đất đai và phát triển thị trường bất động sản tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn”, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên. Tác giả đã tổng hợp cơ sở lý luận và phương pháp xác định giá đất, phân tích tác động của giá đất đối với công tác quản lý tài chính đất đai và phát triển thị trường bất động sản tại thành phố Lạng Sơn, từ đó đề xuất một số giải pháp về giá đất ở đô thị phục vụ công tác quản lý tài chính đất đai và phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn nghiên cứu.

- Cuốn sách của tác giả Nguyễn Đình Bồng (2012), “quản lý đất đai ở ViệtNam 1945 - 2010), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia đã đề cập đến vấn đề quản lý đất đai ở Việt Nam qua các thời kỳ từ Phong kiến và Pháp thuộc cho đến năm 2010, đặc biệt là giai đoạn 1986 - 2010. Mặc dù vậy, trong bối cảnh hiện nay khi mà luật đất đai 2013 có hiệu lực cần tìm hiểu và áp dụng vào quản lý đất đai thuộc một địa bàn cụ thể nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của tác giả Nguyễn Khắc Thái Sơn (2006), “Đánh giá thực trạng và những giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Trường Đại học Nông lâm. Đề tài đã hệ thống hóa những đặc trưng cơ bản của quản lý nhà nước

về đất đai, làm rõ những quan hệ trong quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnhThái Nguyên; xây dựng và đánh giá quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Đồng Hỷ bằng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, từ đó đề xuất biện pháp quản lý thích hợp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp huyện.

- Nguyễn Hữu Hoan (2014), “Quản lý nhà nước đối với quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội”. Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Thương mại của tác giả Nguyễn Đức Quý (2014), “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”. Hai công trình đều tập trung nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn khác nhau thuộc hai huyện của thành phố Hà Nội. Các tác giả đã chỉ rõ được thực trạng quản lý nhà nước về đất đai, đánh giá được những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế từ đó làm cơ sở cho định hướng và những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đất đai tại địa phương.

Tóm lại, có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước về đất đai ở nhiều địa phương khác nhau. Mỗi đề tài đều đề cập đến một địa phương cụ thể, nhìn chung đều đã chỉ ra những bất cập nhất định trong công tác quản lý đất đai và trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân và những giải pháp nhằm tăng cường quản lý đất đai tại địa bàn nghiên cứu. Bên cạnh đó, các đề tài nghiên cứu này chỉ đề cập đến khoảng thời gian trước năm 2013, thời điểm luật đất đai năm 2013 chưa có hiệu lực thi hành. Nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai đối với địa bàn thành phố Uông Bí, cần tập trung vào những vấn đề sau:

+) Cần làm rõ những điểm mới trong luật đất đai năm 2013 trong nghiên cứu để thấy được những điều chỉnh về mặt pháp lý trong quản lý đất đai từ cấp Trung ương đến địa phương. Cụ thể là những điểm mới trong quản lý đất đai tại thành phố Uông Bí.

Quảng Ninh nói chung và thành phố Uông Bí nói riêng đến công tác quản lý đất đai tại đây.

+) Cần làm rõ thực trạng quản lý đất đai tại thành phố Uông Bí, những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục, nguyên nhân của nó và những giải pháp khả thi đưa ra.

Như vậy, đề tài nghiên cứu về quản lý đất đai ở các địa phương có nhiều tác giả đã đề cập, tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu phân tích quản lý về đất đai trên địa bàn thành phố Uông Bí. Vì vậy, trong luận văn này, tác giả đã tiếp tục kế thừa có chọn lọc những nghiên cứu trước đó và tập trung vào vấn đề cơ bản trong quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Uông Bí nhằm góp phần vào sự phát triển chung của thành phố.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai tại Thành phố Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh như thế nào?

Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến QLNN về đất đai ở thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh?

Câu hỏi 3: Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai tại Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninhcần có những giải pháp như thế nào?

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận thể chế: tiếp cận từ các qui định của pháp luật và các chính sách về quản lý đất đai của Nhà nước và các quy định của địa phương;

- Tiếp cận hệ thống: đặt đối tượng nghiên cứu cụ thể trong mối quan hệ tác động qua lại với các đối tượng khác một cách có hệ thống. Việc tiếp cận hệ thống về quản lý đất đai được thực hiện theo 2 hướng, đó là:

+ Tiếp cận theo chiều dọc; + Tiếp cận theo chiều ngang.

- Tiếp cận kết hợp từ “dưới lên và trên xuống”: sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp kết hợp sử dụng các tài liệu, nguồn tư liệu chung.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Việc thu thập số liệu bao gồm sưu tầm và thu thập các tài liệu, thông tin liên quan đã được công bố, những thông tin mới trong phạm vi Thành phố và tại các điểm điều tra khảo sát.

2.2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

- Sử dụng các tài liệu đã được công bố của các cơ quan chuyên môn như Chi cục Thống kê, Thanh tra Thành phố, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý đô thị, phòng Kinh tế,…; các báo cáo của UBND Thành phố và của các xã, phường;

- Báo cáo tổng kết của các cơ quan chuyên môn của Thành phố;

- Nguồn số liệu, thông tin đăng trên các tạp chí, sách báo; các công trình nghiên cứu của các chuyên gia; các báo cáo khoa học, thông tin trên website,…

2.2.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

- Xây dựng phiếu điều tra, tiến hành chọn mẫu điều tra để đánh giá một cách khách quan về thực trạng công tác quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Uông Bí.

- Mục đích điều tra:điều tra cán bộ, công chức, viên chức và người dân nhằm thu thập thông tin về tình hình sử dụng đất đai và ý kiến, phản hồi về công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Thành phố Uông Bí trong những năm qua, để làm rõ hơn nội dung nghiên cứu.

- Đối tượng điều tra: Cán bộ, công chức (CBCC) làm việc tại phòng Tài nguyên môi trường và phòng Quản lý đô thị thuộc UBND Thành phố; CBCC làm việc tại UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố (gồm:Cán bộ địa chính, thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, công chức văn phòng - thống kê, văn hoá - xã hội, tư pháp - hộ tịch, công an khu vực); Trưởng khu và đại diện một số người dân của một số khu dân cư thuộc các xã, phường.

- Phương pháp điều tra: sử dụng bảng hỏi.

- Nội dung điều tra: giới hạn một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Uông Bí (theo phiếu điều tra).

- Cơ sở chọn mẫu điều tra: Thành phố Uông Bí có 09 phường và 02 xã. Căn cứ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Uông Bí, được chia thành 04 khu vực rõ rệt, gồm:

+) Khu vực đô thị trung du: bao gồm các phường: Quang Trung, Thanh Sơn, Trưng Vương. Đặc điểm địa hình của khu vực này là gồm có cả đồng bằng và đồi núi, dân cư sinh sống tập trung đông, với tỷ lệ chiếm khoảng 50,7% dân số toàn thành phố. Đây là khu vực trung tâm công nghiệp, dịch vụ, thương mại của thành phố. Trong khu vực có phường Quang Trung là trung tâm văn hóa,

kinh tế - xã hội của toàn thành phố.

+) Khu vực đô thị đồng bằng: chạy dọc theo quốc lộ 18A và quốc lộ 10, bao gồm các phường: Nam Khê, Yên Thanh, Phương Nam, Phương Đông. Đặc điểm địa hình của khu vực này tương đối bằng phẳng, dân cư sinh sống tập trung với tỷ lệ chiếm khoảng 36,5% dân số toàn thành phố. Đây là vùng sản xuất lúa, trồng cây ăn quả đặc sản và vùng nuôi trồng thủy sản của thành phố. Trong khu vực có phường Yên Thanh là trung tâm đô thị phía Nam, vùng nuôi trồng thủy sản của thành phố.

+) Khu vực đô thị miền núi: Bao gồm 02 phường phía Bắc của thành phố là: Vàng Danh và Bắc Sơn. Dân số chiếm 18,3% toàn thành phố. Đặc điểm địa hình của vùng này là nhiều đồi núi bao quanh. Trong khu vực có mạng lưới sông, suối, khe, ao, hồ phân bố khá đều, nguồn nước tương đối dồi dào, đất đai tốt có thể phát triển trồng rừng sản xuất, trồng các cây ăn quả. Khu vực này có nhiều tài nguyên khoáng sản (than, đất, đá). Khu vực có phường Vàng Danh là trung tâm sản xuất than của Thành phố Uông Bí.

+) Khu vực nông thôn: Bao gồm 02 xã nông thôn mới của thành phố, gồm: xã Thượng Yên Công và xã Điền Công. Dân số chiếm 5,5% dân số toàn thành phố. Địa hình đặc trưng của khu vực này là vừa có đồi núi vừa có đồng bằng, được phân bổ đồng đều.Khu vực này có điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng các cây dược liệu quý. Đây là vùng có mức sống bình quân thấp nhất thành phố.

- Số lượng mẫu: Việc chọn mẫu điều tra được xây dựng trên cơ sở 04 khu vực trên. Sau khi khảo sát cho thấy 03 phường: Quang Trung, Yên Thanh, Vàng Danh; và 01 xã: Thượng Yên Công có tính chất đại diện cho từng khu vực tương ứng (về dân số, các hoạt động liên quan đến quản lý đất đai trong thực tế, về trình độ dân trí). Căn cứ chức năng nhiệm vụ của các phòng ban của UBND Thành phố có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai và căn cứ tỷ lệ dân số giữa các khu vực, tiến hành lựa chọn số lượng mẫu điều

tra tại 02 phòng ban và 04 phường, xã với số lượng phiếu điều tra được phân bổ như sau:

STT Đơn vị Tổng số phiếu

Số phiếu điều tra

Cán bộ, công chức Trưởng khu và người dân 1 Phòng TNMT Thành phố 6 6 - 2 Phòng QLĐT thành phố 5 5 - 3 P. Quang Trung 60 15 30 4 P. Yên Thanh 50 10 20 5 P. Vàng Danh 40 8 20

6 Xã Thượng Yên Công 30 7 10

Cộng 151 51 100

Bảng 1: Phân bổ phiếu điều tra

2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu

- Sau khi thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu, tiến hành kiểm tra phiếu điều tra để bổ sung các thông tin còn thiếu hoặc chưa đầy đủ; phân loại các nguyên nhân theo tiêu thức nghiên cứu;

- Tổng hợp, xử lý thông tin từ kết quả điều tra theo các tiêu chí phân tích; - Xây dựng cơ sở dữ liệu và số liệu, sử dụng phần mềm EXCEL và các phần mềm hỗ trợ khác để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết như: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, cơ cấu, ...

2.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp mô tả và phân tích thống kê: Thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu phản ánh về thực trạng công tác quản lý và phân tích số liệu điều tra thống kê sẽ tiến hành mô tả thực trạng công tác quản lý đất đai trên địa bàn Thành phố và mối quan hệ giữa các phòng, ban, cơ quan chức năng của Thành phố với các xã, phường.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình biến động của dãy số theo thứ tự thời gian và không gian, trong đó gồm cả so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối giữa các năm đối với sự biến động về diện tích các loại đất. Từ đó đánh giá thực trạng về công tác quản lý đất đai trên địa bàn Thành phố.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

(1) Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó: là cơ sở để thực hiện các nội dung khác trong công tác QLNN về đất đai và được xếp lên vị trí thứ nhất trong 15 nội dung QLNN về đất đai. Uỷ ban nhân dân các cấp căn cứ vào thẩm quyền của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)