0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Kinh nghiệm quản lý đất đai ở thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH (Trang 31 -32 )

5. Bố cục của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1.3. Kinh nghiệm quản lý đất đai ở thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và là đô thị trung tâm vùng trung du miền núi Bắc Bộ, có 28 đơn vị hành chính, với dân số hơn 33 vạn người, tổng diện tích tự nhiên gần 190 km2. Thành phố Thái Nguyên là một trong những trung tâm công nghiệp và giáo dục đào tạo của cả nước, có đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, là vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng.

Thành phố Thái Nguyên đã và đang tập trung xây dựng và phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt. Công tác cải tạo, chỉnh trang các khu chức năng cũ chủ yếu được tập trung ở 18 phường nội thành với quy mô khoảng 6.080 ha. Các xí nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường sẽ dần được di chuyển vào các khu công nghiệp. Một số nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải rắn đã được di dời ra khỏi khu vực trung tâm Thành phố. Trong những năm qua, thành phố đã tập

trung các nguồn lực để hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển mạng lưới đô thị và điểm dân cư tập trung theo hướng hiện đại. Đặc biệt là các khu đô thị mới hai bên bờ sông Cầu sẽ là điểm nhấn để phát triển Thành phố bên bờ sông.

Theo định hướng quy hoạch chung đô thị đến năm 2020, Thành phố tập trung phát triển bốn khu vực là: khu Trung tâm, khu phía Bắc, khu phía Nam và khu phía Tây.

Khu vực Trung tâm đang được quy hoạch theo hướng khai thác cảnh quan hai bên bờ sông Cầu với nhiều dự án quy mô lớn như: dự án Trung tâm Dịch vụ tổng hợp sông Cầu với diện tích trên 10.000m2 sàn, gồm 1 khách sạn 5 sao, khu vui chơi giải trí cao cấp; dự án Trung tâm Thương mại với kiến trúc tòa tháp đôi cao 17 tầng, …

Khu vực phía Bắc tập trung mở rộng sang xã Cao Ngạn và xã Đồng Bẩm, với các phân khu chức năng theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại.

Phía Nam sẽ phát triển đến hết xã Lương Sơn với việc xây dựng các khu ở mới kết hợp với khu ở hiện nay, dành quỹ đất phía Đông xã Lương Sơn giáp sông Cầu để xây dựng khu du lịch sinh thái.

Khu vực phía Tây được quy hoạch thành khu Trung tâm hành chính mới của Tỉnh với diện tích trên 2.000ha, mở rộng Đại học Thái Nguyên, cụm công nghiệp công nghệ cao và xây dựng bến xe khách mới.

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng được tập trung chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả. Đến nay, gần như toàn bộ khu vực nội thị đã được lập quy hoạch chi tiết; các xã ngoại thị đều đã và đang được lập quy hoạch chi tiết Khu trung tâm. Việc quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch đang đi dần vào nề nếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH (Trang 31 -32 )

×