Quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 109 - 111)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2.2.Quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung căn bản của công tác quản lý đất đai. Trong quy trình quản lý đất đai, quy hoạch sử dụng đất là khâu đầu tiên. Trong quá trình chuyển đất đai từ nguồn tài nguyên sang nguồn vốn, quy hoạch đóng vai trò chuyển dịch đất đai từ nguồn tài nguyên thành nguồn lực.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ảnh hưởng rất lớn đến công tác giao đất, cho thuê đất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được triển khai đồng bộ sẽ đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và làm cơ sở để có chính sách quản lý đất đai hợp lý, hiệu quả.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải mang tính chiến lược, gắn liền khai thác, sử dụng đất với bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, đảm bảo phát triển bền vững. Các phương án quy hoạch sử dụng đất phải được lồng ghép với các nhiệm vụ phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng - an ninh, với công tác dự báo và xác định nhu cầu sử dụng đất.

Thời gian qua, quy hoạch sử dụng đất của Thành phố vẫn còn một số tồn tại cần phải giải quyết như: quy hoạch còn thiên về sắp xếp các loại đất cho mục tiêu quản lý hành chính, chưa tính toán đầy đủ về hiệu quả kinh tế và phát

triển bền vững trong sử dụng đất, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ và cải thiện môi trường, chưa bảo đảm phát huy cao nhất tiềm năng đất đai. Tồn tại lớn nhất là hiện tượng quy hoạch “treo” còn khá phổ biến. Do vậy, trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Việc quản lý thực hiện quy hoạch sử dụng đất cần phải được chú trọng hơn; phân cấp trách nhiệm trong quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phải rõ ràng, tránh sự chồng chéo giữa các ngành, giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch chung đô thị.

Cần rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc ngoài thực địa và công khai về diện tích đất trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; đánh giá thực trạng sử dụng đất khu công nghiệp nhằm hạn chế đến mức tối đa việc chuyển đất trồng lúa sang đất khu công nghiệp; quy hoạch sử dụng đất đô thị theo hướng bố trí sử dụng đất hợp lý, nâng cao hệ số sử dụng đất; ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng để tạo động lực thực hiện đồng bộ quy hoạch chung đô thị.

Cần tăng cường công tác điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu, chất lượng công tác dự báo nhằm nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất; đầu tư hoàn thiện hệ thống thông tin về đất đai, tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến trong kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai.

Đẩy mạnh việc khoanh nuôi, bảo vệ, trồng mới rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, trồng rừng ngập ven sông và trồng cây xanh phân tán trong các khu vực phát triển đô thị, khu công nghiệp. Đầu tư các công trình xử lý chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, bệnh viện, khu dân cư đô thị. Có kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất các trường hợp không có trong kế họach sử dụng đất.

thực hiện dự án của chủ đầu tư, nhằm đảm bảo dự án được triển khai đúng tiến độ và khả thi.

Từng năm, từng giai đoạn phải tiến hành kiểm tra, giám sát và đánh giá tác động của việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội, môi trường, …Để kịp thời bổ sung, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 109 - 111)