Biến động về đất Phi nông nghiệp trong giai đoạn 2014 – 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 77)

0.00 2000.00 4000.00 6000.00 8000.00 10000.00 12000.00 14000.00 Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất nông nghiệp khác 3474.54 12664.59 1461.30 10.56 4405.66 13527.79 1561.08 15.05 Diện tích đầu kỳ, năm 2014 Diện tích cuối kỳ, năm 2017 Diện tích đầu kỳ, năm 2014 Diện tích cuối kỳ, năm 2017 0.00 1000.00 2000.00 3000.00 4000.00 5000.00 6000.00 7000.00 A xi s Ti tl e Diện tích: ha Diện tích (ha)

Biểu đồ 5: Biểu đồ tổng hợp biến động các loại đất đai giai đoạn 2014 - 2017

3.2.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là một trong những chủ trương và nhiệm vụ mang tính đột phá trong chiến lược hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước về đất đai. Thực hiện Thông tư số 34/2014/TT-BTNMTcủa Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai, cùng với các chỉ đạo của Tỉnh, ngành TN&MT trong toàn tỉnh đã tích cực triển khai dự án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở quản lý đất đai toàn tỉnh đến năm 2020. Với mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong phạm vi toàn tỉnh.

Từ tháng 4/2014, Thành phố Uông Bí là một trong hai địa phương được Tỉnh Quảng Ninh lựa chọn để triển khai việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Theo đó, Thành phố đã được Tỉnh trang bị thiết bị phần cứng, phần mềm thương mại, như: Máy chủ đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, máy tính xách tay phục vụ quản trị hệ thống, máy tính để bàn, phần mềm thương mại cho các địa phương. Trên cơ sở đó, Thành phố đã đưa vào vận hành khai thác, sử dụng hữu ích, hầu hết các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đã được tác nghiệp

Nhóm đất nông nghiệp

Nhóm đất phi nông nghiệp

Nhóm đất chưa sử dụng 19600.43 4886.68 1059.66 19509.56 5053.71 983.14 Diện tích đầu kỳ, năm 2014 Diện tích cuối kỳ, năm 2017

trực tiếp trên cơ sở dữ liệu trong môi trường hiện đại đã giảm thiểu thời gian thực hiện thủ tục hành chính, việc công khai, minh bạch đã được khẳng định rõ ràng, cơ sở dữ liệu địa chính được thường xuyên cập nhật đảm bảo tính chính xác và thống nhất.

Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai công khai, minh bạch hoá quy trình xử lý hồ sơ thủ tục đất đai theo mô hình một cửa; giảm thời gian tập hợp số liệu; giải quyết được tình trạng thiếu số liệu cụ thể; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý, khai thác dữ liệu đất đai; cung cấp thông tin làm cơ sở để hoạch định và thực hiện chính sách. Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai hiện còn một số khó khăn như: Cơ sở dữ liệu chưa cập nhật đầy đủ, nhất là các khu vực dự án mới; công tác đo đạc được thực hiện bằng phương pháp thủ công, nên kết quả chỉnh lý dữ liệu không gian đạt kết quả chưa cao; việc kết nối mạng giữa văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của thành phố với Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh chưa được ổn định.

Tính đến hết năm 2017, công tác đo đạc bản đồ địa chính đang được triển khai theo tiến độ. Thành phố Uông Bí đã đo vẽ bản đồ được 6.128ha, chuyển hệ tọa độ 1.345 mảnh, chỉnh lý được 7.239 thửa… Từ kết quả trên, thành phố sẽ sử dụng làm tài liệu căn cứ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân.

3.2.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Quản lý tài chính về đất đai là nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, vì vậy công tác này luôn được Thành phố hết sức chú trọng.Quản lý tài chính về đất đai bao gồm quản lý giá đất và quản lý các nguồn thu ngân sách từ đất đai.

a. Công tác xây dựng bảng giá đất

Hàng năm, Thành phố đều thực hiện việc xây dựng bảng giá đất trình Ủy ban nhân Tỉnh quyết định (sau khi được Hội đồng nhân dân Tỉnh thông qua) để áp dụng cho năm sau. Bảng giá đất được xây dựng trên cơ sở rà soát tất cả các

mức giá đất và các vị trí giá đất, điều chỉnh lại các mức giá không còn phù hợp, bổ sung các mức giá đất tại các khu vực mới được đầu tư xây dựng hạ tầng. Hiện nay, Thành phố đang thực hiện Quyết định 3238/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND Tỉnh Quảng Ninh về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2019, trong đó quy định rất chi tiết bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố Uông Bí, việc rà soát hàng năm để trình UBND Tỉnh điều chỉnh cho phù hợp được thực hiện đảm bảo đúng quy trình, quy định tại Thông tư 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên môi trường.

Bảng 8: Kết quả của việc lấy ý kiến của cán bộ, công chức và người dân về việc thực hiện công khai bảng giá đất hàng năm

STT Đối tượng

ghi phiếu

Số lượng phiếu

ND 6.1: Ông/Bà có được UBND xã (phường) công khai về bảng giá đất hàng năm của Nhà

nước đưa ra hay không?

Không

SL % SL %

1 Cán bộ công chức 51 51 100.00 0 0.00

2 Trưởng khu dân cư 27 27 100.00 0 0.00

3 Người dân 73 65 89.04 8 10.96

Tổng số phiếu 151 143 94.70 8 5.30 (Được tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua kết quả điều tra cho thấy: 100% cán bộ công chức và trưởng khu dân cư được hỏi thì đều được công khai bảng giá đất hàng năm; còn người dân thì có 65/73 người, chiếm 89,04% đã được tham dự và được công khai, còn lại 08/73 người, chiếm 10,96% không được biết hoặc không quan tâm. Như vậy đánh giá về công tác công khai bảng giá đất hàng năm cho nhân dân được biết trên địa bàn thành phố Uông Bí đã được thực hiện rất tốt và bài bản.

Công tác xây dựng giá bồi thường về đất, giá khởi điểm đấu giá đất: Việc xác định giá bồi thường đất ở và giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất ở chủ yếu dựa vào mức giá trúng đấu giá của các thửa đất có địa thế

và các điều kiện tự nhiên, các yếu tố hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tương đồng với thửa đất cần định giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với giá bồi thường đất nông nghiệp, việc xác định giá chủ yếu dùng phương pháp thu thập, được thực hiện trên cơ sở điều tra thông tin thu nhập của các hộ gia đình trong khu vực định giá và mức giá đất xác định trên cơ sở số liệu thống kê thu nhập và chi phí sản xuất trung bình trên địa bàn thực hiện dự án.

Trong những năm qua, công tác xây dựng bảng giá đất, xây dựng giá khởi điểm đấu giá đất ở và giá đất phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng luôn đáp ứng yêu cầu tổ chức đấu giá thu tiền sử dụng đất phục vụ nhiệm vụ đầu tư xây dựng và giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố.

Giá khởi điểm đấu giá đất và giá bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các dự án triển khai trên địa bàn hiện nay phần lớn đều do Thành phố tự xây dựng vì thế luôn đảm bảo tính kịp thời, phù hợp với thực tế thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

b. Công tác quản lý các nguồn thu ngân sách từ đất đai

Thành phố đã xây dựng Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất trên cơ sở Quy chế đấu giá của Chính phủ và Ủy ban nhân dân Tỉnh; ban hành quy định về trình tự, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Các cuộc đấu giá đều được tổ chức công khai, minh bạch, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Các hình thức đấu giá được vận dụng linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể đã phát huy tác dụng tích cực của đấu giá, hạn chế tối đa tình trạng thông đồng, "cò đất", “thỏa thuận ngầm”, tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Toàn bộ nguồn thu ngân sách từ giao đất, cho thuê đất được sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển, tuyệt đối không sử dụng để chi thường xuyên hoặc mua sắm trang, thiết bị.

Nguồn thu ngân sách từ giao đất, cho thuê đất được Thành phố phân bổ hợp lý giữa ngân sách Thành phố và ngân sách các xã, phường theo tỷ lệ: ngân sách Thành phố từ 80-90%; ngân sách xã, phường được hưởng từ 10-20% (theo cơ chế được HĐND Tỉnh và HĐND Thành phố quy định mức điều tiết cho từng địa phương). Phương thức điều tiết này đã có tác dụng khuyến khích, phát huy cao độ tính sáng tạo của các xã, phường trong việc chủ động khai thác triệt để các nguồn thu từ đất đai đồng thời thúc đẩy các xã, phường tích cực đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, phúc lợi xã hội, tăng cường các thiết chế văn hóa, … tại địa phương.

Bảng 9: Kết quả thu tiền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Uông Bí giai đoạn 2014 – 2017

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Năm kế hoạch Dự toán

Tỉnh giao Thực hiện Tỷ lệ % Năm 2014 60,000 73,381 122.30

Năm 2015 70,000 156,000 222.86

Năm 2016 90,000 122,000 135.56

Năm 2017 120,000 156,000 130.00

(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả thu - chi ngân sách Thành phố hàng năm từ 2014 - 2017, do phòng Tài chính Kế hoạch cung cấp)

Biểu đồ 6: So sánh kết quả thu tiền sử dụng đất GĐ 2014 - 2017

- 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 60,000 70,000 90,000 120,000 73,381 156,000 122,000 156,000 Dự toán Tỉnh giao Thực hiện

3.2.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất dụng đất

Công tác Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nhằm quản lý chặt chẽ, uốn nắn kịp thời các sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, để các quyền và nghĩa vụ này được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp, nhất là đất nuôi trồng thuỷ sản và đất rừng sản xuất thường xuyên được kiểm tra, rà soát; tình trạng lấn chiếm đất hồ, đầm, đất rừng làm nhà ở; xây dựng nhà cửa và các công trình trái phép trên đất trang trại, đất nông nghiệp; việc sử dụng trái phép hành lang chân đê xây dựng công trình phục vụ sản xuất, tổ chức các hoạt động dịch vụ hoặc tự chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, v.v... đã cơ bản được xử lý và ngăn chặn. Tuy nhiên hiện vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp vi phạm dù đã được phát hiện nhưng chưa được xử lý nghiêm túc; các biện pháp cưỡng chế buộc người vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đai hầu như chưa được áp dụng, vì vậy ít có tác dụng răn đe, cảnh báo đối tượng vi phạm.

Tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ vụ tài chính vẫn thường xuyên xảy ra. Cập nhật biến động về đất đai còn nhiều bất cập do thiếu sự phối hợp giữa cơ quan quản lý đất đai với cơ quan thuế và Ủy ban nhân dân các xã, phường, đã gây thất thu đáng kể cho ngân sách, nhất là đối với các trường hợp người địa phương khác mua đất tại Thành phố.

3.2.12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Trong hoạt động quản lý dịch vụ công về đất đai, thời kỳ thực hiện Luật Đất đai năm 2003, việc quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai gặp rất nhiều khó khăn do chưa có bộ phận chuyên trách trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, những năm gần đây, từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực, công tác này đã có những chuyển biến tích cực khi thành phố triển

khai thực cơ chế “một cửa”, đến hết tháng 11 năm 2015, Uỷ ban nhân dân thành phố Uông Bí là một trong 4 địa phương trong toàn tỉnh đã thực hiện thí điểm xây dựng và đưa bộ phận "Tiếp nhận và chả kết quả hiện đại" tại 11/11 xã, phường vào hoạt động, để trực tiếp tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân theo hướng "công khai - minh bạch - đúng pháp luật - nhanh gọn - hiệu quả" cho người dân, tại đây người dân được hướng dẫn để thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; tư vấn giải thích rõ mọi thắc mắc về luật đất đai. Các giao dịch về đất đai của các tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận và giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Các hiện tượng gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân đã được nghiêm khắc xử lý. Uy tín của bộ máy quản lý nhà nước cũng như của đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước đã được nâng lên rõ rệt. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo được quan tâm thực hiện, xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai như sử dụng đất không đúng mục đích, tranh chấp, lấn chiếm,... Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, khi mà giá trị đất đai ngày càng tăng lên, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích,... đang có chiều hướng tăng dần cần được ngăn chặn kịp thời, chính vì vậy việc giải quyết dứt điểm các tranh chấp, đơn thư khiếu nại, các vụ việc vi phạm pháp luật về đất đai là hết sức cần thiết, tạo tiền đề cho nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ về đất đai, việc cấp giấy chứng nhận, chuyển mục đích sử dụng đất, nhất là các hoạt động về đất đai có liên quan đến tài chính. Hoạt động thanh tra, kiểm tra đã ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi sử dụng đất không đúng mục đích, ngăn chặn các sai phạm trong công tác quản lý đất đai. Điều này góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai

cho người sử dụng đất, đưa đất đai vào sử dụng đúng mục đích, bền vững, có hiệu quả.

Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra nhà nước về chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai trong giai đoạn 2014 – 2017:

- Từ năm 2014 đến nay, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn Thành phố được quan tâm thực hiện thường xuyên. Nội dung thanh tra, kiểm tra tập trung chủ yếu vào việc giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thanh tra việc thực hiện quy định về thu tiền sử dụng đất; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và sử dụng đất của các đơn vị, dự án, cụ thể:

+) Tham gia với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra 19 dự án chậm tiến độ triển khai thực hiện; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+) Tham gia với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hồ sơ giao đất, cho thuê đất của một số đơn vị, dự án trên địa bàn thành phố;

- Năm 2015: Thanh tra 02 vụ việc có đơn khiếu kiện của người dân về quy trình thu hồi đất. Kết luận: 02/02 vụ việc đều thực hiện đảm bảo đúng các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 77)