0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Biểu đồ về biến động sử dụng đất trong 02 kỳ kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH (Trang 66 -77 )

Kết quả cụ thể của việc lấy ý kiến của cán bộ, công chức, lãnh đạo khu dân cư và người dân về việc thực hiện công khai Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cũng như việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về lập các quy hoạch.

Bảng 5: Kết quả lấy ý kiến người dân về công khai QH, KH SDĐ hàng năm STT Đối tượng ghi phiếu Số lượng phiếu

ND 6.2: Ông/bà có được UBND xã (phường) công khai về kế hoạch sử dụng đất hàng năm

của địa phương không?

ND 6.4: Khi có dự án mới được triển khai tại khu vực nơi ông/bà đang sinh sống,

ông/bà có được cấp chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tổ chức

hội nghị công bố công khai quy hoạch để lấy ý kiến nhân dân không?

Không Không

SL % SL % SL % SL %

1 Cán bộ công chức 51 51 100.00 0 0.00 51 100.00 0 0.00

2 Trưởng khu dân cư 27 27 100.00 0 0.00 27 100.00 0 0.00

3 Người dân 73 71 97.26 2 2.74 67 91.78 6 8.22

Tổng số phiếu 151 149 98.68 2 1.32 145 96.03 6 3.97

(Nguồn: Từ kết quả lấy phiếu điều tra)

Qua kết quả điều tra cho thấy: 100% cán bộ công chức và trưởng khu dân cư được hỏi thì đều được công khai về Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cũng như việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về lập các quy hoạch; còn người

19,590.43 1,780.60 9,684.24 1,571.72 4,918.49 162.68 86.5 51.34 488.39 1,037.48 16,614.91 973.1 8,484.45 1,221.74 8,090.56 555.4 87.95 65.67 721.24 840.93 0.00 5,000.00 10,000.00 15,000.00 20,000.00 25,000.00 Đất nông nghiệp Đất trồng lúa Đất rừng sản xuất Đất nuôi trồng thủy sản Đất phi nông nghiệp Đất quốc phòng Đất an ninh Đất ở tại nông thôn Đất ở tại đô thị Đất chưa sử dụng

dân thì có 71/73 người, chiếm 97,26% đã được tham dự và được công khai Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương, còn lại 02/73 người, chiếm 2,74% không được biết hoặc không quan tâm; 67/73 người dân, chiếm 91,78% được lấy ý kiến khi có Quy hoạch mới được lập và triển khai, còn lại là 6/73 người dân, chiếm 8,22% không được lấy ý kiến hoặc không quan tâm. Như vậy đánh giá về công tác công khai kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho nhân dân được biết cũng như việc lấy ý kiến của cộng đồng dân cư khi có Quy hoạch mới được lập và triển khai trên địa bàn thành phố Uông Bí đã được thực hiện rất tốt và bài bản.

Công tác quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có những tiến bộ đáng kể, góp phần ngăn chặn có hiệu quả việc giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, tăng thu đáng kể cho ngân sách.

Tuy nhiên, công tác lập và quản lý quy hoạch ở Thành phố còn bộc lộ nhiều thiếu sót. Sự phối hợp giữa các phòng chuyên môn và các xã, phường thiếu chặt chẽ dẫn đến thiếu những thông tin cần thiết phục vụ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch của các ngành chưa có sự phối hợp đồng bộ. Nhiều quy hoạch chi tiết nhỏ lẻ dẫn đến sự manh mún, chắp vá trong quy hoạch sử dụng đất. Nhiều dự án đầu tư không tuân thủ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung đô thị, không phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành vì thế không đem lại hiệu quả, thậm chí còn gây nên những hệ lụy tai hại, như: Quy hoạch xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại phường Bắc Sơn, quy hoạch xây dựng khu tái định cư đường sắt Bí Trung tại phường Phương Đông, quy hoạch khu đô thị của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tại xã Điền Công, ...

3.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất dụng đất

Việc giao đất, cho thuê đất là thực hiện quyền định đoạt của Nhà nước về đất đai nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các đối tượng khác nhau. Việc giao đất, cho thuê đất góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, đảm bảo

cơ cấu hợp lý giữa ba khu vực nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ theo từng thời kỳ. Thông qua việc giao đất, cho thuê đất Nhà nước đảm bảo quyền của người sử dụng đất, giúp người sử dụng đất yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên diện tích đất được giao, được thuê để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Việc giao đất, cho thuê đất cũng làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Việc giao đất, cho thuê đất đã và đang tạo ra sức hút đầu tư trong nước và nước ngoài góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Đất sản xuất nông nghiệp: Hầu như toàn bộ quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố trước đây đều do các hợp tác xã nông nghiệp quản lý và thực hiện giao khoán lại cho các hộ gia đình, cá nhân trên cơ sở các quy định của Khoán 10 và Khoán 100. Theo đó, Thành phố đã hoàn thành công tác giao khoán đất nông nghiệp cho 100% hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được giao đất. Do quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao nên trước đây, trong một thời gian dài Thành phố chưa thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp ổn định, lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 và Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ. Tuy nhiên đến nay, Thành phố đã hoàn thành công tác đo vẽ, lập bản đồ địa chính phần đất nông nghiệp do các hợp tác xã nông nghiệp tại tất cả các xã, phường quản lý trước đây. Đối với các hợp tác xã nông nghiệp đã giải thể hoặc chuyển đổi sang mô hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã 2012 thì những diện tích chưa giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân được chuyển về cho địa phương quản lý.

- Đất lâm nghiệp: Trước đây, đất lâm nghiệp phần lớn thuộc quyền quản lý, sử dụng của lâm trường quốc doanh. Thực hiện quy định của Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 02/NĐ-CP và Nghị định số 163/NĐ-CP Thành phố đã giao một phần diện tích đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích 1.455,88 ha và cấp1.183 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Hiện nay, quỹ đất lâm nghiệp chưa giao vẫn còn khoảng 12.000 ha

(trong đó hơn 70% là diện tích các vùng núi cao phía Bắc thuộc các phường Vàng Danh, Bắc Sơn và xã Thượng Yên Công).

- Đất ở: Từ năm 2014 đến nay, Thành phố đã thực hiện giao đất ở cho khoảng 4.800 hộ dưới hình thức công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất (thông qua đấu giá hoặc không đấu giá quyền sử dụng đất);

- Đất chuyên dùng: đất xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân các xã, phường, nhà văn hoá, vườn hoa, cây xanh, đường giao thông, đất nghĩa trang, nghĩa địa, ... chủ yếu vẫn do các địa phương quản lý, sử dụng theo quy hoạch chung của Thành phố. Đất của các tổ chức khác do UBND Tỉnh giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Việc cho thuê đất trên địa bàn Thành phố được áp dụng đối với các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức có nhu cầu sử dụng. Từ những năm 2013 trở về trước, khi Luật đất đai 2003 còn hiệu lực, thì trình tự, thủ tục cho thuê đất (đã được giải phóng mặt bằng hoặc không phải giải phóng mặt bằng) đối với doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh được thực hiện theo quy định tại Điều 125 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003; Nhưng từ khi Luật đất đai 2013 được ban hành thay thể Luật đất đai 2003, thì trình tự, thủ tục cho thuê đất đối với các tổ chức, doanh nghiệp được thực hiện theo Điều 68, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật đất đai 2013, cụ thể là: căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Thành phố đã được UBND Tỉnh phê duyệt, Phóng Tài nguyên và môi trường chỉ đạo lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; Tổ chức được lựa chọn thực hiện đấu giá theo phương án đấu giá quyền sử dụng đất đã được phê duyệt tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng đất;Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá;Sau khi người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố trình UBND Thàn phố cấp Giấy chứng nhận, ký hợp đồng thuê đất đối với trường

hợp thuê đất; tổ chức giao đất trên thực địa và trao Giấy chứng nhận; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.Trường hợp người trúng đấu giá không nộp đủ tiền theo đúng yêu cầu thì Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố trình Ủy ban nhân dân Thành phố hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá.

Việc thực hiện các thủ tục về thuê đất, bàn giao đất cho các đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp luôn được Thành phố thực hiện đúng trình tự quy định. Tuy nhiên, trên thực tế việc giao đất cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản là rất phức tạp. Theo thống kê, trên địa bàn Thành phố hiện nay vẫn còn khoảng 40% các đơn vị chưa thực hiện được các thủ tục giao đất do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng hoặc đã giải phóng mặt bằng xong nhưng bị người dân tái lấn chiếm, ngăn cản việc bàn giao đất để đòi thêm tiền bồi thường.

UBND thành phố Uông Bí đã triển khai thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt hàng năm. Giai đoạn từ năm 2014 đến 2017, thành phố Uông Bí có 79 hạng mục công trình đã được phê duyệt. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện mới đạt được kết quả trung bình, cụ thể là:

+) Thực hiện xong giao đất và cho thuê đất được 33 hạng mục công trình với tổng hiện tích thực hiện là: 126,66ha.

+) Chuyển tiếp sang kế hoạch 2018 và các năm tiếp theo là 40 hạng mục công trình với diện tích kế hoạch là 632,97ha.

+) Bỏ không thực hiện là 06 công trình do không bố trí được nguồn vốn, với tổng diện tích kế hoạch là 300,11ha.

Công tác thu hồi đất nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố vẫn gặp rất nhiều khó khăn do chưa tạo được sự đồng thuận giữa nhà đầu tư và chính quyền địa phương với người sử dụng đất, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư. Việc thực hiện các

quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thiếu sự thống nhất giữa các dự án; các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người bị thu hồi đất thiếu ổn định, gây nên sự mất công bằng, là nguyên nhân của các vụ khiếu kiện đông người, kéo dài, gây mất ổn định xã hội.

Theo Luật Đất đai, Nhà nước chỉ thực hiện thu hồi đất trong các trường hợp do Luật định (theo Luật đất đai năm 2013, Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp: thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người).

Trên thực tế, việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ở Thành phố thường diễn ra khá thuận lợi, dễ nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân. Ngược lại các dự án phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các dự án kinh doanh hạ tầng khu dân cư thường vấp phải sự ngăn cản, thậm chí chống đối với mục đích đòi thêm tiền bồi thường, hỗ trợ.

Một số khu tái định cư được xây dựng không đồng bộ về hạ tầng. Năng lực của một số chủ đầu tư kém dẫn đến việc triển khai dự án chậm, kéo dài gây ảnh hưởng đến cuộc sống, từ đó gây nên nhiều bức xúc cho người dân.

Trong nhiều năm gần đây, tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn ra khá phổ biến, nhất là việc nhiều doanh nghiệp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư nhưng tiến độ thực hiện chậm hoặc thời gian hoàn thành dự án chậm so với cam kết, dù đã được gia hạn, nhưng chưa được xử lý nghiêm túc. Trong thời gian từ năm 2014-2017 trên địa bàn Thành phố Uông Bí có 04 dự án bị thu hồi Quyết định chủ trương hoặc chấm dứt hoạt động đầu tư do triển khai chậm tiến độ (Cả 04 dự án này đều thuộc thẩm quyền thu hồi đất của Ủy ban nhân dân Tỉnh). Con số này là quá nhỏ so với số dự án cần được thu hồi trên thực tế.

trường hợp thu hồi đất nhưng không ban hành quyết định thu hồi đất đến từng hộ gia đình, hoặc thu hồi đất khi chưa đủ thời gian quy định từ khi thông báo thu hồi đất đến khi ban hành quyết định thu hồi đất,.... gây ra tình trạng phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo trong nhân dân về công tác đền bù giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố trong giai đoạn vừa qua.

Trong giai đoạn từ năm 2014 -2017 trên địa bàn Thành phố có tổng số 23 dự án thu hồi đất với tổng diện tích đất phải thu hồi được UBND Tỉnh phê duyệt là: 475,74ha. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp cần phải thu hồi là 403.11ha; Diện tịch đất phi nông nghiệp phải thu hồi là 72,63ha. Kết quả giai đoạn 2014 – 2017, đã thực hiện xong việc thu hồi đất, thi công hạ tầng, bàn giao đưa vào sử dụng, khai thác là 12 Dự án với tổng hiện tích đất thu hồi là 71,73ha, đạt 15,08%. Cụ thể:

Bảng 6: Kết quả thu hồi các loại đất giai đoạn 2014 - 2017

STT Nội dung Diện tích thu hồi (ha) Tỷ lệ

(%) I Diện tích nhóm đất nông nghiệp đã thu hồi 49,30

1 Diện tích đất trồng lúa thu hồi 21,97 10,73% 2 Diện tích đất trồng cây hàng năm khác thu hồi 0,50 3,60% 3 Diện tích đất trồng cây lâu năm thu hồi 5,72 33,51 4 Diện tích đất trồng rừng phòng hộ thu hồi 8,40 57,93 5 Diện tích đất trồng rừng sản xuất thu hồi 6,10 9,23 6 Diện tích đất trồng nuôi trồng thủy sản thu hồi 6,61 7,81

II Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp đã thu hồi 22.43

1 Diện tích đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thu hồi 11,84 88,89 2 Diện tích đất phát triển hạ tầng thu hồi 1,87 25,55 3 Diện tích đất ở tại đô thị thu hồi 6,58 20,45 4 Diện tích đất cơ sở tôn giáo thu hồi 0,21 95,45 5 Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa thu hồi 0,08 5,23 6 Diện tích đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm thu hồi 0.15 44.12 7 Diện tích đất sông ngòi kênh rạch thu hồi 1,70 15,70

3.2.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH (Trang 66 -77 )

×