0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Phân bổ phiếu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH (Trang 42 -42 )

2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu

- Sau khi thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu, tiến hành kiểm tra phiếu điều tra để bổ sung các thông tin còn thiếu hoặc chưa đầy đủ; phân loại các nguyên nhân theo tiêu thức nghiên cứu;

- Tổng hợp, xử lý thông tin từ kết quả điều tra theo các tiêu chí phân tích; - Xây dựng cơ sở dữ liệu và số liệu, sử dụng phần mềm EXCEL và các phần mềm hỗ trợ khác để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết như: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, cơ cấu, ...

2.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp mô tả và phân tích thống kê: Thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu phản ánh về thực trạng công tác quản lý và phân tích số liệu điều tra thống kê sẽ tiến hành mô tả thực trạng công tác quản lý đất đai trên địa bàn Thành phố và mối quan hệ giữa các phòng, ban, cơ quan chức năng của Thành phố với các xã, phường.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình biến động của dãy số theo thứ tự thời gian và không gian, trong đó gồm cả so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối giữa các năm đối với sự biến động về diện tích các loại đất. Từ đó đánh giá thực trạng về công tác quản lý đất đai trên địa bàn Thành phố.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

(1) Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó: là cơ sở để thực hiện các nội dung khác trong công tác QLNN về đất đai và được xếp lên vị trí thứ nhất trong 15 nội dung QLNN về đất đai. Uỷ ban nhân dân các cấp căn cứ vào thẩm quyền của mình cụ thể hoá các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai của các cấp trên cho phù hợp với địa phương mình để thực hiện. Đối với nội dung này, cần nghiên cứu xem trong giai đoạn 2014 - 2017, UBND Thành phố đã chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân biết về Luật đất đai và những văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước như thế nào? Đã ban hành bao nhiêu văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố? Tình hình triển khai thực hiện các văn bản đó của các phòng, ban, ngành, UBND cấp xã trên địa bàn thành phố là như thế nào?

(2) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính: Căn cứ Luật đất đai và các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các bộ ngành liên quan để đánh giá công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện như thế nào? Những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện trên địa bàn thành phố Uông Bí.

(3) Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây

dựng giá đất: Số đơn vị hành chính đã được đo đạc? Chất lượng đo đạc? khả năng khai thác thông tin đối với kết quả khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất? Việc thực hiện điều tra xây dựng giá đất hàng năm được thực hiện như thế nào?

(4) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Số đơn vị hành chính đã được quy hoạch? Thực trạng công tác lập và quản lý quy hoạch trên địa bàn thành phố trong giai đoạn nghiên cứu? Chất lượng quy hoạch và kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm trên địa bàn thành phố trong giai đoạn nghiên cứu?

(5) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Tình hình thực hiện chính sách của Nhà nước về công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sự dụng đất? Giá đất hàng năm? Những vấn đề bất cập trong quá trình thực hiện ?

(6) Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất: Kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư khi thu hồi đất trong giai đoạn nghiên cứu? Giá đất hàng năm như thế nào? Những khó khăn, tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện?

(7) Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Quy trình thực hiện? Số liệu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong giai đoạn nghiên cứu như thế nào?

(8) Thống kê, kiểm kê đất đai:Thống kê, cập nhật, bổ sung thông tin đất đai trên địa bàn thành phố trong giai đoạn nghiên cứu?

(9) Xây dựng hệ thống thông tin đất đai: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là một trong những chủ trương và nhiệm vụ mang tính đột phá trong chiến lược hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đánh giá việc triển khai thực hiện công tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên địa bàn thành phố được triển khai thực hiện như thế nào.

(10) Quản lý tài chính về đất đai và giá đất: Kết quả công tác xây dựng bảng giá đất hàng năm? Công tác triển khai, quản lý và sử dụng nguồn thu ngân sách từ đất đai trên địa bàn thành phố như thế nào?

(11) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Nhằm quản lý chặt chẽ, uốn nắn kịp thời các sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, để các quyền và nghĩa vụ này được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

(12) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai:Đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quy định pháp luật về công tác quản lý nhà nước về đất đai? Thành phố đã thực hiện bao nhiêu cuộc? Tỉnh thực hiện bao nhiêu cuộc, liên quan đến bao nhiêu dự án trên địa bàn thành phố? Kết quả giải quyết, xử lý sai phạm như thế nào?

(13) Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai: Cách thức, hình thức tổ chức thực hiện? Số cuộc tuyên truyền, phổ biến giáo dục về đất đai trên địa bàn thành phố trong giai đoạn nghiên cứu? Số lượt người dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức được tuyên truyền, phổ biến?

(14) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai: Số vụ về tranh chấp đất đai? Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố trong giai đoạn nghiên cứu? Kết quả giải quyết?

(15) Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai: Đánh giá thực trạng, kết quả triển khai thực hiện các dịch vụ về đất đai trên địa bàn thành phố Uông Bí.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Bí, tỉnh Quảng Ninh

Hình 1: Bản đồ hành chính Thành phố Uông Bí.

3.1.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, cách Thủ đô Hà Nội 120 km, cách thành phố Hạ Long 35 km, cách TP. Hải Phòng 30 km. Diện tích tự nhiên là 256,3 km2 (chiếm 4,03% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh

Quảng Ninh). Đồi núi chiếm 2/3 diện tích Thành phố.

Ranh giới:

- Phía Tây giáp thành phố Đông Triều;

- Phía Nam giáp thành phố Thuỷ Nguyên (TP. Hải Phòng) và thị xã Quảng Yên;

- Phía Bắc giáp thành phố Sơn Động (tỉnh Bắc Giang).

Trên địa bàn Thành phố có nhiều điểm du lịch văn hóa - tâm linh nổi tiếng, thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm: Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử (được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt), Đình Đền Công, Chùa Ba Vàng, ... là những tiềm năng nổi trội, điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch, dịch vụ.

Thành phố Uông Bí nằm cách không xa hai khu trung tâm kinh tế lớn là Hải Phòng và Hạ Long; có Quốc lộ 18A, Quốc lộ 10 và tuyến đường sắt Hà Nội - Kép - Bãi Cháy chạy qua, tạo cho Uông Bí một lợi thế rất lớn trong giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.

Nguồn than dồi dào với trữ lượng lớn là cơ sở phát triển công nghiệp điện, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng.

3.1.1.2. Đặc điểm về đất đai

Thành phố Uông Bí nằm trong vòng cung Đông Triều - Móng Cái, chạy dài theo hướng Tây - Đông. Kiến tạo địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam.

Tổng diện tích tự nhiên là 25.630,77 ha; Phía Bắc cao nhất là dãy núi Yên Tử, với đỉnh cao 1.068m; núi Bảo Đài cao 875m; phía Nam thấp nhất là vùng bãi bồi, trũng ngập nước ven sông Đá Bạc. Địa hình chia cắt bởi 8 lạch triều lớn nhỏ.

Trên 30% diện tích tự nhiên của Thành phố là đồi núi dốc, nghiêng từ Bắc xuống Nam và được phân tách thành 3 vùng rõ rệt:

- Vùng cao: Chiếm 63,04% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm xã Thượng

Yên Công, các phường: Vàng Danh, Bắc Sơn, Thanh Sơn và phần diện tích nằm ở phía Bắc Quốc lộ 18A thuộc các phường: Phương Đông, Nam Khê, Quang Trung và Trưng Vương;

- Vùng thung lũng: Nằm giữa dãy núi cao phía Bắc và dãy núi thấp ở

phía Nam có địa hình dạng lá, chạy dọc theo tuyến Quốc lộ 18B, từ xã Thượng Yên Công đến phường Vàng Danh, có diện tích nhỏ, chiếm 1,2% tổng diện tích tự nhiên toàn Thành phố;

- Vùng thấp: Là vùng bãi bồi ven sông, tập trung chủ yếu ở vùng ven

sông Đá Bạc (phía Nam Quốc lộ 18A), với tổng diện tích khoảng 9.165 ha, chiếm 35,76% diện tích tự nhiên của Thành phố, trong đó có trên 1.000 ha có khả năng nuôi trồng thủy sản, tập trung ở các phường: Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh, Nam Khê, Quang Trung, Trưng Vương và xã Điền Công.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Hệ thống đơn vị hành chính

Thành phố có 11 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 9 phường và 2 xã) với 101 thôn, khu dân cư.

- Các phường: Phường Quang Trung; Phường Thanh Sơn; Phường Yên

Thanh; Phường Phương Đông; Phường Phương Nam; Phường Trưng Vương; Phường Nam Khê; Phường Bắc Sơn; Phường Vàng Danh;

- Các xã: Xã Thượng Yên Công; Xã Điền Công.

Dân số toàn Thành phố năm 2017 là 125,981 nghìn người (PHỤ LỤC 1).

3.1.2.2. Dân số và lao động

Năm 2017, thành phố Uông Bí có 62.948 lao động (lao động nam 35.061 người, lao động nữ 27887 người), trong đó lao động phi nông nghiệp chiếm 83% (lao động công nghiệp, xây dựng chiếm 58,7%; lao động thương mại, dịch vụ chiếm 24.3%), lao động nông nghiệp chiếm 17% tổng số lao động.

Lực lượng lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao, khoảng 78,88% tổng số lao động (tăng 58,88% so với năm 2014), trong đó có trình độ đại học và trên đại học khoảng 17,93% (tăng 14,43% so với năm 2014). Cơ cấu lao động trên địa bàn Thành phố đang có sự thay đổi tích cực về khu vực và ngành nghề, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ lệ lao động trong khu

vực đô thị, công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động nông - lâm - ngư nghiệp. Lao động trong các doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh, khu vực tư nhân tăng nhanh, đặc biệt là trong các ngành thương mại, dịch vụ - du lịch. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao và có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Thành phố.

Về việc làm, bình quân hàng năm Thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 4.300 lao động.

Nhìn chung nguồn lao động của Thành phố tương đối dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Do vậy, trong tương lai cần có hướng đào tạo nghề cho người lao động, nhất là lao động lành nghề.

Bảng 2: Số lao động được tạo việc làm từ năm 2014 - 2017

Đơn vị tính: người

Xã, phường Tổng số Nam Nữ Thành thị Nông

thôn

Năm 2014 4.305 1.510 2.795 1.940 2.365

Năm 2015 4.240 1.526 2.714 1.875 2.365

Năm 2016 4.373 1.812 2.561 1.986 2.387

Năm 2017 4.404 2.019 2.385 2.185 2.219

(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê thành phố Uông Bí các năm từ 2014 - 2017) 3.1.2.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng

a- Giao thông

- Đường sắt: tổng chiều dài 33,5km, gồm có các tuyến:

+ Tuyến đường sắt Quốc gia khổ 1.435mm Kép - Bãi Cháy dài 14km; + Tuyến đường sắt chuyên dùng khổ 1.000mm Vàng Danh - cảng Điền Công dài 19,5km.

- Đường bộ:

+ Quốc lộ 10 từ cầu Sến - cầu Đá Bạc dài 6km; + Tuyến Uông Bí - Vàng Danh dài 12,5km; + Tuyến Dốc Đỏ - Yên Tử dài 12km;

+ Các tuyến đường bộ khác: 54km đường trục đô thị; 38km đường chuyên dùng; 65km đường trục xã, phường; 71km đường liên thôn, khu.

- Đường thuỷ: do đặc điểm tự nhiên, Thành phố ít có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường thuỷ với quy mô lớn do xa sông Bạch Đằng hơn nữa cửa sông có nhiều bãi bồi và chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều nên tàu thuyền lớn khó ra vào.

Trên địa bàn Thành phố có 3 cảng chuyên dùng phục vụ sản xuất than, điện và vật liệu xây dựng:

+ Cảng Điền Công: Nằm trên cửa sông Bạch Đằng, gồm 2 cầu cảng 120m và 80m, rộng 18m. Diện tích bến cảng và kho chứa than rộng 25ha với công suất 300.000 tấn/năm, độ sâu 6,5m, có khả năng cho tàu 5.000 tấn cập bến nhưng hiện nay luồng lạch cửa sông bị bồi đắp nên chỉ có tàu và xà lan 400 - 600 tấn ra vào được, sử dụng chủ yếu cho xuất than và nhập vật tư phục vụ sản xuất than;

+ Cảng sông Hang Mai: Là cảng chuyên dùng của Công ty cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh, chuyên xuất xi măng và nhập nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất xi măng;

+ Cảng Bạch Thái Bưởi: Nằm trên cửa sông Bạch Đằng, có diện tích khu bến 0,8ha, thuyền và xà lan 200 - 300 tấn có thể ra vào được. Đây là cảng trung chuyển, chuyên nhập hoá chất, thuốc nổ phục vụ khai thác than và sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy nhiên cơ sở vật chất hiện đã xuống cấp, cần sớm được cải tạo.

Ngoài 3 cảng chính còn có một số kho, bến nhỏ xuất, nhập vật liệu xây dựng kết hợp vận chuyển hành khách tuyến Uông Bí - Hải Phòng (với cano chở được 30 - 40 hành khách) ở hạ lưu sông Uông và sông Sinh.

b- Thủy lợi

- Tuyến đê bao có tổng chiều dài 30,7km;

- Hồ chứa nước: Hồ Yên Trung diện tích 50 ha, hồ Tân Lập diện tích 16 ha với các công trình đập tràn, hệ thống kênh mương vừa và nhỏ. Các kênh dẫn nước tưới từ hồ phần lớn là kênh đất chạy dọc theo các sườn núi, gây tổn thất nước nhiều và không đảm bảo diện tích tưới theo thiết kế;

- Hệ thống kênh nội đồng cơ bản đã được đầu tư, nâng cấp, kiên cố hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH (Trang 42 -42 )

×