0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH (Trang 78 -79 )

5. Bố cục của luận văn

3.2.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là một trong những chủ trương và nhiệm vụ mang tính đột phá trong chiến lược hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước về đất đai. Thực hiện Thông tư số 34/2014/TT-BTNMTcủa Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai, cùng với các chỉ đạo của Tỉnh, ngành TN&MT trong toàn tỉnh đã tích cực triển khai dự án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở quản lý đất đai toàn tỉnh đến năm 2020. Với mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong phạm vi toàn tỉnh.

Từ tháng 4/2014, Thành phố Uông Bí là một trong hai địa phương được Tỉnh Quảng Ninh lựa chọn để triển khai việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Theo đó, Thành phố đã được Tỉnh trang bị thiết bị phần cứng, phần mềm thương mại, như: Máy chủ đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, máy tính xách tay phục vụ quản trị hệ thống, máy tính để bàn, phần mềm thương mại cho các địa phương. Trên cơ sở đó, Thành phố đã đưa vào vận hành khai thác, sử dụng hữu ích, hầu hết các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đã được tác nghiệp

Nhóm đất nông nghiệp

Nhóm đất phi nông nghiệp

Nhóm đất chưa sử dụng 19600.43 4886.68 1059.66 19509.56 5053.71 983.14 Diện tích đầu kỳ, năm 2014 Diện tích cuối kỳ, năm 2017

trực tiếp trên cơ sở dữ liệu trong môi trường hiện đại đã giảm thiểu thời gian thực hiện thủ tục hành chính, việc công khai, minh bạch đã được khẳng định rõ ràng, cơ sở dữ liệu địa chính được thường xuyên cập nhật đảm bảo tính chính xác và thống nhất.

Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai công khai, minh bạch hoá quy trình xử lý hồ sơ thủ tục đất đai theo mô hình một cửa; giảm thời gian tập hợp số liệu; giải quyết được tình trạng thiếu số liệu cụ thể; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý, khai thác dữ liệu đất đai; cung cấp thông tin làm cơ sở để hoạch định và thực hiện chính sách. Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai hiện còn một số khó khăn như: Cơ sở dữ liệu chưa cập nhật đầy đủ, nhất là các khu vực dự án mới; công tác đo đạc được thực hiện bằng phương pháp thủ công, nên kết quả chỉnh lý dữ liệu không gian đạt kết quả chưa cao; việc kết nối mạng giữa văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của thành phố với Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh chưa được ổn định.

Tính đến hết năm 2017, công tác đo đạc bản đồ địa chính đang được triển khai theo tiến độ. Thành phố Uông Bí đã đo vẽ bản đồ được 6.128ha, chuyển hệ tọa độ 1.345 mảnh, chỉnh lý được 7.239 thửa… Từ kết quả trên, thành phố sẽ sử dụng làm tài liệu căn cứ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH (Trang 78 -79 )

×