0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức và cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH (Trang 116 -118 )

5. Bố cục của luận văn

4.2.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức và cán bộ

Quản lý nhà nước về đất đai là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm vì hoạt động này liên quan đến mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng; ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các tổ chức, cá nhân.

Trong công tác quản lý nói chung, quản lý đất đai nói riêng thì cán bộ là khâu quyết định. Hiệu lực quản lý của Nhà nước chỉ được đảm bảo khi đội ngũ cán bộ, công chức nắm vững luật pháp, có tinh thần trách nhiệm cao. Sự yếu kém, bất cập trong công tác quản lý đất đai cùng với một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức có những hành vi vụ lợi trong quản lý, sử dụng đất đai, nhũng nhiễu, thiếu công tâm là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh những tranh chấp, khiếu kiện về đất đai. Vì thế để xây dựng được bộ máy quản lý nhà nước về đất đai vận hành đồng bộ, chuyên nghiệp và hiệu quả thì công tác tổ chức và cán bộ luôn là yêu cầu cấp thiết đối với thành phố Uông Bí.

Để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ quản lý đất đai trên địa bàn, Thành phố cần thường xuyên quan tâm xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai từ Thành phố đến các xã, phường, trong đó cần tập trung thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và cán bộ, cụ thể:

lý đất đai làm cơ sở cho việc định biên, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn chức danh và trình độ đào tạo;

- Tăng cường đầu tư nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai, không chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn cả về trình độ tin học, giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai, …

- Bố trí cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm định giá làm công tác định giá đất phục vụ nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, đấu giá đất;

- Rà soát lại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng. Kiên quyết loại bỏ khỏi bộ máy những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về chuyên môn, thường xuyên vi phạm kỷ luật công tác; thoái hóa, biến chất, vụ lợi trong thực thi công vụ. Bố trí vào các bộ phận kiểm kê, lập và rà soát, thẩm định phương án bồi thường những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên môn, có phẩm chất tốt và tinh thần trách nhiệm cao;

- Có kế hoạch cụ thể đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ những công chức làm công tác quản lý đất đai từ Thành phố đến các xã, phường còn hạn chế về năng lực chuyên môn. Mạnh dạn chuyển khỏi ngành những công chức đã được đào tạo lại nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được phân công; - Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ phối hợp của phòng Tài nguyên và Môi trường, của lãnh đạo và cán bộ địa chính xã, phường và các cơ quan chuyên môn của Thành phố liên quan đến lĩnh vực đất đai (phòng Tài chính-Kế hoạch, phòng Quản lý đô thị, phòng Kinh tế, Thanh tra nhà nước, ...) nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm trong quá trình xử lý khiếu nại, tranh chấp đất đai;

- Cần nghiên cứu một cách thấu đáo cơ chế luân chuyển cán bộ địa chính xã, phường, vì muốn cán bộ địa chính làm tốt nhiệm vụ quản lý đất đai thì phải có thời gian cần thiết để họ nắm vững địa bàn và hiểu rõ tình hình sử dụng đất

đai trên địa bàn. Nếu quy định thời gian luân chuyển quá ngắn, thậm chí là luân chuyển liên tục sẽ làm cho họ thiếu yên tâm công tác hoặc không đủ hiểu biết thực tế để giải quyết những vấn đề phức tạp về đất đai nảy sinh tại địa phương; - Xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai vi phạm có hệ thống hoặc tái phạm trong quản lý đất đai. Sớm khắc phục tình trạng luân chuyển cán bộ địa chính có nhiều sai phạm từ xã, phường này sang xã, phường khác gây dư luận xấu về công tác tổ chức cán bộ, làm giảm sút lòng tin trong nhân dân;

- Thường xuyên cải tiến, đổi mới lề lối làm việc, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận của Trung tâm phục vụ hành chính công (Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Chi cục Thuế, phòng Quản lý đô thị, phòng Tư pháp, ...) trong việc tư vấn, giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện đăng ký đất đai, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dưng, ...

- Nâng cao năng lực giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai của lãnh đạo Ủy ban nhân dân, cán bộ địa chính và các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã, phường. Giải quyết cơ bản các tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở, chống tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giải quyết thuộc thẩm quyền lên cấp trên, gây bức xúc cho người dân, dẫn đến tình trạng đơn thư kéo dài, vượt cấp;

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác quản lý đất đai và cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai của Thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH (Trang 116 -118 )

×