0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH (Trang 113 -116 )

5. Bố cục của luận văn

4.2.3. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Trong giai đoạn đầu hội nhập kinh tế thị trường ở nước ta, các quan hệ đất đai hình thành và vận động hết sức phức tạp và thường xuyên biến đổi. Luật Đất đai mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh nhiều lần nhưng vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh. Nhiều vấn đề phức tạp vẫn tiếp tục nảy sinh trong quá trình thực hiện Luật và các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai.

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai nhằm giải quyết triệt để một số vấn đề còn bất cập trong quản lý đất đai trên các lĩnh vực: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; tài chính đất đai; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất đai; thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về đất đai; chính sách đối với đất nông nghiệp, đất ở, đất phi nông nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân, …

Trong phạm vi thẩm quyền, để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn, Thành phố Uông Bí cần tập trung thực hiện một số giải pháp về cơ chế, chính sách sau:

- Phát hiện, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những bất cập trong quy định của Luật Đất đai và các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai, đảm bảo những quy định của pháp luật về đất đai đi vào thực tiễn cuộc sống, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập kinh tế thị trường;

- Các văn bản quản lý trong lĩnh vực đất đai do Thành phố ban hành phải đảm bảo tính khoa học, khả thi, ổn định và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn; tránh tình trạng văn bản vừa ban hành đã lại thay đổi, làm giảm hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước. Văn bản hướng dẫn phải tuân thủ nguyên tắc, tinh thần của Luật Đất đai để tháo gỡ tích cực những vướng mắc của người dân, tạo điều kiện cho nhân dân, cho doanh nghiệp;

- Phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với công tác quản lý đất đai sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước có nhiều kênh thông tin để phát hiện các vi phạm, tiêu cực trong quản lý và sử dụng đất đai ở địa phương;

- Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với các biện pháp hành chính, kinh tế để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai;

- Ưu tiên tăng đầu tư ngân sách bằng nguồn thu từ đất cho sự công tác quản lý đất đai, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của Thành phố và ứng dụng công nghệ thông tin;

- Cần có chính sách khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn; khuyến khích phát triển mọi thành phần kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, thương mại, du lịch;

- Mở rộng hệ thống, loại hình đào tạo nghề, đổi mới công tác hướng nghiệp; gắn đào tạo nghề với mục tiêu cung cấp lao động kỹ thuật cho các khu công nghiệp, khai thác khoáng sản, chế biến nông - lâm sản để đáp ứng yêu cầu về lao động, nhất là lao động có tay nghề cao của các doanh nghiệp trên địa bàn. Chú trọng đào tạo nghề cho lao động là người địa phương, chủ động đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ dưới hình thức gửi đi đào tạo, liên kết đào tạo;

- Có các chính sách đãi ngộ để thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề từ các địa phương khác đến công tác và làm việc lâu dài tại Thành phố (tạo điều kiện về đất ở, nhà ở; ưu tiên khi xét tuyển dụng, ...); thu

hút, khuyến khích trí thức trẻ về công tác tại Thành phố và các xã, phường; - Để đảm bảo ổn định đời sống cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn. Ngoài những quy định chung, Thành phố cần có cơ chế khuyến khích học nghề, cụ thể hóa quy định về đào tạo nghề, bố trí việc làm cho thanh niên sau khi được đào tạo. Công tác đào tạo nghề cần được thực hiện một cách thiết thực, đảm bảo cho người được đào tạo nắm vững kiến thức nghề nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động. Khắc phục tình trạng đào tạo nửa vời, hình thức. Trang bị cho nông dân kiến thức về khoa học kỹ thuật, giúp sản xuất nông nghiệp đạt năng suất cao, nông sản có chất lượng tốt, giá thành hạ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng;

- Vận dụng các cơ chế ưu đãi nhằm thu hút các dự án sử dụng nhiều lao động để tạo việc làm mới cho lao động khu vực nông thôn. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn. Thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại. Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các hoạt động dịch vụ ở nông thôn, nhất là dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tạo bước chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ chủ yếu làm nghề nông sang nghề tiểu - thủ công nghiệp và dịch vụ;

- Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm; nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao, đồng thời có phương án liên kết bao tiêu sản phẩm; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khuyến nông viên cơ sở;

- Một trong những nguyên nhân thường khiến người bị thu hồi đất khiếu kiện, chây ỳ không chịu bàn giao mặt bằng là sự thiếu công bằng giữa người này với người khác trong cùng dự án, giữa dự án này với dự án khác trên cùng địa bàn Thành phố, vì thế cần có sự thống nhất cao trong việc áp dụng, vận

dụng các quy định về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với mọi đối tượng, mọi dự án;

- Kịp thời kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để giải quyết, khắc phục những bất cập trong quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất;

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư. Kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công;

- Đẩy mạnh hoạt động quảng bá tiềm năng, lợi thế của địa phương, mở rộng cơ hội tiếp cận đất đai, thu hút các nguồn lực đầu tư của các doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh trong và ngoài Thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH (Trang 113 -116 )

×