TRONG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE, GIÁO DỤC GIỚI TÍNH, TRANG BỊ KIẾN THỨC, RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 184)

II. Một số giải pháp nâng cao số lượng và chất lượng sinh viên nữ

3. Giải pháp về hỗ trợ

TRONG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE, GIÁO DỤC GIỚI TÍNH, TRANG BỊ KIẾN THỨC, RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG

TRANG BỊ KIẾN THỨC, RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG

CHO NỮ SINH VIÊN --- ---

(Hội Sinh viên thành phốĐà Nẵng)

Nữ sinh viên là nhóm xã hội đặc thù, là bộ phận của thanh niên sinh viên Việt Nam, lực lượng trí thức, nhân lực chất lượng cao trong tương lai của nước nhà Theo thống kê, nữ sinh viên hiện nay chiếm hơn 47% tổng số sinh viên cả nước. Sau hơn 20 năm đổi mới, hệ thống giáo dục nước ta đã có bước phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo, việc tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân có cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học, nhất là con em đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh nữ ở khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa, miền núi, chính sách cử tuyển của Nhà nước hàng năm đã tạo cơ hội cho nhiều sinh viên nữ là người dân tộc thiểu số được tuyển chọn vào các trường Đại học và là nguồn cán bộ nữ để trở về làm việc tại vùng cao, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bịđại học dân tộc đã thu hút nhiều con em các dân tộc vào học, tạo cơ hội cho các em nữ có cơ hội được đến trường. Vì thế, số lượng nữ sinh viên trúng tuyển vào đại học, cao đẳng hệ chính quy tăng dần qua các năm.Theo số liệu thống kê từ năm 2007 đến 2009: Năm học 2007 - 2008, trong tổng số 1.180.547 sinh viên (bao gồm cả chính quy và vừa làm vừa học), số sinh viên nữ là 571.523, chiếm 48,41%. Năm học 2008-2009, trong tổng số 1.242.778 sinh viên, số sinh viên nữ là 602.676, chiếm 48,49%. Như vậy, tỷ lệ sinh viên nữ trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng hệ chính quy cũng như tỷ lệ sinh viên nữ của các loại hình đào tạo đều chiếm tỷ lệ tương đối cao và tăng dần qua các năm. Số lượng nữ sinh theo các ngành nghề đào tạo có sự khác nhau, sinh viên nữ chiếm tỷ lệ cao trong các trường khối ngành sư phạm, xã hội, kinh tế.

Công tác nữ sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng chính vì vậy từ lâu cũng đã trở thành sự quan tâm của các nhà trường, của tổ chức Đoàn, Hội trong nhà trường. Trong đó, những vấn đề về chăm sóc khỏe nữ sinh viên, giáo dục giới tính, trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống cho nữ sinh viên là những nội dung cốt yếu trong công tác nữ sinh viên. Thực tế cho thấy đây là những vấn đề hạn chế, những mặt yếu của nữ sinh viên. Số lượng nữ sinh viên biết tự chăm sóc sức khỏe cho mình còn chưa nhiều, một phần vì thiếu kiến thức, một phần vì thiếu kinh phí, một phần vì áp lực việc học tập khá lớn, và một phần có lẽ vì thói quen “sống bừa bãi” trong sinh viên. Kiến thức về giới tính, về bình đẳng giới trong không sinh viên nữ là khá mơ hồ, có chăng là cũng chỉ tiếp thu được từ kinh nghiệm, từ internet. Kiến thức của nữ sinh viên về cuộc sống không nhiều vì ít được va chạm, ít được trải nghiệm, đặc biệt là với sinh viên nội trú. Kỹ năng sống của phần lớn nữ sinh viên còn rất hạn chế, nhất là kiến thức về giao tiếp, ứng xử, về kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội. bên cạnh những nữ sinh năng động, vẫn còn rất nhiều những nữ sinh rụt rè, nhút nhất,

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 184)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)