Những vấn đề đặt ra đối với nữ sinh viên và công tác nữ sinh viên:

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 69 - 73)

I- Dự báo tình hình nữ sinh viên và những vấn đề đặt ra đối nữ sinh viên và công tác nữ sinh viên

3- Những vấn đề đặt ra đối với nữ sinh viên và công tác nữ sinh viên:

Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều phức tạp cùng những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước giai đoạn mới sẽ đặt ra những thách thức to lớn đối với nữ sinh viên, đó là:

- Thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn diễn ra những biến động lớn liên quan đến thất nghiệp, thiếu việc làm, tình hình tăng vọt giá cả các mặt hàng thiết yếu,... điều này sẽảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của mọi tầng lớp nhân dân nói chung, trong đó có nữ sinh viên.

- Trước bối cảnh tình hình chính trị, an ninh quốc tế diễn biến phức tạp với những bất ổn chính trị gia tăng mạnh mẽ ở các quốc gia trong khu vực và sự xuất hiện các vấn đề xã hội nổi cộm trong nước, nữ sinh viên dễ có tâm trạng dao động, băn khoăn, thậm chí là bi quan, lo lắng. Thách thức đặt ra là làm thế nào để nữ sinh luôn tỏ thái độ không bi quan, lo lắng, không giảm sút

lòng tin, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, hướng tới những điều tốt đẹp, rèn luyện đạo

đức cách mạng, nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng lối sống trong sáng, lành mạnh, phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại.

- Thời đại ngày nay là thời đại phát triển vượt bậc của nền công nghệ

thông tin, đặc biệt là mạng lưới Internet. Sự có mặt của chúng đã tạo ra những bước ngoặt mang tính cách mạng quan trọng, làm thay đổi căn bản mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội con người. Công nghệ thông tin phát triển mang lại nhiều cơ hội cho thanh niên, sinh viên trong học tập, phát triển tri thức, mở

rộng quan hệ giao lưu, học hỏi, trao đổi lẫn nhau. Tuy nhiên, đi cùng với sự

phát triển, yêu cầu đặt ra cho sinh viên nói chung và nữ sinh viên nói riêng cần phải năng động, sáng tạo, chủđộng tiếp cận và nắm vững khoa học và hiện đại, tích lũy tri thức để thích nghi và phù hợp.

- Xu hướng toàn cầu hoá về kinh tế, văn hóa, xã hội cùng sự bùng nổ về

thông tin, mở rộng giao lưu quốc tế ngày càng tác động nhiều đến quan niệm, suy nghĩ, lối sống của nữ sinh viên, khiến họ có xu hướng đi ngược lại những giá trị truyền thống tốt đẹp. Vấn đề thẩm mỹ văn hóa, âm nhạc của nữ sinh còn nhiều bất cập, một bộ phận còn bị lệch lạc trong tiếp thu văn hóa, âm nhạc khi hội nhập. Vẫn còn một bộ phận nữ sinh bước vào giảng đường với những trang phục thiếu nghiêm túc, lời ăn tiếng nói chưa đúng chuẩn mực, không đúng với chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam và văn hóa dân tộc, còn lười học, quay cóp trong thi, kiểm tra… Như vậy, vấn đề của công tác nữ sinh viên là làm thế

nào để nữ sinh không làm phai nhạt các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà phải kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống đó, giữ vững và phát huy bản sắc dân tộc trong giao lưu, hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời phòng ngừa, hạn chế những ảnh hưởng của sự lai căng văn hóa,

đấu tranh với những biểu hiện sai lệch trong văn hóa, tư tưởng..

- Trong bối cảnh môi trường xã hội vẫn tồn tại những hiện tượng tiêu cực như tệ nạn ma tuý, mại dâm, các hành vi phạm pháp; đời sống nữ sinh viên còn gặp nhiều khó khăn vềđiều kiện sinh hoạt, học tập, nơi ở… Thách thức đặt ra

đối với nữ sinh viên là họ phải có bản lĩnh vững vàng, tự rèn luyện để tạo "sức

đề kháng" trước cám dỗ, tiêu cực; chủ động nắm bắt những cơ hội, điều kiện thuận lợi và sự quan tâm của xã hội, các cấp, các ngành để khẳng định mình, vươn lên trong công tác, học tập và cuộc sống, trở thành nguồn nhân lực có

chất lượng cao của đất nước.

- Việc làm của nữ sinh viên sau tốt nhiệp cũng là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn: Hiện nay, hầu hết sinh viên khi ra trường, trong đó có nữ sinh viên đều mong muốn tìm kiếm một công việc tạm thời để làm lấy tiền trụ lại thành phố xin việc ổn định sau, mà không phải xin tiền bố mẹ. Các công việc mà họ làm đa phần là không cần đến bằng cấp như: làm việc tại các quán café, quán ăn hay làm nhân viên trực nghe điện thoại, gia sư… Nhiều Trung tâm tuyển dụng việc làm lợi dụng các nữ sinh viên mới ra trường để lừa bịp bằng các chiêu nộp hồ sơ cộng với tiền phí xin việc. Nhiều sinh viên mới ra trường do thiếu hiểu biết nên vừa bị lừa mất tiền, vừa bị mất công sức, thời gian làm việc không công cho một công ty nào đó.

Nhiều nữ sinh viên ra trường làm công việc không theo đúng chuyên nghành đã học mà hầu hết là xin việc trái nghành, nghề. Như theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ có việc làm đúng chuyên ngành của sinh viên khối tự nhiên là khoảng 60%, còn các trường thuộc khối xã hội thấp hơn nhiều.

Để xin được những công việc khác này, sinh viên phải học thêm nhiều kiến thức có thể khác rất xa chuyên môn đã học.

Thực tế cho thấy, một số khó khăn, hạn chế của nữ sinh viên khi xin việc làm: Nhiều nữ sinh viên thi vào một trường Đại học hay cao đẳng nào đó không phải vì ham mê, yêu thích hay có năng khiếu mà chỉ vì thi đại lấy một trường

để đi học. Cũng có nhiều nữ sinh viên có năng khiếu về chuyên nghành mình theo học nhưng trong suốt mấy năm học đại học đã không chịu khó học hành, rèn luyện kĩ năng, học hỏi kinh nghiệm nên khi ra trường không tránh khỏi việc lúng túng khi tiếp cận với công việc. Trong khi xã hội ngày càng đòi hỏi người thực sự có khả năng làm việc hiệu quả, có chất lượng thì tất yếu những người không có khả năng sẽ bị xã hội tựđào thải.

Định hướng nghề nghiệp cho nữ sinh viên không rõ ràng. Nhiều người quản lý nhân sự ở các công ty nước ngoài nhận định: “Lao động trẻ thiếu và yếu về ngoại ngữ cũng như sự tự tin trong giao tiếp. Quan trọng hơn là họ chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Đại đa số có tư tưởng xin việc vì quyền lợi bản thân chứ chưa nghĩ nhiều về công việc, chưa thật sự tâm huyết và sống chết vì nó…”. Trong môi trường làm việc mà xu thế cạnh tranh đang ngày càng phát

triển, nếu không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, thì khó có thể bảo đảm yếu tố gắn bó ở người lao động. Các doanh nghiệp sẽ không tuyển chọn nếu không nhìn thấy ở bạn niềm say mê và tâm huyết nghề nghiệp.

Nữ Sinh viên thiếu kĩ năng khi đi xin việc. Ngoài vấn đề về bằng cấp và trình độ thì một trong những nguyên nhân của việc nữ sinh viên không xin

được việc làm là do nữ sinh viên yếu kỹ năng, thiếu tự tin và ứng xử vụng về; chưa có phương pháp để có thể tạo ấn tượng qua đơn xin việc, lý lịch hay ngay trong buổi phỏng vấn bằng sự thông minh, năng động của mình. Lợi thế của nữ

sinh viên là ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến và lĩnh hội nhanh công việc được giao. Sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm cũng là những yếu tố mà doanh nghiệp hiện nay đang rất cần trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. Ngoài ra, yếu tố sức khỏe, chấp nhận đi xa cũng như dễ hòa nhập đã trở thành

điểm mạnh nổi trội ở những người trẻ tuổi. Vì vậy, nữ sinh viên nên tận dụng và phát huy tối đa những thế mạnh của mình để nâng cao vị thế cạnh tranh trong tìm việc.

Hiện nay, có rất nhiều nghành nghề trong các trường Cao đẳng, Đại học

được tuyển sinh và đào tạo ồ ạt, chỉ tiêu đào tạo vượt quá chỉ tiêu tuyển dụng. Tiêu biểu cho thực trạng ấy là nghành sư phạm. Hơn 10 năm trước, khi Nhà nước bắt đầu áp dụng chế độ miễn giảm học phí với sinh viên ngành sư phạm thì người người thi nhau học ngành này, trong đó nữ sinh viêm chiếm tỷ lệ lớn. Nhiều tỉnh cũng mở ra trường Đại học sư phạm thu hút rất nhiều các thí sinh trong tỉnh. Phải chăng đây là nguyên nhân dẫn đến ngành giáo dục “bội thực” nhân lực “ảo”, dẫn đến “khủng hoảng” thừa như hiện nay?.

Trước tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp rất nhiều mà nguyên nhân chính vẫn là từ phía nữ sinh viên. Vì vậy để thích hợp với tình hình hiện nay, nữ sinh viên cần phải tham gia các lớp kỹ năng tìm việc, các hoạt động xã hội, buổi nói chuyện chuyên đề để có thể giao tiếp tự tin và làm hồ sơ chuyên nghiệp hơn. Để có được việc làm như mong muốn, nữ sinh viên cần phải học hỏi và bổ sung thật nhiều những kiến thức, kỹ năng và các tố chất cần thiết khác, như: học thêm vi tính, tiếp cận với công nghệ thông tin trong thời đại công nghệ phát triển, học thêm ngoại ngữ hướng tới mục đích có thể thực hành giao tiếp tốt, phát âm chuẩn, dùng ngoại ngữ để thuyết trình được các vấn đề

việc, có công việc ổn định và phù hợp với chuyên nghành được đào tạo trong nhà trường.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)