1.Cá nhân nữ sinh viên
Yếu tố đầu tiên, và rất quan trọng đó là từ cá nhân sinh viên. Nó tác động và chi phối mạnh mẽ tới đời sống của nữ sinh viên trong những năm tháng học tập, rèn luyện tại trường đại học, cao đẳng. Trong đó, đặc điểm địa phương, vùng miền là 1 trong những yếu tố có tác động lớn. Nữ sinh viên sinh ra và lớn lên ở nông thôn, miền núi còn rụt rè trong giao tiếp xã hội, thiếu tự tin khi tham gia hoạt động tập thể, không chủ động với công tác đoàn thể. Ngoài ra, sự khác biệt về tuổi tác, khóa học cũng đem lại những khác biệt nhất định về lối sống. Bên cạnh đó, sự khác biệt về khối học được đánh giá là yếu tố cơ bản về lối sống của sinh viênMỗi một khối có một điều kiện học tập và điều kiện sinh hoạt riêng, chính từ những điều kiện học tập và sinh hoạt đó mà nữ sinh viên các khối có những nhu cầu khác nhau và từ đó dẫn đến có đặc điểm chung về lối sống của mỗi nhóm sinh viên đó khác nhau.
Số tiền có hàng tháng cũng là một trong những yếu tố tác động tới lối sống của họ. Với số tiền trung bình hàng tháng một sinh viên có được cho toàn bộ sinh hoạt của bản thân là khoảng 700.000 đồng, nghiên cứu cho thấy Sinh viên chỉ chi ra khoảng 140.000 cho toàn bộ hoạt động giải trí của mình. Như vậy, tiền sử dụng cho các hoạt động giải trí là không nhiều. Trong một giả định mà nghiên cứu đưa ra là nếu số tiền hàng tháng của bạn tăng lên gấp đôi, bạn chi tiêu thế nào cho giải trí, ta thấy rằng Sinh viên không dám tăng tiền chi tiêu cho giải trí lên nhiều. Khi được hỏi tại sao chi tiêu dè dặt cho giải trí đến thế, có bạn đã trả lời: "Nếu có thêm tiền, mình sẽ đầu tư nhiều hơn vào tiền ăn uống, mua sách vở phục vụ cho học tập trước, nếu còn dư ra, lúc đó mới dành tiền cho giải trí sau. Mà có lẽ cũng không thể dư ra được đâu vì đời sống Sinh viên mình còn khó khăn, có thêm tiền thì cũng còn trăm thứ phải lo. Cũng muốn giữ lại chút đểđi chơi hay đi mua sắm nhưng thực sự là khó".
Không ít gia đình vẫn giữ những quan niệm cổ hủ, không ủng hộ nữ sinh viên tham gia các hoạt động mở có tính giao lưu, hòa nhập cao, đặc biệt là những hoạt động liên quan tới vấn đề tình yêu, tình dục. Người thân của nữ sinh viên cũng thường lo lắng tới vấn đề sức khỏe và học tập của các bạn mỗi khi các bạn tham gia một chương trình diễn kéo dài, đòi hỏi đầu tư nhiều sức lực, thời gian. Thiếu sựủng hộ của gia đình, các nữ sinh viên không thể dốc sức vào hoạt động của trường lớp. Vấp phải sự phản đối của gia đình, các bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong công tác Đoàn thể, bản thân tổ chức Đoàn cũng có khó khăn trong việc tuyên truyền và thu hút sự ủng hộ của Đoàn viên.
Nếu như gia đình không chủ động giáo dục, định hướng cho nữ sinh viên từ nhỏ cũng như tới lúc trưởng thành, nữ sinh viên sẽ thiếu các nhận thức cơ bản đúng đắn, sai lệch trong nhận thức và hành động. Gia đình là cái nôi của mỗi người, là nền tảng cho sự phát triển của cá nhân. Môi trường gia đình không thuận lợi sẽ tác động khá nhiều đến tính cách, quan điểm, lối sống và định hướng tương lai của nữ sinh viên.
3. Nhà trường và tổ chức Đoàn:
Một cuộc khảo sát nhỏ với các đội trưởng đội tình nguyện và chủ nhiệm các CLB của 2 trường Đại học xây dựng Hà Nội và Đại học ngoại thương Hà Nội cho thấy: Hầu hết các cán bộ Đoàn cơ sở đều nhận định rằng có hai hạn chế từ phía nhà trường và tổ chức Đoàn khiến cho vai trò của Đoàn trong việc cải thiện chất lượng đời sống sinh hoạt, học tập, giải trí của nữ sinh viên không được cao. Thứ nhất: các hoạt động Đoàn, CLB vẫn tập trung vào một khoảng thời gian nhất định, chứ không phân bố đều xuyên suốt trong cả năm. Thực tế này sẽ khiến sinh viên, đặc biệt là nữ sinh viên khó sắp xếp thời gian và làm giảm sự hào hứng, nhiệt tình của các bạn. Thứ hai: còn thiếu những hoạt động hướng tới riêng đối tượng nữ sinh viên, để nữ sinh viên được bộc lộ khả năng của mình.
Nguyên nhân của tình trạng này là do Cán bộ Đoàn của một số cơ sở còn thiếu sát sao, quan tâm sâu sắc và trực tiếp tới tâm tư, tình cảm, đời sống của nữ sinh viên. Làm cho công tác Đoàn mới chỉ diễn ra ở tầm khái quát, chung chung mà thiếu tính thực tế, gần gũi, chi tiết.
Bản thân nhà trường và tổ chức Đoàn cũng gặp không ít khó khăn về vấn đề tài chính, nhân sự… cơ cấu tổ chức của một số CLB còn thiếu rõ ràng và thiếu những nhân tố lãnh đạo thực sự xuất sắc. Các CLB cũng không thể hoạt động hiệu quả, lâu dài và chuyên nghiệp khi chưa tìm kiếm được nguồn tài chính ổn định, vững chắc.
4. Xã hội nói chung và môi trường sống nói riêng:
Đời sống xã hội phức tạp và sự thay đổi môi trường sống có một số tác động tiêu cực đến nhận thức và tâm lí của nữ sinh viên. Sự xâm nhập của văn hóa nước ngoài với những quan điểm sống, cách sống mới ít nhiều làm suy giảm những giá trị truyền thống lâu đời. Kinh tế phát triển và đô thị hóa làm một bộ phận nữ sinh viên có xu hướng coi trọng hình thức và tài chính hơn là trau đồi văn hóa, tri thức, nhân cách. Văn hóa phẩm, các mối quan hệ xã hội, sự giáo dục của nhà trường và tác động của
nhiều yếu tố bên ngoài khác cũng có ảnh hưởng đến đời sống giải trí, học tập của nữ sinh viên.