CHO NỮ SINH VIÊN

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 184 - 190)

II. Một số giải pháp nâng cao số lượng và chất lượng sinh viên nữ

CHO NỮ SINH VIÊN

3. Giải pháp về hỗ trợ

CHO NỮ SINH VIÊN

TRONG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE, GIÁO DỤC GIỚI TÍNH, TRANG BỊ KIẾN THỨC, RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG TRANG BỊ KIẾN THỨC, RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG

CHO NỮ SINH VIÊN --- ---

(Hội Sinh viên thành phốĐà Nẵng)

Nữ sinh viên là nhóm xã hội đặc thù, là bộ phận của thanh niên sinh viên Việt Nam, lực lượng trí thức, nhân lực chất lượng cao trong tương lai của nước nhà Theo thống kê, nữ sinh viên hiện nay chiếm hơn 47% tổng số sinh viên cả nước. Sau hơn 20 năm đổi mới, hệ thống giáo dục nước ta đã có bước phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo, việc tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân có cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học, nhất là con em đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh nữ ở khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa, miền núi, chính sách cử tuyển của Nhà nước hàng năm đã tạo cơ hội cho nhiều sinh viên nữ là người dân tộc thiểu số được tuyển chọn vào các trường Đại học và là nguồn cán bộ nữ để trở về làm việc tại vùng cao, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bịđại học dân tộc đã thu hút nhiều con em các dân tộc vào học, tạo cơ hội cho các em nữ có cơ hội được đến trường. Vì thế, số lượng nữ sinh viên trúng tuyển vào đại học, cao đẳng hệ chính quy tăng dần qua các năm.Theo số liệu thống kê từ năm 2007 đến 2009: Năm học 2007 - 2008, trong tổng số 1.180.547 sinh viên (bao gồm cả chính quy và vừa làm vừa học), số sinh viên nữ là 571.523, chiếm 48,41%. Năm học 2008-2009, trong tổng số 1.242.778 sinh viên, số sinh viên nữ là 602.676, chiếm 48,49%. Như vậy, tỷ lệ sinh viên nữ trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng hệ chính quy cũng như tỷ lệ sinh viên nữ của các loại hình đào tạo đều chiếm tỷ lệ tương đối cao và tăng dần qua các năm. Số lượng nữ sinh theo các ngành nghề đào tạo có sự khác nhau, sinh viên nữ chiếm tỷ lệ cao trong các trường khối ngành sư phạm, xã hội, kinh tế.

Công tác nữ sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng chính vì vậy từ lâu cũng đã trở thành sự quan tâm của các nhà trường, của tổ chức Đoàn, Hội trong nhà trường. Trong đó, những vấn đề về chăm sóc khỏe nữ sinh viên, giáo dục giới tính, trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống cho nữ sinh viên là những nội dung cốt yếu trong công tác nữ sinh viên. Thực tế cho thấy đây là những vấn đề hạn chế, những mặt yếu của nữ sinh viên. Số lượng nữ sinh viên biết tự chăm sóc sức khỏe cho mình còn chưa nhiều, một phần vì thiếu kiến thức, một phần vì thiếu kinh phí, một phần vì áp lực việc học tập khá lớn, và một phần có lẽ vì thói quen “sống bừa bãi” trong sinh viên. Kiến thức về giới tính, về bình đẳng giới trong không sinh viên nữ là khá mơ hồ, có chăng là cũng chỉ tiếp thu được từ kinh nghiệm, từ internet. Kiến thức của nữ sinh viên về cuộc sống không nhiều vì ít được va chạm, ít được trải nghiệm, đặc biệt là với sinh viên nội trú. Kỹ năng sống của phần lớn nữ sinh viên còn rất hạn chế, nhất là kiến thức về giao tiếp, ứng xử, về kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội. bên cạnh những nữ sinh năng động, vẫn còn rất nhiều những nữ sinh rụt rè, nhút nhất,

thiếu năng động vì tâm lý tự ti, vì tình trạng thiếu kỹ năng sống của mình. Chính vì vậy, có những nữ sinh học rất giỏi, nhưng khi ra trường làm việc lại không thành công, đơn giản vì họ thiếu những kỹ năng sống cần thiết phải có. Đây là những vấn đề không đơn giản.

“Thanh niên - lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời, là đơn vị tuyệt vời nhất và linh hoạt nhất của nhân loại” (Kalinin). Đó không chỉ là giai đoạn đẹp nhất của đời người, mà còn là nền tảng quan trọng nhất để chuẩn bị hành trang bước vào những thử thách của cuộc sống. Đối với nữ sinh viên cũng vậy, họ rất cần được trang bị những hành trang cần thiết mà có thể bản thân họ không tự làm được. Việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục giới tính và rèn luyện kỹ năng sống sẽ là rất quan trọng và cần thiết để giúp cho nữ sinh viên có đủ điều kiện về sức khỏe, có một lối sống điều độ, hướng đến sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần, chuẩn bị tốt công tác hướng nghiệp để tạo dựng t- ương lai vững chắc.. và đó sẽ là hành trang quan trọng giúp các bạn nữ sinh vào đời.

Trong những năm qua, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các cấp đã tăng cường công tác giáo dục định hướng giá trị cho thanh niên sinh viên, trong đó công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục giới tính, trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống cho nữ

sinh viên cũng là một trong những vấn đề được các cấp bộ Đoàn, Hội quan tâ đầu tư

bằng các hoạt động lồng ghép nội dung giáo dục giới tính, kỹ năng sống cho sinh viên nói chung và nữ sinh viên nói riêng trong các hoạt động tuyên truyền, giáo dục của

Đoàn, Hội; thông qua các hoạt đó tạo môi trường, hỗ trợ đồng hành tạo môi trường giúp nữ sinh viên học tập và rèn luyện tốt, thông qua các hoạt động giáo dục lối sống, nếp sống và ý thức công, giáo dục phổ biến pháp luật được tổ chức thường xuyên, với nhiều hoạt động như tổ chức các diễn đàn, tọa đàm về lối sống, nếp sống văn minh, các cuộc thi kiến thức SKSS, các câu lạc bộ Sống đẹp, các hoạt động biểu dương gương sáng sinh viên…tạo môi trường rèn luyện tốt và định hướng lối sống cho nữ

sinh viên. Các hoạt động dành cho nữ sinh viên tập trung vào việc hỗ trợ đời sống vật chất tinh thần, xây dựng môi trường sống lành mạnh, rèn luyện kỹ năng, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục giới tính cho nữ sinh viên, như: các chương trình tôn vinh, các giải thưởng, phần thưởng, học bổng, phát triển các loại hình câu lạc bộ nữ sinh viên, các hội thi... Công tác cán bộ nữ sinh viên được coi trọng, đảm bảo tỷ lệ nữ sinh viên tham gia Ban Chấp hành, Ban Thư ký, Ban Kiểm tra và giữ chức vụ lãnh đạo của Hội Sinh viên các cấp. Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong nhiều trường đại học, trong nhiều năm nay đều tổ chức các hoạt động tôn vinh nữ sinh như cuộc thi nữ sinh tài năng, nữ sinh thanh lịch đã động viên được nhiều sinh viên tham gia, tạo sân chơi lành mạnh và khuyến khích nữ sinh tự tin, năng động hơn. Các hoạt động thể dục thể thao mang tính đặc thù của nữ sinh như thể dục nhịp điệu, Dance sport, bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông,... nhằm nâng cao thể chất cho nữ sinh được các nhà trường quan tâm tổ chức. Trung ương Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên cũng đã chỉ đạo Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên các trường thành lập trung tâm hỗ trợ sinh viên, trong đó ngoài việc tư vấn, hỗ trợ tìm việc làm, nhiều trường đã làm tốt việc tư vấn tâm lý, tình cảm, giúp sinh viên nói chung và nữ sinh viên nói riêng tháo gỡ được các vướng mắc, vượt khó vươn lên trong học tập.

Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn rằng công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục giới tính, trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống cho nữ sinh viên chưa thực sựđạt hiệu quả cao, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao của nữ sinh viên; điều kiện, phương tiện hoạt động và nguồn lực cho công tác này còn nhiều hạn chế khó khăn.

Đối tượng nữ sinh viên là một trong những đối tượng sinh viên đặc thù do đó, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên cần có giải pháp thích hợp hơn để công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục giới tính, trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống cho nữ sinh viên đạt được hiệu quả cao, đồng thời góp phần hỗ trợ việc giáo dục định hướng giá trị cho nữ thanh niên sinh viên. Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên cần quan tâm đến một số giải pháp như sau:

Trước hết, về nhận thức, Đoàn, Hội trong hoạt động của mình cần phải chú ý đến việc tuyên truyền, vận động nữ sinh viên quan tâm đến những vấn đề trên và tự ý thức về tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe, về giới tính, về kỹ năng sống. Đây là vấn đề gốc, bởi nếu bản thân mỗi nữ sinh viên không nhận thức được điều này thì dù Đoàn, Hội có làm gì đi nữa cũng chỉ là tác động bên ngoài, có hiệu quả rất ít. Qua các diễn đàn, các buổi sinh hoạt, chi đoàn, chi hội cần làm cho nữ sinh viên tự ý thức, tự thấy cần thiết phải được trang bị, tự nguyện tham gia vào các hoạt động giáo dục giới tính, rèn luyện kỹ năng thì hiệu quả của công việc này mới đạt được như mong muốn. Từ yêu cầu đó, việc tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe, giới tính, về kỹ năng sống cần được Đoàn, Hội tiến hành thường xuyên, bằng nhiều hình thức phù hợp, sinh động và đến với đối tượng, đến từng chi đoàn, chi hội và đến từng lớp.

Hai là, phát triển mạnh mẽ mô hình hoạt động câu lạc bộ trong nhà trường. Vì mô hình sinh hoạt câu lạc bộ được thực tế kiểm nghiệm là rất phù hợp để tuyên truyền, chuyển tải những vấn đề như trên với hội viên. Xây dựng và làm người hướng dẫn để các Câu lạc bộ nữ sinh, Câu lạc bộ kỹ năng trong nhà trường được hoạt động ngày càng nhiều và hiệu quả, tạo môi trường để các bạn nữ sinh tham gia. Chú ý các mô hình thời gian qua một số trường tổ chức hiệu quả như: Câu lạc bộ Nữ sinh, Câu lạc bộ Tình yêu – hôn nhân – gia đình, Câu lạc bộ bạn gái, Trung tâm tư vấn, dịch vụ cho nữ sinh viên...; tổ chức các diễn đàn với nội dung liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục giới tính, trang bị kiến thưc, rèn luyện kỹ năng sống cho nữ sinh viên, tạo điều kiện cho nữ sinh viên được trao đổi, tâm sự; đồng thời tạo các sân chơi bổ ích cho nữ sinh viên rèn luyện kỹ năng, trở thành công cụ hỗ trợ cho học tập. Đặc biệt, việc thành lập các câu lạc bộ dành cho nữ sinh viên sinh nhằm giúp các bạn nữ sinh có thể chia sẻ những khúc mắc của mình về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình... Các Câu lạc bộ sinh hoạt với nhiều hình thức phong phú như tư vấn trực tiếp, tư vấn qua thư hay qua những tiểu phẩm xoay quanh nội dung chăm sóc sức khỏe, giáo dục giới tính các bạn có thể bày tỏ thẳng thắn những lo ngại của mình về vấn đề lạm dụng tình dục, hậu quả của việc có thai ngoài ý muốn, vấn đề kỳ thị với những bệnh nhân HIV/AIDS... Đó chính là một môi trường sinh hoạt tốt cho nữ sinh viên quan tâm tới sự thay đổi về tâm sinh lý, sự thay đổi cơ thể của chính bản thân mình. Thông qua hoạt động của các Câu lạc bộ nữ sinh viên sẽ được cung cấp một lượng kiến thức nhất định về chăm sóc sức khỏe, giáo dục giới tính, góp phần nâng cao sự

hiểu biết về tâm sinh lý. tình dục an toàn, phòng tránh thai ngoài ý muốn, phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục,… góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời, với vai trò của mình, Đoàn, Hội cần tác động để cấp ủy, Ban Giám hiệu nhà trường chú trọng, tạo điều kiện hỗ trợ để các mô hình, các hoạt động tuyên truyền của Đoàn trong lĩnh vực này được duy trì tốt.

Thứ ba là, Đoàn, Hội cần đề xuất và tổ chức các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho nữ sinh, nhất là các điều kiện cần thiết cho các hoạt động về sinh hoạt giới trong nhà trường phù hợp với các điều kiện tâm sinh lý của nữ sinh, đặc biệt là sức khỏe sinh sản và giáo dục giới tính. Phối hợp với Ủy ban Dân số Kế hoạch hóa gia đình tổ chức hoạt động chăm sóc sức khỏe, cung cấp kiến thức giới tính cho nữ sinh viên. Đồng thời vận động nữ sinh viên tích cực tham gia các chương trình xã hội như: Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, nước sạch vệ sinh môi trường, phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác. Ởđộ tuổi này, cùng với môi trường sinh hoạt và thói quen sống, nữ sinh viên nhiều người còn chưa hiểu đúng khái niệm về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Hoạt động tuyên truyền của Đoàn, Hội cần chắt lọc những kiến thức cơ bản nhất để tuyên truyền rộng rãi trong tất cả nữ sinh viên, giúp họ hiểu rõ hơn về sức khoẻ sinh sản, sự cần thiết phải tiếp cận sức khoẻ sinh sản, những lứa tuổi cần được CSSKSS và những nội dung CSSKSS. Trong đó, tập trung ưu tiên vào các nội dung CSSKSS, bao gồm: kiến thức về bình đẳng giới, phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, giáo dục về tình dục, phòng tránh thai và phá thai an toàn….nhằm giúp nữ sinh viên có điều kiện tìm hiểu, nâng cao kiến thức về sức khoẻ sinh sản; xác định phương hướng để điều chỉnh hành vi, thói quen sinh hoạt để bảo vệ sức khoẻ sinh sản cho bản thân. Hướng dẫn nữ sinh viên vận dụng kỹ năng sống để ứng xử với những tình huống thường gặp: những tình huống bối rối trước những cảm xúc nảy sinh từ những tình bạn khác giới cần thái độ kiên quyết để thoát ra, tình huống băn khoăn trước mối quan hệ tình yêu, tình dục và sự nhận diện cho được tình yêu chân chính, tránh nhẹ dạ cả tin, tình huống nguy cơ bị xâm hại tình dục, nguy cơ có thai ngoài ý muốn…Đoàn, Hội cũng cần phê phán mạnh mẽ hiện tượng “sống thử” đang diễn ra không ít trong sinh viên hiện nay, một hiện tượng mà đa phần các sinh viên nữ phải gánh chịu hậu quả tiêu cực.

Đối với việc giáo dục giới tính và các vấn đề việc giới, bình đẳng giới, hoạt động của Đoàn, Hội cần hướng đến mục tiêu làm cho nhận thức của nữ sinh viên hiểu được 4 tiêu chí cơ bản về giới “Có các cơ hội như: Trong các cơ hội hnư nhau cho cả hai giới với việc tiếp cận các nguồn lực phát triển gia đình và xã hội. Tạo ra một thực tế không còn khoảng cách về địa vị xã hội cả nam và nữ, nhờ vào sự đánh giá công bằng lao động xây dựng gia đình và xã hội. Một sự hưởng thụ như nhau về lợi ích vật chất và tinh thần, do gia đình và cộng đồng xã hội tạo ra. Cũng như sự thu hút như nhau vào việc giải quyết các vấn đề nhằm bảo đảm cho sự phát triển của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội”. Những nhận thức trên cần được thẩm thấu trong nữ sinh viên, trong thế hệ trẻ và trong tư duy, thái độ và hành vi đối xử của họ.

Thứ năm là, đặc biệt chú ý đến giáo dục kỹ năng sống cho nữ sinh viên, tạo môi trường để họ rèn luyện kỹ năng sống bằng cách tham gia những hoạt động cụ thể

do Đoàn - Hội tổ chức. Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Giáo dục cho thấy 83% sinh viên thiếu các kỹ năng mềm, đặc biệt là khả năng tập trung cho hành trang vào đời của mình. Thậm chí, nhiều người còn phàn nàn giới trẻ thiếu kỹ năng để giữ gìn

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 184 - 190)