III- Thực trạng công tác nữ sinh viên của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên
2- Các hoạt động dành riêng cho nữ sinh viên
Cùng với việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo sân chơi chung, bình đẳng cho nam sinh viên và nữ sinh viên tham gia, các cấp bộ Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên đã chú trọng tổ chức các hoạt động thiết thực dành riêng cho nữ sinh viên, qua đó thể hiện sự quan tâm của tổ chức Hội đối với công tác nữ sinh viên. Các hoạt động chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ đời sống vật chất tinh thần và chăm sóc sức khoẻ, giáo dục giới tính cho nữ sinh viên.
2.1- Về các hoạt động hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho nữ sinh viên, tuyên dương khen thưởng nữ sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học; các hoạt động tôn vinh vẻđẹp của nữ sinh viên Việt Nam:
Các cấp bộ Đoàn, Hội đã quan tâm hỗ trợ phát triển giới trong nữ sinh viên thông qua thành lập các loại hình câu lạc bộ, tổ chức các cuộc thi, Hội thi cho nữ sinh viên:
- Hiện nay hệ thống các Câu lạc bộ dành cho nữ sinh viên tương đối phát triển tại hầu hết các trường, như: câu lạc bộ nữ sinh, Câu lạc bộ bóng đá nữ, Câu lạc bộ nấu ăn, Câu lạc bộ tư vấn sức khoẻ sinh sản, Câu lạc bộ bạn gái, Câu lạc bộ tiền hôn nhân và gia đình, Chi hội nhà trọ... Câu lạc bộđang dần trở
thành sân chơi thiết thực, bổ ích cho nữ sinh viên trong trao đổi kinh nghiệm, phương pháp học tập, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
- Tích cực phối hợp Ban nữ công, Công đoàn nhà trường tổ chức tốt công tác nữ sinh viên, bảo vệ quyền lợi chính đáng, thực hiện tốt chế độ chính sách nữ sinh viên, đặc biệt nữ sinh viên vùng nông thôn, dân tộc, miền núi. Tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm động viên, cổ vũ nữ sinh viên: tổ chức mít tinh, tặng quà nữ sinh viên nhân ngày quốc tế phụ nữ - 8/3, ngày phụ nữ Việt Nam - 20/10.
- Nhằm khuyến khích nữ sinh viên - nữ tài năng trẻ, nữ trí thức trong tương lai, Quỹ “Giải thưởng phụ nữ Việt Nam” của Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng học bổng và Bằng khen cho các nữ sinh viên đỗ Thủ khoa
vào các trường Đại học. Hai năm một lần, Ủy ban Giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam do Hội LHPN Việt Nam chủ trì tổ chức gặp mặt nữ sinh viên xuất sắc của các trường Đại học trong cả nước giao lưu với các tập thể, cá nhân nhận Giải thưởng Kovalevskaia. Qua đó truyền tải những kinh nghiệm và niềm say mê khoa học của những người phụ nữđi trước cho nữ sinh viên.
- Hội thi “Sinh viên thanh lịch”, “Nữ sinh tài năng”, “Hoa khôi học
đường” là một trong những hoạt động phổ biến được hầu hết các cấp bộĐoàn, Hội tổ chức từ cấp khoa, trường, liên trường, tỉnh, thành và khu vực tổ chức.
Đây đang là sân chơi bổ ích, thiết thực cho nữ sinh viên rèn luyện đạo đức, lối sống, kỹ năng; đồng thời góp phần phần định hướng giá trị chân, thiện, mỹ cho nữ sinh viên, khuyến khích nữ sinh viên tự tin, năng động hơn. Sân chơi này
đang ngày càng thu hút sự hưởng ứng, tham gia của nữ sinh viên. Bên cạnh đó, nhiều sân chơi dành cho nữ sinh viên theo chuyên ngành học được tổ chức đa dạng, thu hút sự quan tâm nhiệt tình, tích cực của nữ sinh viên, như: cuộc thi "duyên dáng nữ doanh nhân", diễn đàn "Nữ doanh nhân thành đạt" (Hội Sinh viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân), Hội thi "Nữ sinh thanh lịch” (Đoàn trường
Đại học Sư phạm Hà Nội). Ngày càng nhiều nữ sinh viên tham gia hoạt động, cuộc thi sắc đẹp của khu vực, quốc gia, quốc tế. Thành Đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức Hội thi "Sinh viên Thủ đô tài năng và thanh lịch”, "Hoa khôi thủđô” thu hút hàng trăm nữ sinh viên tham gia.
- Các hoạt động thể dục thể thao mang tính đặc thù của nữ sinh như thể
dục nhịp điệu, Dance sport, bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông,... nhằm nâng cao thể chất cho nữ sinh được Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các cấp quan tâm tổ
chức. Trung ương Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên cũng đã chỉ đạo Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên các trường thành lập Trung tâm hỗ trợ sinh viên, trong đó ngoài việc tư vấn, hỗ trợ tìm việc làm, nhiều trường đã làm tốt việc tư
vấn tâm lý, tình cảm, giúp sinh viên nói chung và nữ sinh viên nói riêng tháo gỡđược các vướng mắc, vượt khó vươn lên trong học tập.
- Tổ chức các lớp học về nữ công gia chánh, trang điểm, cắt may, thêu, hội hoạ; diễn đàn cho nữ sinh viên bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị, giải quyết khó khăn, vướng mắc...
Đây là hoạt động được các cấp bộ Hội quan tâm thực hiện, mang lại hiệu quả thiết thực, thu hút đông đảo nữ sinh viên tham gia, như: vận động, tổ chức nữ sinh viên tham gia bảo vệ cảnh quan, môi trường, vệ sinh nơi ở, giảng
đường học tập; thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về
sức khoẻ sinh sản, tình dục, về giới trong nữ sinh viên, mở các lớp học về trang
điểm, bạn gái làm đẹp, thời trang sinh viên, mời các chuyên gia tư vấn tâm lý nói chuyện với nữ sinh viên về các vấn đề quan tâm, thắc mắc trong cuộc sống, học tập, tình bạn, tình yêu...
Ban Bí thư Trung ương Đoàn chỉ đạo các Báo, Nhà xuất bản của Đoàn xây dựng các chuyên mục chăm sóc sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên nói chung và nữ thanh niên, nữ sinh viên nói chung. Nhà Xuất bản thanh niên phát hành nhiều ấn phẩm dành cho độc giả nữ thanh niên. Một số báo, tạp chí có các ấn phẩm hấp dẫn thường xuyên có chuyên mục tư vấn cho nữ sinh viên liên quan đến giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản, như: Tạp chí Thời trang trẻ, các ấn phẩm: Người đẹp, Tiền phong cuối tháng (Báo Tiền phong), Hoa học trò (Sinh viên Việt Nam), Tuổi trẻ hạnh phúc (Tạp chí thanh niên), Trang sức khỏe, ẩm thực (Báo Thanh niên), Chương trình Cửa sổ tình yêu (Phát thanh thanh niên)... Chỉ đạo đưa nội dung bình đẳng giới vào nghiên cứu, biên soạn giáo trình giảng dạy. Trên cơ sở đó, Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Thanh Thiếu nhi Miền Bắc (thông qua dự án UNPA) biên soạn bộ tài liệu về Bình đẳng giới để đưa vào chương trình giảng dạy cho các khóa đào tạo 2 năm gồm 45 tiết và khóa 1 năm gồm 30 tiết về giới và bình đẳng giới.
Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp với Trung ương Hội Kế
hoạch hoá gia đình Việt Nam tổ chức Chương trình tư vấn sức khoẻ sinh sản và chăm sóc làn da cho nữ sinh viên với hàng trăm buổi tư vấn chăm sóc sức khoẻ, sinh sản, tình dục và làm đẹp thu hút đông đảo nữ sinh viên hào hứng tham gia. Trong thời đại bùng nổ thông tin, sinh viên Việt Nam nói chung, các nữ sinh viên nói riêng đang phải đối mặt với dòng văn hóa ngoại lai, ảnh hưởng tích cực và tiêu cực không nhỏ đến phong cách sống của giới trẻ. Nữ sinh viên là lực lượng có trình độ; là một phần của lực lượng trí thức, nguồn nhân lực chất lượng cao, là người vợ, người mẹ trong tương lai. Với phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, nữ sinh viên Việt Nam có tính cách và phẩm chất phù hợp
như một tuyên truyền viên về chăm sóc sức khỏe giới tính, phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Với mục đích đó, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nữ sinh viên Việt Nam với công tác phòng, chống HIV/AIDS” nhằm nâng cao nhận thức của nữ sinh viên về tác hại của các tệ nạn xã hội và công tác phòng, chống HIV/AIDS đối với chính bản thân mình và toàn xã hội; đồng thời cũng định hướng nữ sinh viên như một truyên truyền viên tích cực đối với gia đình, nhà trường và xã hội về văn bệnh thế kỷ này. Triển khai Dự án “Tìm hiểu về tình dục và sức khỏe sinh sản qua các vở kịch” giai đoạn 2008 - 2011 nhằm góp phần nâng cao nhận thức về quyền sức khỏe sinh sản cho học sinh, sinh viên;
đồng thời, giúp các cơ sởĐoàn lồng ghép mô hình sân khấu tương tác trong các hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên. Hiện nay, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã thành lập 03 Trung tâm tư vấn sức khỏe sinh sản cho cho học sinh, sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên - Huế, Thái Nguyên. Các Trung tâm đã tiếp nhận nhiều nữ sinh viên đến trao đổi, tư vấn về
sức khỏe sinh sản. Nhiều chương trình dành cho nữ sinh viên tham gia các hoạt
động xã hội tại cộng đồng đã được tổ chức, như: Chương trình phòng chống HIV/AIDS, chương trình phòng chống các tệ nạn xã hội; tổ chức tuyên truyền, phòng tránh các bệnh truyền nhiễm. Tổ chức tốt phong trào rèn luyện thể dục thể thao: bóng chuyền, cầu lông, khiêu vũ ...