Tình hình nữ sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học:

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 135 - 138)

II. MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ CÔNG TÁC NỮ THANH NIÊN, NỮ SINH VIÊN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀĐẶT RA.

2. Tình hình nữ sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học:

2.1. Tình hình tư tưởng, thái độ chính tr ca n sinh viên:

Sự quan tâm của nữ sinh viên đối với các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nước

Trước các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội hiện nay, nữ sinh viên quan tâm nhiều nhất tới các vấn đề xã hội nổi bật. Các vấn đề kinh tế, chính trị trong và

12 Bộ Giáo dục và đào tạo “Thống kê giáo dục và đào tạo qua các năm học 2007- 2008 đến 2009 - 2010”

ngoài nước hay các sự kiện văn hóa, thể dục thể thao ít được nữ sinh viên quan tâm hơn. Cụ thể, nữ sinh viên quan tâm nhất tới các vấn đề xếp theo thứ tự ưu tiên như sau14:

- Tình hình tăng học phí ở các cấp học, bậc học: 81.3% - Vấn đề nghề nghiệp, việc làm của thanh niên: 76.2%

- Tình hình tăng giá điện, xăng dầu, các mặt hàng thiết yếu: 73.8% - Tình hình biến đổi khí hậu (thiên tai, dịch bệnh,...): 72.7%

- Vấn đề ô nhiễm môi trường: 59.0%

- Vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm: 55.5%

Vấn đề kinh tế, chính trịđược nữ sinh viên quan tâm ít hơn, trong đó chủ yếu là cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (44.9%); chính sách kích cầu kinh tế của Chính phủ chống suy giảm kinh tế (42.2%); tình hình bất ổn chính trịở các quốc gia trong khu vực (39.5%).

Các sự kiện văn hóa, thể dục thể thao được nữ sinh viên quan tâm ít hơn cả, trong đó chủ yếu là các cuộc thi tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ (36.7%); các lễ hội quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam (32.8%); sự kiện thể thao nổi bật trong nước và quốc tế (World Cup,...) (27.0%).

Có thể thấy, nữ sinh viên quan tâm nhiều nhất tới những vấn đề gắn liền với thực tiễn cuộc sống của bản thân (học phí; giá điện, xăng dầu; nghề nghiệp, việc làm,…). Trong khi đó, những vấn đề kinh tế, chính trị hay những sự kiện văn hóa ít có tác động trực tiếp đến đời sống hàng ngày nên không thu hút nhiều sự quan tâm của nữ sinh viên.

Tâm trạng, thái độ của nữ sinh viên trước các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nước

y Nhìn chung, nữ sinh viên có tâm trạng tự hào, phấn khởi đối với các sự kiện lớn của đất nước trong năm 2010 như các hoạt động hướng tới Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội (78.5%); sự kiện GS Ngô Bảo Châu đạt giải thưởng Fields về toán học (72.7%); Việt Nam đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên của ASEAN (64.1%) hay các sự kiện văn hóa, thể thao nổi bật (các di sản văn hóa mới được công nhận; các lễ hội quảng bá đất nước, con người Việt Nam; thành tích thể thao quốc gia,...) (62.9%). Đồng thời nữ sinh viên cũng tin tưởng các sự kiện chính trị lớn như Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (75.0%) và cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (70.7%) sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho sự phát triển của đất nước15.

y Mặc dù đại đa số nữ sinh viên có thái độ lạc quan, phấn khởi đối với sự phát triển của đất nước song bối cảnh kinh tế, xã hội đang diễn ra trong nước hiện nay cũng khiến tâm trạng của nhiều nữ sinh viên xen kẽ cả những băn khoăn, lo lắng. Khảo sát

14 Viện nghiên cứu thanh niên, Khảo sát đánh giá tình hình thanh niên 2010

cho thấy, 84.0% nữ sinh viên cho rằng mình lạc quan, phấn khởi đối với sự phát triển của đất nước, trong đó 17.6% hoàn toàn lạc quan, phấn khởi, 66.4% lạc quan, phấn khởi nhưng còn nhiều băn khoăn, lo lắng. 96.5% nữ sinh viên tin tưởng vào thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó 25.5% rất tin tưởng, 71.0% tin tưởng nhưng vẫn còn băn khoăn16.

Thái độ băn khoăn, lo lắng của nữ sinh viên thể hiện khá rõ nét đối với một số chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng, Chính phủ cũng như các vấn đề xã hội bức xúc, nổi cộm đang diễn ra hiện nay. Khảo sát cho thấy, có trên 1/2 nữ sinh viên tham gia khảo sát (50.4%) cảm thấy băn khoăn với chính sách kích cầu kinh tế của Chính phủ chống suy giảm kinh tế; 76.2% bi quan và lo lắng với chủ trương tăng giá điện, xăng dầu, các mặt hàng thiết yếu; 74.6% lo lắng với chủ trương tăng học phí ở các cấp học, bậc học. Cùng với đó, những vấn đề xã hội nổi cộm khiến nữ sinh viên lo lắng nhiều nhất là: vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm (84.8%); vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm (77.3%); tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh (76.2%); vấn đề ô nhiễm môi trường (75.8%); tình trạng tham nhũng (71.1%); tình hình vi phạm pháp luật gia tăng (66.4%)17.

Có thể thấy, những băn khoăn, lo lắng của nữ sinh viên chủ yếu liên quan đến những vấn đề thực tiễn cuộc sống của họ. Điều này, một mặt cho thấy, sự không ổn định và tính bất ổn của một số vấn đề xã hội đang tác động đến tư tưởng của thanh niên. Đồng thời mặt khác, cũng phản ánh sự quan tâm của thanh niên đến các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội.

Ý thức, trách nhiệm của nữ sinh viên đối với sự phát triển của đất nước

Đại đa số nữ sinh viên hiện nay (92.9%) hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước, trong đó 63.1% ý thức được trách nhiệm của mình và sẵn sàng tham gia vào mọi lĩnh vực phát triển đất nước, 29.8% hiểu rõ trách nhiệm nhưng chưa tin tưởng vào vai trò của bản thân18. Có thể thấy, nữ sinh viên có thái độ khá tích cực trong việc đóng góp sức mình tham gia vào công cuộc phát triển đất nước.

Nguyện vọng, mong muốn phấn đấu vào Đảng của nữ sinh viên

Phần đông nữ sinh viên được khảo sát (86.6%) có mong muốn phấn đấu trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam với những mục đích khá tích cực như: được đứng trong hàng ngũ của Đảng để có điều kiện rèn luyện, cống hiến (75.8%), vào Đảng là niềm vinh dự và tự hào cho bản thân và gia đình (56.5%). Bên cạnh đó cũng đáng lưu ý một bộ phận nữ sinh viên có mục đích, động cơ vào Đảng còn tính toán đến quyền lợi cá nhân như: vào Đảng là điều kiện "để dễ tìm kiếm công ăn việc làm" (30.2%); vào Đảng “để có cơ hội thăng tiến" (22.9%).

13.4% nữ sinh viên không muốn phấn đấu trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam chủ yếu là vì: sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên (60.4%); sự giảm sút uy tín của tổ chức Đảng ở một số nơi

16 Viện nghiên cứu thanh niên, Điều tra tình hình tư tưởng của sinh viên năm 2010

17 Viện nghiên cứu thanh niên, Khảo sát đánh giá tình hình thanh niên 2010

(55.2%). Điều này cho thấy vai trò gương mẫu của đảng viên cũng như uy tín của tổ chức Đảng cơ sở có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng chính trị của nữ sinh viên. Bên cạnh đó, một bộ phận nữ sinh viên không muốn trở thành đảng viên vì chỉ muốn là một công dân bình thường (33.3%); chưa hiểu rõ về mục tiêu, lý tưởng của Đảng (30.2%); trở thành đảng viên phải gương mẫu, gánh vác nhiều trách nhiệm (4.2%). Điều này xuất phát từ ý thức chính trị thiếu tích cực của chính bản thân nữ sinh viên. Ngoài ra, một số lý do khác như tiêu chuẩn phấn đấu trở thành đảng viên trong trường cao đẳng, đại học quá khó (26.0%), có nhiều sinh viên khác không muốn vào Đảng (5.2%) cũng tác động tới ý thức chính trị của một số nữ sinh viên19.

Sự quan tâm của nữ sinh viên đối với các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

Về cơ bản, nữ sinh viên hiện nay cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại, tuy nhiên sự hài lòng thể hiện ở các mức độ khác nhau. Khảo sát cho thấy, chỉ một số ít nữ sinh viên (14.9%) cho rằng họ rất hài lòng với cuộc sống hiện tại, trong khi phần đông (78.0%) cho rằng họ hài lòng với cuộc sống nhưng bên cạnh đó có đôi chút lo lắng.

Vấn đề mà nữ sinh viên quan tâm nhất trong quá trình học tập đó là việc làm sau khi tốt nghiệp (73.0%), tiếp đến là vấn đề học tập (54.8%). Các vấn đề khác như tình hình đời sống hàng ngày (24.5%) và cơ hội tham gia các hoạt động xã hội (28.0%) để tự khẳng định mình và trưởng thành cũng được một bộ phận không nhỏ nữ sinh viên quan tâm20. Điều này cho thấy, việc làm luôn là nhu cầu và sự quan tâm bức thiết nhất của tuổi trẻ, trong đó có nữ sinh viên. Nó có ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và tư tưởng của nữ sinh viên hiện nay.

2.2. Định hướng giá tr, li sng ca n sinh viên

Định hướng giá trị của nữ sinh viên

y Nhìn chung, nữ sinh viên không đồng tình với những quan điểm đi ngược lại các giá trị đạo đức, các chuẩn mực văn hóa vốn được coi trọng trong môi trường học đường như: truyền thống tôn sư trọng đạo, quy tắc ứng xử phù hợp, đúng mực với vai trò, vị thế trong giao tiếp ứng xử, trong học tập thi cử, trong quan hệ xã hội và trong thói quen hàng ngày.

95.5% nữ sinh viên không đồng tình với quan niệm “Nói trống không với người lớn tuổi hơn là điều bình thường không nên đánh giá về mặt đạo đức”; 83.9% không đồng tình với hiện tượng “Khi có người chế nhạo, vô lễ với thầy cô giáo, nhiều người tỏ ra vui thích”. 77.3% phản đối quan niệm “Tích cực học tập rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là biết cách “chạy điểm”; 70.6% phản đối quan điểm“Điểm danh, làm bài tập, kiểm tra, thi hộ được học sinh, sinh viên cho là hiện tượng bình thường”21. Điều này phản ánh trong ý thức của đại đa số nữ sinh viên, những giá trị

19 Viện nghiên cứu thanh niên, Điều tra tình hình tư tưởng của sinh viên năm 2010

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 135 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)