VIÊN THI ĐUA HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 164 - 167)

III. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ

VIÊN THI ĐUA HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

---

(Hi Sinh viên thành ph Hà Ni)

Sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam đã có những bước phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo, cung cấp một nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, lao động nữ có trình độ đại học được phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Trong môi trường đại học và cao đẳng, học tập, nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của đoàn viên, sinh viên. Hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tìm hiểu những kiến thức gắn với chuyên ngành đào tạo phát triển khá mạnh. Các phong trào học tập do Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên phát động đã tạo ra một môi trường học tập toàn diện cho sinh viên trong và ngoài trường, khơi dậy niềm tin cho sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học cũng như giúp sinh viên có cái nhìn đúng hướng về hoạt động nghiên cứu khoa học – một môi trường năng động chứ không khô khan như nhiều người sinh viên đánh giá. Với nhận thức đó, trong những năm qua, các cấp bộ Đoàn, Hội đã không ngừng tìm kiếm các mô hình hoạt động nhằm hỗ trợ sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng học tập của sinh viên.

Trong đội ngũ đông đảo sinh viên thì nữ sinh viên chiếm một tỷ lệ rất lớn; tuy nhiên, thực trạng công tác nữ sinh, đặc biệt vấn đề nữ sinh viên thi đua học tập, nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động xã hội ở các trường đại học, cao đẳng và học viện hiện nay đang vấp phải nhiều vấn đề, chẳng hạn như:

- Do ảnh hưởng của nền văn hóa phương Đông, đặc biệt là hệ tư tưởng phong kiến nên trong nhận thức của xã hội nói chung vẫn còn sự phân biệt, đối xử. Từ đó dẫn đến thực trạng chung của toàn xã hội hiện nay là chưa có cái hình cởi mở đối với phụ nữ nói chung và nữ sinh nói riêng trong vấn đề tình yêu, gia đình và sức khỏe sinh sản.

- Số nữ sinh ngoại tỉnh về học tập, lần đầu tiên xa gia đình cần có sự hỗ trợ, nhất là về chỗ ăn ở, sinh hoạt nhưng do khó khăn về ký túc xá nên nhiều nữ sinh viên phải thuê nhà trọ ở ngoại trú nên không ít trong số này bị tụt hậu cả về mặt học tập và hòa nhập vào môi trường mới. Nhìn chung nữ sinh viên còn hạn chế về kỹ năng sống, kỹ năng xã hội. Một bộ phận nữ sinh viên thiếu bản lĩnh, chưa nhận thức đúng đắn về tình bạn, tình yêu, sống thực dụng, làm mất đi giá trị đạo đức truyền thống, thậm chí cá biệt có nữ sinh viên còn vi phạm pháp luật. Vấn đề thẩm mỹ văn hóa, âm nhạc của nữ sinh còn nhiều bất cập, một bộ phận còn bị lệch lạc trong tiếp thu văn hóa, âm nhạc

khi hội nhập. Trong điều kiện bùng nổ các phương tiện truyền thông, các nữ sinh viên được tiếp cận nhanh với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên điều kiện đó ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức thẩm mỹ của nữ sinh. Vẫn còn một bộ phận nữ sinh bước vào giảng đường với những trang phục thiếu nghiêm túc, lời ăn tiếng nói chưa đúng chuẩn mực, lười học, quay cóp trong thi cử…Trong thời gian gần đây, dư luận xã hội lo ngại hiện tượng “sống thử” trong một bộ phận sinh viên.

- Vẫn còn sự phân biệt giữa sinh viên nữ và sinh viên nam, nhất là trong vấn đề chọn nhân sự lãnh đạo chủ chốt (Chủ tịch Hội Sinh viên); trong học tập và nghiên cứu khoa học đang có một nghịch lý là hầu hết số sinh viên có điểm học tập ở tốp cao nhất là nữ nhưng đa số sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và đạt giải cao lại là nam. Trong các trường hiện nay, tỷ lệ nữ tham gia các hoạt động chung chiếm áp đảo so với nam, nhưng số các hoạt động dành riêng cho nam sinh lại nhiều hơn so với nữ sinh.

- Xét về mặt kiến thức chuyên môn, sinh viên hiện nay nói chung và nữ sinh viên nói riêng được trang bị khá tốt, tuy nhiên điểm yếu của sinh viên hiện nay cũng như sinh viên nữ có tâm lý thay đổi công việc, không có tầm nhìn lâu dài, quan tâm nhiều đến việc kiếm sống trước mắt, dễ nản lòng khi kết quả không như mong muốn. Nhiều nữ sinh thiếu kỹ năng sống, xã hội, khả năng làm việc theo nhóm yếu, thụ động, thiếu kỹ năng trình bày, thuyết trình, chưa tự tin trong công việc, hành vi và ứng xử hạn chế. Một phần rất lớn do chính nội tại của nữ sinh.

- Về phía các nhà trường: hiện tại, trong ngành giáo dục chưa có cơ chế đặc thù riêng cho các hoạt động của nữ sinh mà hầu hết các trường vận dụng quy định chung để có những ưu đãi đối với các nữ sinh viên có thành tích học tập tốt, rèn luyện tốt. Các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết cho các hoạt động và sinh hoạt giới trong nhà trường chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của giới, đặc biệt là đối với nữ sinh viên. Việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản cho nữ sinh chưa được quan tâm đúng mức.

Chính vì vậy, việc quan tâm, chăm lo, hỗ trợ nữ sinh viên là vấn đề xã hội cần được đặc biệt quan tâm. Những năm qua, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các tỉnh, thành, các trường đại học, cao đẳng, học viện đã trăn trở, nghiên cứu và tìm kiếm nhiều giải pháp, cách làm hiệu quả trong tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động góp phần hỗ trợ nữ sinh viên thi đua học tập, nghiên cứu khoa học.

Phong trào học tập, nghiên cứu khoa học đã được các đơn vị triển khai sâu rộng, với nhiều cách làm sáng tạo, thu hút đông đảo nữ sinh viên tham gia, góp phần quan trọng và có hiệu quả vào việc nâng cao chất lượng học tập, tăng cường ý thức tự rèn luyện, vượt khó vươn lên, góp phần phát hiện và bồi dưỡng tài năng trong nữ sinh viên. Có thể khái quát thành các giải pháp cơ bản sau:

1. Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các trường tham mưu với Đảng ủy – Ban Giám hiệu tạo cơ chế, môi trường và điều kiện thuận lợi khuyến khích nữ sinh viên tích cực, chủ động, tự học, tự nghiên cứu; hầu hết các trường đều có Quỹ khuyến học, khuyến tài, Quỹ hỗ trợ sinh viên vượt khó; Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các trường thường xuyên phối hợp với các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nhà trường

trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ, học bổng hỗ trợ sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học, trong đó các nữ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên học tốt luôn là đối tượng được nhận sự quan tâm, hỗ trợ của các nguồn Quỹ hỗ trợ, Quỹ khuyến học này. Nhiều đơn vị đã phối hợp với các tổ chức, tranh thủ sự ủng hộ của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường thành lập “Quỹ hỗ trợ nữ sinh” (có thể trích từ quỹ hỗ trợ tài năng trẻ hoặc lập quỹ mới) để trao học bổng khuyến khích nữ sinh vươn lên trong học tập, nghiên cứu và trang bị thêm các điều kiện sống. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các nữ sinh viên vượt khó, vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học. Từ đó đã tạo sự chuyển biến đồng bộ trong nhận thức của cấp ủy đảng, Ban giám hiệu và toàn xã hội về vai trò, vị trí của nữ sinh viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, nữ sinh viên là lực lượng quan trọng tiên phong đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc.

Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, Ban Giám hiệu phát triển đa dạng các loại hình đào tạo nhằm tạo cơ hội cho các nữ sinh viên học tập, phù hợp với điều kiện và năng lực của bản thân; tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho nữ sinh viên như ký túc xá, nhà ăn, tư vấn việc làm, tư vấn tình cảm, tâm lý…để sinh viên nữ có điều kiện tốt hơn tham gia vào việc học tập và nghiên cứu khoa học; hỗ trợ các điều kiện thời gian, vật chất cần thiết cho các hoạt động về sinh hoạt giới trong nhà trường phù hợp với các điều kiện tâm sinh lý của sinh viên nữ.

2. Thường xuyên tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, buổi nói chuyện tư vấn về phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên. Khuyến khích nữ sinh viên tăng cường đọc sách, nghiên cứu tài liệu; phát huy vai trò của thiết chế thư viện, phòng đọc và các hình thức hỗ trợ, nâng cao kiến thức. Định kỳ thường xuyên tổ chức các sinh hoạt học thuật, đa dạng hóa mô hình tổ chức, tạo sức hấp dẫn, thu hút đông đảo nữ sinh viên tham gia. Từ đó, nâng cao vị thế của nữ sinh viên, tạo sự bình đẳng thật sự, không lạm dụng ưu tiên, ưu đãi mà chú trọng vào sự hỗ trợ nữ sinh phát huy năng lực thực sự, chủ động kiến tạo cuộc sống trong tương lai ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

3. Tổ chức các mô hình nữ sinh giúp nhau học tập, như: thành lập các câu lạc bộ, đội nhóm nữ sinh tại các trường, khoa, lớp. Mô hình này thường phát triển mạnh tại các trường có đông sinh viên nữ như: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn - ĐHQGHN, Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, Đại học Lao động xã hội, Đại học Công đoàn, Đại học Văn hóa… Ở những trường đặc thù đông sinh viên nữ, mô hình này hoạt động khá hiệu quả, bởi bên cạnh việc trao đổi, hỗ trợ nhau trong vấn đề học tập, nghiên cứu khoa học, đây còn là địa chỉ chia sẻ những tâm tư, tình cảm, giải đáp những khúc mắc trong đời sống của các nữ sinh viên. Ngoài ra, Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên các trường cũng đã đề xuất và nhận được nhiều quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám hiệu trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nữ sinh, đặc biệt là sức khỏe sinh sản và giáo dục giới tính, giúp các nữ sinh viên yên tâm học tập, rèn luyện và tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là nghiên cứu khoa học.

4. Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên các đơn vị thường xuyên khuyến khích đoàn viên, sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo và phát triển tài năng. Đẩy mạnh vai trò của đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ trong công tác hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. Tổ chức và tham gia các cuộc thi chuyên môn, hội nghị nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện tốt để đoàn viên, sinh viên đề xuất ý tưởng sáng tạo, sáng kiến, giải pháp trong học tập, nghiên cứu khoa học, trong các hoạt động của Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên. Trong các hoạt động Đoàn, Hội, các trường đã chủ động và tạo điều kiện để nữ sinh viên phát triển trên tất cả các mặt như: tham gia vào Ban Chấp hành Đoàn trường, Ban Chấp hành Hội Sinh viên trường với cơ cấu và tỷ lệ nữ thỏa đáng, để các bạn sinh viên nữ có cơ hội tham gia các hoạt động xã hội và phát huy những tài năng và những năng lực của mình.

ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NHÀ TRƯỜNG, CÁC CẤP BỘ HỘI

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 164 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)