I- Tình hình nữ sinh viên
22 Viện nghiên cứu thanh niên, Điều tra tình hình tư tưởng của sinh viên năm
23 Viện nghiên cứu thanh niên, Khảo sát đánh giá tình hình thanh niên 2010
24 Kết quả khảo sát “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 theo mẫu dành cho nữ sinh viên đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 theo mẫu dành cho nữ sinh viên
trình của các đài phát thanh cũng rất đa dạng và phong phú với nhiều nội dung giải trí hấp dẫn như ca nhạc, kể chuyện đêm khuya, thời sự . . . Nghiên cứu cho thấy trong số nữ sinh viên thì lượng nữ sinh viên nội trú hay nghe đài chiếm tỉ
lệ khá lớn. Tuy nhiên, chủ yếu nữ sinh viên nội trú nghe đài vào ngày chủ nhật, ngày nghỉ cuối tuần vì đó là thời gian phát thanh nhiều chương trình giải trí, thời sự hoặc các chuyên mục mà sinh viên yêu thích.
Giải trí thông qua truyền hình hiện nay đang là một loại hình hết sức phổ
biến, đặc biệt là với giới trẻ. Đây cũng là hình thức giải trí rất được yêu thích của các nữ sinh viên. Về các chương trình trên tivi, thời sự vẫn được nữ sinh viên lựa chọn xem nhiều nhất, tiếp đó đến ca nhạc và phim truyện. Tuy nhiên, một điều rất dễ nhận thấy là tỉ lệ nữ sinh viên nội trú thường xuyên xem tivi là ít hơn rất nhiều so với nữ sinh viên ngoại trú. Lý do vì đa số các phòng trong các Ký túc xá đều không có tivi. Sinh viên không thể có tiền để tự sắm cho mình một chiếc tivi, mặc dù rất muốn. Với số tiền trung bình hàng tháng một sinh viên nội trú có là khoảng 700.000 đồng, nguồn kinh phí hàng tháng chủ
yếu do gia đình trợ cấp, vì vậy, nếu gia đình của một hoặc vài thành viên trong phòng không trợ cấp kinh phí mua tivi (hoặc cho tivi) hay Ban quản lí Ký túc xá không cho thêm tivi trong mỗi phòng ở Kí túc xá thì có lẽ, sinh viên khó có thể tự bỏ tiền ra mua tivi được.
Nghe nhạc là một hình thức giải trí rất phổ biến trong sinh viên, đặc biệt là nữ sinh viên. Chính vì vậy, trong các loại hình giải trí mà các bạn nữ sinh viên thường xuyên tham gia thì nghe nhạc chiếm tỷ lệ cao nhất. Đối với các bạn nữ
sinh viên xa nhà, âm nhạc đã trở thành những người bạn chia sẻ với họ mọi vui buồn trong cuộc sống hàng ngày. Nữ sinh viên ngày nay có xu hướng thích các loại hình nghệ thuật mang tính thực tế, sôi động, gắn với thực tế cuộc sống hiện tại. Cụ thể, thể loại âm nhạc sôi động, tươi trẻ như nhạc trẻ (77.0%), nhạc nước ngoài (51.8%) được nữ sinh viên ưa thích nhiều nhất. Sự quan tâm của nữ sinh viên đối với một số loại hình nghệ thuật truyền thống ở mức độ thấp, tỷ lệ yêu thích nhạc dân ca chỉ chiếm 13.3%, ca khúc cách mạng chiếm 10,3%. Như vậy, nữ sinh viên hiện nay ưa thích các loại nhạc trẻ trung, sôi động phù hợp với tâm lý lứa tuổi, còn các hình thức nghệ thuật truyền thống không phù hợp với nhịp sống nhanh, sôi động của tuổi trẻ thì không được nhiều nữ sinh viên lựa chọn.
phim nước ngoài nhiều hơn phim Việt Nam, tỷ lệ nữ sinh viên thích phim nước ngoài (73.9%) cao gấp đôi tỷ lệ thích phim trong nước (34.5%).
Đáng lưu ý là với lối sống năng động, hiện đại của mình thì sở thích về
trang phục của nữ sinh thiên về phong cách ăn mặc đúng mốt, hợp thời trang (55.4%) hơn là truyền thống, giản dị (41.9%). Rất ít nữ sinh thích được mặc áo dài đến trường (7.2%). Đặc biệt, một số nữ sinh (8.7%) thích ăn mặc giống với những ca sỹ, diễn viên nổi tiếng25.
Có thể thấy, xu hướng tâm lý hướng ngoại, thích cá tính, sôi động khá phổ biến ở nữ sinh hiện nay.
- Nữ sinh viên có xu hướng tham gia ở mức độ khác nhau vào các hoạt
động văn hóa sôi nổi, phù hợp với lối sống của tuổi trẻ như: tham gia các buổi giao lưu văn hoá, văn nghệ (34.4% thường xuyên, 59.4% thỉnh thoảng); tham quan các khu di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng cách mạng (20.3% thường xuyên; 73.8% thỉnh thoảng); tham gia các hoạt động lễ hội (23.4% thường xuyên; 65.2% thỉnh thoảng); đọc sách tại các thư viện, các điểm bưu điện (30.9% thường xuyên; 65.6% thỉnh thoảng). Mặc dù sự tham gia các hoạt động văn hóa này chủ yếu ở mức thỉnh thoảng song nó cũng thể hiện đời sống văn hóa tinh thần của nữ sinh viên khá phong phú, đa dạng, đồng thời nó cũng phản ánh phần nào lối sống sinh hoạt cộng đồng lành mạnh của phần đông nữ sinh viên hiện nay 26.
- Nhu cầu về đời sống tâm linh của nữ sinh viên là không lớn, thể hiện ở
tỷ lệ nữ sinh viên thường xuyên đi lễ chùa là không nhiều (18,0%) mà chủ yếu
ở mức độ thỉnh thoảng (69.1%). Nữ sinh viên đi lễ chủ yếu để cầu phúc và sức khỏe, tìm kiếm sự bình an về tâm hồn, hiểu thêm về giáo lý và đi cùng bạn bè cho vui... Việc cầu may trước khi thi cử hay cầu duyên không phải là mục đích chính của nữ sinh viên mỗi khi đi lễ chùa. Dù vậy vẫn có khoảng hơn 1/3 nữ
sinh viên thỉnh thoảng đi lễ chùa vì các mục đích này (34.8% thỉnh thoảng đi lễ
chùa cầu duyên; 46.1% thỉnh thoảng đi lễ chùa cầu may trước khi thi cử)27. - Các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của nữ sinh viên khá phong
25 Kết quả khảo sát “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 theo mẫu dành cho nữ sinh viên đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 theo mẫu dành cho nữ sinh viên
26 Viện nghiên cứu thanh niên, Kết quả khảo sát đánh giá tình hình thanh niên 2010
phú và đa dạng với nhiều hình thức khác nhau, tuy vậy các hình thức giải trí truyền thống vẫn được phần đông nữ sinh viên lựa chọn, cụ thể là nghe nhạc (77.3%), xem tivi (73.8%), gặp gỡ bạn bè (74.6%), nghe đài (41.0%). Một số
hình thức giải trí khác cũng được nữ sinh viên quan tâm như đi mua sắm (46.9%); chơi thể thao (31.3%); đến các quán trà/cafe (27.3%). Việc tham gia vào các hoạt động xã hội cũng được nữ sinh viên quan tâm trong thời gian nhàn rỗi (36.7%)28.
Bên cạnh sự phát triển của nhu cầu giải trí, việc học tập nâng cao tri thức là công việc chính của nữ sinh viên. Kết quả khảo sát cho thấy, 68.8% nữ sinh viên đọc sách, báo, tạp chí; 50.0% khai thác thông tin trên mạng; 46.5% học thêm để nâng cao trình độ, 41.8% học thêm ngoại ngữ, 23.0% học thêm tin học.
Đặc biệt, nhu cầu học tập kỹ năng mềm, kỹ năng sống nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và yêu cầu của cuộc sống được một bộ phận không nhỏ nữ sinh viên (25.4%) thực hiện trong thời gian rỗi29.
Đáng lưu ý, sử dụng internet được nữ sinh viên sử dụng là công cụ bổ trợ
cho học tập và nâng cao tri thức. Qua khảo sát30 có tới 76.7% nữ sinh viên sử
dụng internet thường xuyên và 22.5% sử dụng internet ở mức thỉnh thoảng. Mục đích sử dụng internet của nữ sinh viên xếp theo thứ tựưu tiên bao gồm:
1. Tìm kiếm, cập nhật thông tin (79.7%) 2. Phục vụ học tập (76.6%)
3. Giải trí (nghe nhạc, chơi game, chat,...) (60.7%) 4. Trao đổi thưđiện tử (email) (52.4%)
5. Viết blog, trao đổi trên các diễn đàn (31.9%)
Có thể thấy, nữ sinh viên hiện nay khai thác và sử dụng internet theo hướng tích cực, phù hợp với nhu cầu và quỹ thời gian rỗi của mình, cụ thể họ
truy cập internet chủ yếu là để thu thập thông tin cần thiết, phục vụ cho công việc, học tập và tham gia các hình thức giải trí bổ ích, lành mạnh như nghe
28 Viện nghiên cứu thanh niên, Kết quả khảo sát đánh giá tình hình thanh niên 2010
29 Viện nghiên cứu thanh niên, Kết quả khảo sát đánh giá tình hình thanh niên 2010
30 Kết quả khảo sát “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 theo mẫu dành cho nữ sinh viên đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 theo mẫu dành cho nữ sinh viên
nhạc, trao đổi giao dịch thư từ hoặc tham gia chia sẻ, đóng góp ý kiến trên các diễn đàn, các mạng xã hội.
- Hoạt động đi chơi và mua sắm với bạn bè là hình thức được nữ sinh viên yêu thích nhất trong tất cả các hình thức giải trí vào các ngày nghỉ và ngoài giờ học. Trong ngày nghỉ, nữ sinh viên không bị gò bó, phụ thuộc vào các công việc học tập và hoạt động. Họ có thể tự dành cho mình thời gian cho hoạt động này. Hơn nữa, việc đi chơi, mua sắm với bạn bè đòi hỏi cần nhiều thời gian nên chỉ ở những ngày nghỉ hoạt động này mới có điều kiện thực hiện.
3.3- Tình hình học tập của nữ sinh viên
Mục đích, động cơ học tập của nữ sinh viên:
Mục đích, động cơ học tập của nữ sinh viên hiện nay khá tích cực, đúng
đắn và mang tính thực tế khi có tới 71.1% nữ sinh viên quan niệm rằng việc học tập là để có kiến thức, đồng thời 78.9% cho rằng học tập là để có nghề
nghiệp tốt và thu nhập cao31.
Đáng chú ý, động cơ học tập của nữ sinh viên hiện nay không chỉ phục vụ cho lợi ích chính đáng của bản thân mà còn mang ý nghĩa rộng lớn hơn hướng tới cái chung, đó là học đểđóng góp và cống hiến cho xã hội (61.3%)32. Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận không nhỏ nữ sinh viên (43.8%)33 có quan niệm về học tập chưa đúng khi cho rằng học đơn thuần chỉ để có bằng cấp, địa vị xã hội mà thôi.
Ý thức, thái độ học tập của nữ sinh viên
Mặc dù động cơ học tập của nữ sinh viên là đúng đắn nhưng thái độ học tập của họ còn hạn chế, thiếu tích cực. Chỉ khoảng 1/2 nữ sinh viên tham gia khảo sát (51.8%) cho rằng thái độ trong học tập, kiểm tra và thi cử của sốđông nữ sinh viên hiện nay là nghiêm túc, 39.7% cho rằng nữ sinh viên tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến trên lớp. Đặc biệt, gần 1/3 số người tham gia trả lời (30.0%) cho rằng chỉ khi nào thi, kiểm tra thì nữ sinh viên mới tập trung học
31 Kết quả khảo sát “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 theo mẫu dành cho nữ sinh viên đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 theo mẫu dành cho nữ sinh viên
32 Kết quả khảo sát “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 theo mẫu dành cho nữ sinh viên đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 theo mẫu dành cho nữ sinh viên
33 Kết quả khảo sát “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 theo mẫu dành cho nữ sinh viên đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 theo mẫu dành cho nữ sinh viên
bài34.
Như vậy, thái độ, ý thức học tập của nữ sinh viên hiện nay chưa phù hợp, chưa đúng đắn, biểu hiện ở các hình thức khác nhau như: lơ là, không chuyên cần, thiếu nghiêm túc, học tập mang tính đối phó trước mỗi lần kiểm tra, thi cử. Thực tế cho thấy, có không ít bạn sinh viên sau khi học xong Cao đẳng hay Đại học đã chọn giải pháp là học tiếp, học liên thông hay học văn bằng hai, học thêm các chuyên ngành khác như tiếng Anh, lập trình, nghiệp vụ thư ký, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ báo chí…
Phương pháp học tập của nữ sinh viên
Phương pháp học tập của nữ sinh viên thể hiện ở cách thức học bài trên lớp, thời gian dành cho học tập, địa điểm học của nữ sinh viên.
Kết quả khảo sát cho thấy, 42.5% nữ sinh viên thường xuyên ghi chép nguyên văn lời giảng viên. 32.3% nữ sinh viên không dám tranh luận với giảng viên về bài giảng khi không đồng tình. Phần lớn họ ngồi im nghe giảng và chỉ
phát biểu khi giảng viên yêu cầu. Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý ngại ngùng, sợ sai, sợ người khác đánh giá. Đồng thời, 51.7% nữ sinh viên thường xuyên học bài một mình mà không học theo nhóm35.
Nhìn chung, phương pháp học tập của nữ sinh viên hiện nay còn thụ động, thiếu sáng tạo và không mang tính khoa học, chủ yếu chỉ dựa vào bài giảng của giáo viên trên lớp mà ít có sự trao đổi hai chiều giữa giáo viên và sinh viên. Điều này cho thấy “sức ỳ” của nữ sinh viên trong việc học trên lớp còn rất lớn, đồng thời phương pháp học không giúp họ hình thành được các kỹ
năng xã hội cần thiết như kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng thuyết trình...
Về thời gian và địa điểm học, nữ sinh viên hiện nay dành thời gian học tập chủ yếu tại nơi ở (73.8%), trong khi thời gian học trên giảng đường chiếm không nhiều (28.5%). Rất ít nữ sinh viên (11.8%) dành thời gian học tại thư viện36.
34 Kết quả khảo sát “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 theo mẫu dành cho nữ sinh viên đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 theo mẫu dành cho nữ sinh viên
35 Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu, Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo cáo đề tài khoa học “Tác động xã hội của internet đến lối sống của sinh viên”, Hà Nội 2005.