Luật pháp, chính sách của Nhàn ước về phụ nữ, công tác phụ nữ, nữ thanh niên, nữ sinh viên.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 126 - 128)

I. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀN ƯỚC, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC PHỤ NỮ, NỮ THANH NIÊN VÀ NỮ SINH VIÊN.

1.3. Luật pháp, chính sách của Nhàn ước về phụ nữ, công tác phụ nữ, nữ thanh niên, nữ sinh viên.

nữ sinh viên.

* Đối vi ph n

Có thể nói, nhà nước đã có hệ thống luật pháp, chính sách tương đối đảm bảo thực hiện các quan điểm chỉđạo của Đảng về phụ nữ và công tác phụ nữ.

Hiến pháp nước Việt Nam ghi rõ quyền bình đẳng nam và nữ trong mọi lĩnh vực. Nhà nước ta đã đưa nội dung bình đẳng giới và những vấn đề liên quan đến phụ nữ vào các chính sách, chương trình hành động quốc gia như: Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo đến năm 2010, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2006-2010, chiến lược và hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến

năm 2010…Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và địa phương đã xây dựng kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ phù hợp với đặc điểm của từng ngành, từng địa phương. Quyết định 163 của Hội đồng bộ trưởng (14/10/1988) nay được thay thế bằng Nghị định 19-2003/NĐ-CP của Chính phủ ra ngày 7/2/2003 quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc đảm bảo cho các cấp Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước là một văn bản pháp lý rất quan trọng trong việc tạo cơ chế để phụ nữ được tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em.

Nhiều văn bản pháp luật có điều khoản quy định sự bình đẳng nam- nữ trong các lĩnh vực, đảm bảo quyền cho phụ nữ, như: Luật về hôn nhân và gia đình, Luật dân sự, hình sự, lao động, đất đai. Luật giáo dục, Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật doanh nghiệp… Đặc biệt, sự ra đời của Luật Bình đẳng giới (11/2006) và Luật Phòng chống bạo lực gia đình (11/2007) đã thể hiện quan điểm kiên quyết trong bảo vệ quyền phụ nữ cũng như thể hiện tập trung, đầy đủ nhất nội dung về bình đẳng giới, khẳng định Nhà nước thống nhất quản lý về vấn đề bình đẳng giới.

* Đối vi thanh niên, n thanh niên và n sinh viên

Cho đến nay, tuy chưa có văn bản nào quy định những vấn đềđặc thù riêng của đối tượng nữ thanh niên, nữ sinh viên, nhưng Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đặc biệt quan tâm đến thanh niên, sinh viên nói chung, trong đó thừa nhận sự bình đẳng giữa nam và nữ. Nữ thanh niên, sinh viên không phải chịu bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào trong học tập, lao động và các hoạt động khác.

Quan điểm của Nhà nước về vấn đề thanh niên thể hiện toàn diện nhất trong Luật Thanh niên, trong đó khẳng định trách nhiệm của Nhà nước đối với thanh niên là “có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân, ý chí vươn lên…”, đồng thời nêu rõ nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Ngày 29/4/2003, Chính phủ đã ra quyết định số 70/2003/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2010, trong đó nêu rõ 6 mục tiêu và 5 nhóm giải pháp cơ bản..

Điểm nổi bật trong công tác thanh niên, sinh viên của Nhà nước là có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên, sinh viên được học tập, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp… đúng như quan điểm của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó thể hiện rõ trong Luật Giáo dục; trong các văn bản quy định chế độ học bổng, trợ cấp xã hội, chế độ miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên, nhất là các chế độ ưu tiên, khuyến khích học tập với đối tượng là người dân tộc thiểu số (như: Thông tư liên tịch số 54/TTLT giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Tài chính ngày 31/8/1998; Quyết định số 44/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra ngày 15/8/2007; Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21/12/2001 và Quyết định số 82/2006/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ...). Đặc biệt, Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên có ý

nghĩa rất quan trọng, đã giúp nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn yên tâm đầu tư cho con cái, nhiều sinh viên nghèo vượt qua nguy cơ bỏ học, tập trung cho việc học hành.Tính đến 31/12/2009, đã có 1.035 nghìn sinh viên (chiếm 31% sinh viên trong

các trường đại học, cao đẳng) được vay với tổng số tiền lên đến 11.630 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Nhà nước còn có chính sách đầu tư, xây dựng nhà ở nội trú cho sinh

viên; hỗ trợ 30% trong chi trả bảo hiểm y tế, quy định rõ trong Luật bảo hiểm y tế; có các chính sách về phát hiện, bồi dưỡng và thu hút, sử dụng nhân tài; tạo điều kiện cho sinh viên ra nước ngoài học tập bằng Ngân sách Nhà nước, trong đó có không ít sinh viên nữ; đồng thời ban hành các chính sách tạo đà cho thanh niên khởi nghiệp và lập nghiệp bền vững như Quyết định 770/1994/TTg của Thủ tướng về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong xây dựng kinh tế, Chỉ thị 145/1994/TTg, Chỉ thị 06/2005/TTg của Thủ tướng về phát huy vai trò thanh niên tham gia phát triển kinh tế, xã hội…

II. MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ CÔNG TÁC NỮ THANH NIÊN, NỮ SINH VIÊN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀĐẶT RA.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)