I- Tình hình nữ sinh viên
3- Tình hình nữ sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học: 3.1 Tình hình tư tưởng, thái độ chính trị của nữ sinh viên:
3.1- Tình hình tư tưởng, thái độ chính trị của nữ sinh viên:
Sự quan tâm của nữ sinh viên đối với các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nước
Trước các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội hiện nay, nữ sinh viên quan tâm nhiều nhất tới các vấn đề xã hội nổi bật. Các vấn đề kinh tế, chính trị trong và ngoài nước hay các sự kiện văn hóa, thể dục thể thao ít được nữ sinh viên quan tâm hơn. Cụ thể, nữ sinh viên quan tâm nhất tới các vấn đề
xếp theo thứ tựưu tiên như sau12:
- Tình hình tăng học phí ở các cấp học, bậc học: 81.3% - Vấn đề nghề nghiệp, việc làm của thanh niên: 76.2%
- Tình hình tăng giá điện, xăng dầu, các mặt hàng thiết yếu: 73.8% - Tình hình biến đổi khí hậu (thiên tai, dịch bệnh,...): 72.7%
- Vấn đề ô nhiễm môi trường: 59.0%
- Vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm: 55.5%
Vấn đề kinh tế, chính trịđược nữ sinh viên quan tâm ít hơn, trong đó chủ
yếu là cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (44.9%); chính sách kích cầu kinh tế của Chính phủ chống suy giảm kinh tế
(42.2%); tình hình bất ổn chính trị ở các quốc gia trong khu vực (39.5%). Các sự kiện văn hóa, thể dục thể thao được nữ sinh viên quan tâm ít hơn cả, trong đó chủ yếu là các cuộc thi tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ (36.7%); các lễ hội quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam (32.8%); sự kiện thể thao nổi bật trong nước và quốc tế (World Cup,...) (27.0%).
Có thể thấy, nữ sinh viên quan tâm nhiều nhất tới những vấn đề gắn liền với thực tiễn cuộc sống của bản thân (học phí; giá điện, xăng dầu; nghề nghiệp, việc làm,…). Trong khi đó, những vấn đề kinh tế, chính trị hay những sự kiện văn hóa ít có tác động trực tiếp đến đời sống hàng ngày nên không thu hút nhiều sự quan tâm của nữ sinh viên.