Ban Thanh niên Trường học TW Hội Sinh viên Việt Nam, kết quả khảo sát đề tài “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 144 - 148)

II. MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ CÔNG TÁC NỮ THANH NIÊN, NỮ SINH VIÊN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀĐẶT RA.

35Ban Thanh niên Trường học TW Hội Sinh viên Việt Nam, kết quả khảo sát đề tài “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010.

mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010.

36 Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu, Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo cáo đề tài khoa học “Tác động xã hội của internet đến lối sống của sinh viên”, Hà Nội 2005. sống của sinh viên”, Hà Nội 2005.

37 Ban Thanh niên Trường học- TW Hội Sinh viên Việt Nam, kết quả khảo sát đề tài “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010. mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010.

nghề nghiệp sau này.

Kết quả học tập của nữ sinh viên

Kết quả học tập của nữ sinh viên phản ánh sự nỗ lực phấn đấu của họ trong quá trình học tập. Nhìn chung, kết quả học tập của nữ sinh viên chủ yếu ở mức khá (59.7%) và trung bình (29.4%). Tỷ lệ nữ sinh có kết quả học tập giỏi và xuất sắc chiếm rất ít (tỷ lệ tương ứng là 10.1% và 0.9%)38.

So sánh với kết quả học tập của nam sinh viên, nữ sinh viên tự nhận định rằng kết quả học tập của nữ sinh viên hiện nay ở mức tốt hơn (51.9% ý kiến đánh giá là tốt hơn; 43.4% ý kiến đánh giá là như nhau; chỉ 4.7% đánh giá ở mức kém hơn)39.

Sự tham gia của nữ sinh viên vào các hình thức nâng cao kiến thức chuyên ngành tại trường (hoạt động nghiên cứu khoa học, câu lạc bộ học thuật,...)

Mặc dù hoạt động nghiên cứu khoa học được xem là một phương pháp học bổ trợ cần thiết cho sinh viên trong quá trình học tập ở bậc đại học, cao đẳng nhưng thực tế hiện nay, sự tham gia của nữ sinh viên vào hoạt động này còn rất hạn chế. Hầu hết các nữ sinh viên (91.9%) chưa từng đăng ký tham gia nghiên cứu khoa học. Với những nữ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học thì họ chỉ tham gia đề tài ở cấp khoa (8.1%); cấp trường (3.7%) và rất ít tham gia đề tài khoa học cấp Bộ (0.4%). Tương tự như vậy, sự tham gia của nữ sinh viên vào các hình thức nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên ngành khác như các cuộc thi Olympic theo môn học (21.6%); câu lạc bộ học thuật tại trường (27.7%) còn hạn chế40.

Có thể thấy thực tế là, một mặt đa số nữ sinh viên hiện nay chỉ chú ý tới việc học tập trên lớp, ít quan tâm đến các hoạt động nghiên cứu ngoại khóa, mặt khác, các hình thức khuyến khích sinh viên nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên ngành trong trường cao đẳng, đại học chưa thực sự hiệu quả và thu hút được sự tham gia của đông đảo nữ sinh viên. Đây là vấn đề đáng quan tâm trong chương trình đào tạo bậc cao đẳng, đại học hiện nay.

Điều kiện học tập của nữ sinh viên

Theo đánh giá của nữ sinh viên thì điều kiện và phương tiện học tập hiện tại chưa đáp ứng tốt cho quá trình học tập của họ. Xu hướng chung, nữ sinh viên chưa hài lòng với điều kiện ăn ở, học tập, sinh hoạt hiện nay, thể hiện ở ý kiến đánh giá hài lòng về những vấn đề liên quan đến: chi phí ăn uống, sinh hoạt cá nhân; an ninh nhà trọ, ký túc xá, trường học; điều kiện sinh hoạt văn hóa, tinh thần; điều kiện điện, nước; vệ sinh môi trường; điều kiện thư viện, phòng thí nghiệm đều ở mức độ thấp (trên dưới 23%). Trong đó, nữ sinh viên không hài lòng nhất là các điều kiện về vệ sinh môi trường (41.3%); điều kiện điện, nước (34.3%); điều kiện thư viện, phòng thí

38 Viện nghiên cứu thanh niên, Điều tra về hành vi lệch chuẩn của học sinh, sinh viên trong môi trường học đườngnăm 2009 2009

39 Ban Thanh niên Trường học- TW Hội Sinh viên Việt Nam, kết quả khảo sát đề tài “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010

40 Ban Thanh niên Trường học- TW Hội Sinh viên Việt Nam, kết quả khảo sát đề tài “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010

nghiệm (39.9%)41. Điều này có tác động lớn đến tâm trạng, tư tưởng của nữ sinh viên và ảnh hưởng nhất định đến kết quả học tập, rèn luyện của họ.

2.4. Các biu hin tiêu cc, t nn xã hi trong n sinh viên:

Tệ nạn xã hội trong môi trường học đường là một vấn đề đáng quan tâm bởi lẽ học đường là môi trường giáo dục mang tính chuẩn mực cao, đối tượng sinh viên là nhóm có nhận thức cao so với các đối tượng thanh niên khác, tuy nhiên những hiện tượng tiêu cực trong các trường cao đẳng, đại học vẫn tồn tại khá đa dạng và phức tạp. Đặc biệt, tệ nạn xã hội trong nữ sinh viên lại là vấn đềđáng quan tâm hơn nữa bởi yếu tố giới đặc thù. Ý kiến của chính nữ sinh viên về vấn đề này sẽ cho ta thấy phần nào thực trạng tình hình tệ nạn xã hội trong nữ sinh viên hiện nay.

y Theo nhận định chung của nữ sinh viên thì nữ sinh viên hiện nay dễ bị mắc vào các tiêu cực, tệ nạn xã hội sau42:

- Sống thử (75.2%) - Mê tín dị đoan (53.6%) - Mại dâm (27.4%) - Xem văn hóa phẩm đồi trụy (14.0%) - Rượu chè (9.4%) - Cờ bạc (6.6%) - Ma túy (5.5%)

Có thể thấy, sống thử được cho là hiện tượng nổi cộm và dễ xuất hiện nhất trong nữ sinh viên hiện nay. Trong bối cảnh giao lưu, hội nhập kinh tế, văn hóa như hiện nay, giới trẻ có xu hướng sống thực dụng hơn, họ đề cao tự do cá nhân, dần ủng hộ và hướng theo các giá trị sống mới nhiều hơn. Và sống thử được coi là trào lưu, là ”mốt” trong lối sống của giới trẻ nói chung và nữ sinh viên nói riêng. Bên cạnh đó, mê tín dịđoan, mại dâm cũng được nhìn nhận là hiện tượng dễ xuất hiện ở nữ sinh viên.

Kết quả này cho thấy một thực tế đáng quan tâm trong cuộc sống đó là sự tác động của nền kinh tế thị trường, sự du nhập của văn hoá ngoại lai từ phương Tây khiến cho quan niệm về phẩm hạnh của người phụ nữ đang dần thay đổi trong nhóm nữ sinh viên theo hướng phóng khoáng hơn, thoải mái hơn so với trước. Và hiện tượng sống thử là kết quả của sự vận động xã hội theo hướng giao lưu, hội nhập quốc tế, là xu hướng khó tránh khỏi của giới trẻ hiện đại.

y Về hành vi sử dụng các loại chất kích thích thì ở các mức độ khác nhau, nữ sinh viên cho rằng họ sử dụng cà phê và nước chè là nhiều nhất (tỷ lệ tương ứng là 88.8% và 81.40%), trong đó mức độ sử dụng chủ yếu là thỉnh thoảng. Các loại chất kích thích khác như bia, rượu ít được nữ sinh viên sử dụng hơn (tỷ lệ tương ứng 69.6% và 36.0%), trong đó mức độ sử dụng chủ yếu là 1-2 lần trong đời. Hầu hết nữ

41 Viện nghiên cứu thanh niên, Điều tra tình hình tư tưởng của sinh viên năm 2010

42 Ban Thanh niên Trường học- TW Hội Sinh viên Việt Nam, kết quả khảo sát đề tài “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010

sinh đều tự nhận mình không hút thuốc (97.5%) hoặc sử dụng ma túy (99.1%). Như vậy, nữ sinh viên hiện nay không có thói quen sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe. Đây là một chỉ báo đáng mừng, phù hợp với đặc điểm sinh lý giới và nó cũng phản ánh thói quen sinh hoạt lành mạnh của nữ sinh viên hiện nay.

2.5. Khó khăn, hn chế đối vi n sinh viên:

Bên cạnh đa số nữ sinh viên có lối sống năng động, tích cực, lành mạnh, một bộ phận nữ sinh viên hiện nay vẫn có những biểu hiện hạn chế trong nhận thức, tư tưởng, trong văn hóa lối sống cũng như trong học tập. Đồng thời với đó, những khó khăn mà nữ sinh gặp phải trong cuộc sống hiện tại cũng có ảnh hưởng tới nhận thức, tư tưởng, lối sống cũng như quá trình học tập của bản thân họ.

Cụ thể, vẫn còn một tỷ lệ nữ sinh viên có những biểu hiện thiếu tự tin vào vai trò của bản thân (29.8%), có thái độ bàng quan đối với những vấn đề của đất nước. Ý thức chính trị của một bộ phận nữ sinh còn thiếu tích cực, thể hiện ở việc không muốn trở thành đảng viên vì chỉ muốn là một công dân bình thường (33.3%) hoặc suy nghĩ rằng trở thành đảng viên phải gương mẫu, gánh vác nhiều trách nhiệm (4.2%)43. Bên cạnh đó, mặc dù bất bình trước các hiện tượng tiêu cực trong môi trường học đường nhưng chỉ khoảng 1/4 số nữ sinh viên (24.9%) dám tích cực đấu tranh với các hiện tượng đó, trong khi hầu hết nữ sinh (61.7%) tìm kiếm giải pháp an toàn cho bản thân là né tránh và chỉ tham gia đấu tranh khi liên quan trực tiếp đến bản thân44.

Quan niệm về sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân của nữ sinh viên dần có sự thay đổi và hiện tượng này ngày càng được chấp nhận rộng rãi hơn trong lối sống của họ. Một bộ phận nữ sinh viên bịảnh hưởng bởi lối sống ngoại lai, buông thả, thể hiện rõ nét ở hiện tượng nữ sinh làm “gái bao”, mắc vào tệ nạn mại dâm xuất hiện nhiều hơn trong thời gian gần đây.

Vẫn có một bộ phận nữ sinh viên có thái độ, động cơ học tập chưa đúng đắn khi cho rằng mục đích học tập là chỉ vì danh dự của gia đình, dòng họ (17.2%), học theo yêu cầu của cha mẹ (3.1%), học để bằng bạn bè (6.3%)45. Đồng thời phương pháp học tập của nữ sinh viên còn mang tính thụ động, thiếu tích cực và còn thiên lệch theo hướng trang bị kiến thức nhiều hơn kỹ năng.

Những băn khoăn lo lắng chung của nữ sinh viên hiện nay liên quan chủ yếu đến những vấn đề tác động trực tiếp tới cuộc sống của họ như vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm (84.8%); vấn đề tăng học phí (74.6%); tăng giá cả các mặt hàng thiết yếu (76.2%); vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm (77.3%); tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh (76.2%); vấn đề ô nhiễm môi trường (75.8%); tình trạng tham nhũng (71.1%); tình hình vi phạm pháp luật gia tăng (66.4%)46. Những tác động của sự suy giảm kinh tế trong nước hay tính bất ổn của một số vấn đề xã hội đang có những ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và tư tưởng của nữ sinh viên.

43 Viện nghiên cứu thanh niên, Điều tra tình hình tư tưởng của sinh viên năm 2010

44 Viện nghiên cứu thanh niên, Điều tra về hành vi lệch chuẩn của học sinh, sinh viên trong môi trường học đườngnăm 2009 2009

45 Viện nghiên cứu thanh niên, Khảo sát đánh giá tình hình thanh niên 2010

Bên cạnh đó, điều kiện nơi ở, điều kiện học tập hiện tại của nữ sinh viên còn nhiều hạn chế, điều này đã và đang tác động không nhỏ tới tư tưởng, kết quả học tập và quá trình rèn luyện của nữ sinh viên.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 144 - 148)