Giải pháp của Hội LHPN Việt Nam đối với nữ sinh viên.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 132 - 135)

II. MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ CÔNG TÁC NỮ THANH NIÊN, NỮ SINH VIÊN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀĐẶT RA.

3.Giải pháp của Hội LHPN Việt Nam đối với nữ sinh viên.

Hội LHPN Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, đại diện cho quyền lợi hợp pháp của phụ nữ Việt Nam. Đánh giá cao vai trò của thanh niên nói chung, nữ thanh niên/sinh viên nói riêng, coi đây là lực lượng kế cận, quyết định đến sự thành công phong trào của phụ nữ trong tương lai, Hội luôn quan tâm đến các vấn đề của trẻ em gái, đặc biệt là của nữ thanh niên/sinh viên. Sự quan tâm này được thể hiện bằng nhiều chương trình, hoạt động khác nhau. Những năm gần đây, trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, Hội tích cực đề ra những giải pháp lớn, bước đầu phát huy hiệu quả, thiết thực góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết đặt ra của nữ thanh niên/sinh viên:

Một là, tăng cường tp hp n thanh niên (bao gm c n sinh viên trong các trường trung hc chuyên nghip cao đẳng, đại hc và n công nhân lao động trong các khu công nghip). Phần lớn những đối tượng thanh niên này là người di cư từ địa phương khác đến, không có hộ khẩu thường trú nên rất hạn chế trong việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Chủ trương này đưa ra không chỉ khắc phục tình trạng trên, mà còn là một hình thức “đưa thanh niên vào các tổ chức chính trị, xã hội do Ðảng lãnh đạo để vừa giác ngộ lý tưởng cách mạng cho họ, vừa đưa họ hoạt động thực tiễn” (Hồ Chí Minh), giúp nữ thanh niên/sinh viên được giao lưu, tham gia vào các hoạt động chính trị, văn hóa – xã hội lành mạnh...

Để đảm bảo sự thành công trước khi nhân ra diện rộng, hiện nay, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam đang chỉ đạo làm điểm tại thành phố Hồ Chí Minh

(từ năm 2008-2011). Các hình thức tập hợp cụ thể là vận động, thu hút nữ thanh niên/sinh viên tham gia sinh hoạt theo các chi, tổ hội phụ nữ trên địa bàn dân cư hoặc tập hợp theo sở thích, lứa tuổi và theo đối tượng trong các câu lạc bộ như: CLB tiền hôn nhân, CLB Vươn lên, CLB Xa quê, CLB nữ thanh nhà trọ, CLB nữ lao động nhập cư; CLB Sen Hồng (nữ sinh viên cùng tham gia sinh hoạt với nữ thanh niên trên cùng khu phố) … Qua đó, các thành viên được hưởng thụ đầy đủ các quyền lợi của một Hội viên Hội phụ nữ. Bên cạnh đó, Hội cũng tiếp tục đẩy mạnh việc tập hợp nữ sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng, nữ thanh niên trong các khu công nghiệp – khu chế xuất.

Hai là, thành lp cơ s nghiên cu, đào to trình độ cao v gii, công tác ph n và nhng vn đề, nhng ngh đặc thù ca ph nữ. Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ X đã nêu rõ: “Xây dựng và phát triển Học viện phụ nữ Việt Nam

đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học về công tác phụ nữ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội, cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Hiện nay, Hội đang tích cực xúc tiến quá trình xây dựng và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết. Học viện phụ nữ Việt Nam ra đời sẽ là cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo mang tính chuyên biệt cao: vừa có thể đào tạo, bồi dưỡng ở trình độ cao cho những người hoạt động và quản lý về công tác phụ nữ của tổ chức Hội, của các cấp các ngành; vừa là nơi mà nữ thanh niên, nữ sinh viên có thể lựa chọn để được nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành có tính đặc thù liên quan đến nữ, như: vấn đề giới, phụ nữ trong kinh doanh, văn hóa - thẩm mỹ, nữ công gia chánh-tổ chức cuộc sống gia đình; chăm sóc sức khỏe, giáo dục kỹ năng sống....

Ba là,tăng cường công tác tuyên truyn, giáo dc phm cht, đạo đức ph n

Vit Nam cho các đối tượng n thanh niên, n sinh viên. Đây là một phần trong đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Giai đoạn 2010- 2015) đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 343 /QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2010, do Hội LHPN Việt Nam chủ trì.

Theo đó, việc tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam sẽ “theo tiêu chí: có lòng yêu nước; có sức khoẻ; có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; năng động, sáng tạo; có lối sống văn hoá và lòng nhân hậu nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân, cộng đồng, xã hội, đặc biệt là phụ nữ trong việc giữ gìn, phát huy và xây dựng phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Nếu đạt được một trong những mục tiêu đề ra là đến hết năm 2015, “trên 70% phụ nữ và trên 95% hội viên phụ nữ, nữ thanh niên, nữ cán bộ, nữ công chức, nữ viên chức, nữ công nhân được tuyên truyền, giáo dục về phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” thì đề án sẽ tạo ra một sự tác động mạnh mẽ đến các đối tượng phụ nữ, đặc biệt giúp nữ thanh niên, nữ sinh viên có định hướng vững vàng trong việc rèn luyện, phát triển nhân cách, cũng như giúp gia đình, xã hội có tiêu chí giáo dục và kiểm soát những chuẩn mực đạo đức của nữ thanh

niên/sinh viên, góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại về đạo đức, lối sống của nữ thanh niên/sinh viên như hiện nay.

Bốn là, tăng cường khuyến khích n sinh viên, n trí thc tr trong hc tp, nghiên cu khoa hc. Trong nhiều năm nay, với vai trò quản lý, chủ trì, phối hợp và đồng bảo trợ nhiều giải thưởng dành cho phụ nữ, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã có những hoạt động đãi ngộ, động viên, tôn vinh các tài năng nữ, trong đó có có nữ thanh niên, nữ sinh viên, khuyến khích họ vươn lên trong học tập và nghiên cứu khoa học, phát triển nữ tài năng trẻ.

Đó là các giải thưởng: Kovalepskaia - giải thưởng thường niên cho những cá nhân, tập thể nữ khoa học có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học. Hai năm một lần, Hội tổ chức gặp mặt giữa nữ sinh viên xuất sắc của các trường đại học với tập thể và cá nhân đã nhận giải thưởng Kovalepskaia, qua đó giúp các nữ sinh được học hỏi kinh nghiệm và tiếp thêm niềm say mê khoa học của những phụ nữ đi trước. Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam (do Hội xây dựng từ năm 2002) trao tặng hàng năm cho những tập thể nữ và cá nhân phụ nữ xuất sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Giải thưởng FAWIC (chính là Quỹ hỗ trợ tài năng sáng tạo nữ - thành lập từ năm 1992 trong đó Hội là thành viên đồng bảo trợ) nhằm hỗ trợ, khen thưởng những đối tượng lao động nữ, cán bộ nữ khoa học kỹ thuật trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học vào sản xuất, thúc đẩy phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”...

Những giải pháp nói trên thực sự đã tập trung vào những vấn đề, những nhu cầu rất cơ bản của nữ thanh niên, nữ sinh viên. Nếu được thực hiện tốt một cách đồng bộ sẽ tạo ra những hiệu quả tích cực góp phần đẩy mạnh công tác nữ thanh niên, nữ sinh viên cũng như công tác phụ nữ nói chung trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

TÌNH HÌNH NỮ SINH VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG CAO

ĐẲNG, ĐẠI HỌC DỰ BÁO VÀ NHỮNG VẪN ĐỀ ĐẶT RA

ĐỐI VỚI NỮ SINH VIÊN --- ---

(Viện Nghiên cứu Thanh niên)

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 132 - 135)