VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 190 - 193)

II. Một số giải pháp nâng cao số lượng và chất lượng sinh viên nữ

3. Giải pháp về hỗ trợ

VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

---

(Hội Sinh viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội)

Trong Thế kỉ 21 chúng ta chứng kiến nhiều vấn đề hệ trọng. Trong đó hiểm họa căn bệnh HIV/AIDS là đáng chú ý. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 19/7/2010 đã công bố một bản báo cáo, theo đó 80% số người bị lây nhiễm trên thế giới là giới trẻ sống tại Trung Âu và Đông Á. UNICEF cũng gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng gia tăng nhanh chóng số người nhiễm HIV/AIDS tại Đông Âu và Trung Á. Tổng Thư ký LHQ Ban Kimun (Ban Ki-moon) cũng lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực thúc đẩy cuộc chiến phòng chống dịch bệnh HIV/AIDS. Các quốc gia đều có chương trình phòng, chống HIV/AIDS riêng của mình. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Quỹ phát triển phụ nữ của LHQ (UNIFEM) nhấn mạnh rằng tiếng nói của phụ nữ nhiễm HIV không được chú ý trong quá trình hoạch định chính sách chống HIV/AIDS, trong khi gần 50% trong tổng số 31,3 triệu người nhiễm HIV trên toàn cầu là phụ nữ và tỷ lệ này đang tăng nhanh.

Hôm nay, đến với Diễn đàn “Nữ Sinh viên Việt Nam với công tác phòng chống HIV/AIDS”, tôi xin thay mặt Nữ Sinh viên ĐH Ngoại Thương trình bày bài tham luận

Quan điểm, nhận thức, thái độ của Nữ Sinh viên về HIV/AIDS và một số đề xuất, kiến nghị với công tác phòng, chống HIV/AIDS nhằm đảm bảo sự tham gia của phụ

nữ trong tiến trình hoạch định chính sách chống HIV/AIDS”. Bài tham luận bao gồm hai phần chính:

Phần I: Quan điểm, nhận thức, thái độ của Nữ Sinh viên về HIV/AIDS.

Phần II: Đề xuất, kiến nghị với công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Tại Việt Nam, trước đây HIV/AIDS chỉ giới hạn chủ yếu ở những người nghiện ma túy và gái mại dâm, nhưng giờ đây HIV/AIDS đã bắt đầu lan rộng ra dân cư nói chung. Những ước tính gần đây cho thấy, tổng số trường hợp nhiễm HIV/AIDS trên cả nước lên đến 293.000 người tại tất cả 63 tỉnh và thành phố. Mặc dù Chính phủ đã có những nỗ lực can thiệp từ giữa những năm 1990, nhưng tỷ lệ lây nhiễm HIV ngày càng tăng. Dự tính mỗi ngày tại Việt Nam có thêm 100 người Việt Nam bị nhiễm mới. Những người bị nhiễm ở độ tuổi 20 – 39 là nhóm lây nhiễm chính, chiếm 83% tất cả các trường hợp HIV/AIDS phát hiện được.

Ngày sáng tạo phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam là hoạt động nằm trong Dự án phòng, chống HIV/AIDS do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Hoạt động này đã được thực hiện 2 lần vào năm 2004 và năm 2007, đã thu được những thành công đáng kể

trong việc nâng cao nhận thức của nhân dân về cách phòng tránh HIV/AIDS. Tuy nhiên, theo số liệu mới nhất của Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2010, cả nước đã phát hiện 4.812 trường hợp nhiễm HIV, nâng tổng số người nhiễm HIV còn sống lên 176.436 người. Đây là con số đáng lo ngại cho thấy tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS vẫn diễn biến phức tạp và có xu hướng ngày càng lan rộng. Hầu hết các trường hợp nhiễm HIV/AIDS qua hai con đường chính: đường tình dct m sang con. Thực trạng đó đòi hỏi cần có sự chung tay tích cực hơn của cả cộng đồng trong việc phòng, chống HIV.

Khi nói đến đại dịch HIV/AIDS thì mọi người đều lo ngại về căn bệnh thế kỷ này. Trong số người mắc phải lại có vị thành niên, thanh niên vướng vào con đường nghiệp ngập, ma túy... đây là điều day dứt cho các bậc làm cha làm mẹ và cả xã hội nói chung.

Thời gian qua, Nhà nước có nhiều chương trình, dự án phòng, chống HIV/AIDS và được triển khai đến các tỉnh, thành trong cả nước. Đặc biệt là những dự án, chiến dịch truyền thông về HIV/AIDS dành cho thanh thiếu niên. Thế nhưng, vẫn có thanh niên và các em nhỏ chưa hiểu biết về HIV/AIDS hoặc có biết đi nữa thì cũng là mơ hồ... Hiện nay, thanh thiếu niên đang phải đối mặt với nhiều thử thách nhằm thích ứng với môi trường kinh tế - xã hội, trong đó có cả thanh niên nông thôn, sinh viên đang theo học tại các tỉnh thành trên khắp cả nước .

Ở thành phố lớn, vì thanh niên ở tuổi mới lớn với cuộc sống xa nhà thường tụ tập nhóm bạn bè ăn chơi sẽ dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội và cuốn hút vào con đường ma túy, mại dâm... Đây chính là con đường dẫn đến đại dịch HIV/AIDS nhanh nhất. Bên cạnh đó thì không ít học sinh, sinh viên do thiếu sự quan tâm từ phía gia đình, các bậc làm cha làm mẹ thiếu chú ý, quan tâm chăm sóc giáo dục đến con em mình.

Không chỉ ở thành phố lớn, thời gian qua xuất hiện của một loạt vùng trọng điểm về HIV/AIDS ở các tỉnh, thành, có đường biên giới với Lào và Trung Quốc, xuất phát từ hiểm họa ma túy, mại dâm. Hiện nay, Điện Biên xếp thứ 6/63 tỉnh, thành về số ca nhiễm HIV lũy tích, thứ 3/63 về tỷ lệ nhiễm HIV/100.000 dân và thứ 4/63 về số người nhiễm HIV mới phát hiện. Số trường hợp nhiễm HIV tập trung cao nhất trong nhóm tiêm chích ma túy 42,89%, gái mại dâm 20%.

Hà Tĩnh cũng được xếp vào danh sách các tỉnh, thành có nguy cơ cao về lây nhiễm HIV. Một trong những trọng điểm về ma túy, mại dâm và HIV/AIDS ở địa bàn chính là khu vực Cửa khẩu Cầu Treo. Đa số gái mại dâm ở khu vực Cửa khẩu Cầu Treo, Hà Tĩnh và Tây Trang, Điện Biên đều bắt đầu hoạt động từ rất sớm. Các em chỉ mới từ 16 đến 18 tuổi nhưng đã có thâm niên trong “nghề”, lại được “sàng lọc” từ các tụ điểm trong nước, đã từng điều trị nhiều lần bệnh lây qua đường tình dục… nên tiềm ẩn rất lớn nguy cơ lây nhiễm HIV.

HIV/AIDS ảnh hưởng đến mỗi cá nhân nói riêng, đặc biệt là thế hệ trẻ sinh viên: Sức khỏe, học tập, tư tưởng, tâm lí, phẩm chất đạo đức,... và đồng thời tác động đến toàn thể xã hội với các mặt: kinh tế, văn hóa gia đình, cộng đồng,...

Nhận thức về AIDS đang bị coi nhẹ và rất cần có sự lãnh đạo của những người lạc quan trong các tổ chức trợ giúp căn bệnh AIDS. Việc đấu tranh chống lại sự kỳ thị là vấn đề mấu chốt, vì chính nỗi sợ bị kỳ thị đã ngăn cản nhiều người nói về HIV/AIDS, dẫn đến cản trở quá trình giáo dục và các nỗ lực phòng chống và làm mất đi sự chăm sóc mà mọi người cần nhận được.

Rất rất nhiều sinh viên quan niệm lẫn lộn giữa HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội. HIV là một loại virus, chứ không phải là một tệ nạn xã hội. Chúng ta cần tách biệt vấn đề tệ nạn xã hội với tình trạng lây nhiễm HIV. Loại virus này có thể lây qua các con đường sau đây:

− Thực hiện hành vi tình dục không an toàn với người bị nhiễm HIV. − Dùng chung bơm kim tiêm có chứa HIV.

− Truyền từ người mẹ bị nhiễm HIV sang cho thai nhi.

− Truyền từ người mẹ bị nhiễm HIV sang cho con trong quá trình cho con bú. Chừng nào các chiến dịch tuyên truyền vận động, các nội dung truyền thông và các biện pháp phòng chống HIV/AIDS còn nhằm vào các cá nhân hay các nhóm đối tượng thực hiện những hành vi được coi là tệ nạn xã hội, thì đa số người dân Việt Nam sẽ không nhận thức được rằng hành vi của bản thân họ hay của những người có quan hệ tình dục với họ cũng có thể làm cho họ có nguy cơ bị nhiễm HIV.

Điều này đặc biệt đúng với thanh niên Việt Nam. Có nhiều khả năng tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam sẽ tập trung vào đối tượng thanh niên, vì đa số trường hợp mới bị nhiễm HIV trên thế giơí nằm trong độ tuổi từ 18 dến 26. Thanh, thiếu niên ở Việt Nam sẽ bị nhiễm HIV thông qua hoạt động tình dục và việc dùng chung các dụng cụ xuyên qua da mà không nhất thiết có liên quan tơí các nhóm có hành vi được coi là tệ nạn xã hội.

Phương thức tiếp cận theo quan điểm gắn HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội cũng có thể dẫn tới tình trạng kỳ thị và đẩy những nhóm người vốn đã dễ bị tổn thương vào "thế giới ngầm", như vậy làm cho khó có thể tìm kiếm và tiếp cận với các dịch vụ điều trị, chăm sóc và hỗ trợ thích hợp. Nếu coi HIV/AIDS như một tệ nạn xã hội thì sẽ không hạn chế được bệnh dịch này.

Chúng ta cần coi HIV/AIDS là mt cuc khng hong v phát trin, gây ra nhng hu qu nghiêm trng v con người:

HIV/AIDS có thể nhanh chóng đẩy lùi những thành quả đáng kể mà Việt Nam đã đạt được trong quá trình tăng trưởng thúc đẩy kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Vì vậy, việc hạn chế tình trạng lây nhiễm HIV cần được coi là một mục tiêu

phát triển quan trọng. Nghèo đói và HIV/AIDS có mối liên quan chặt chẽ, bởi ngèo đói vừa là nguyên nhân lại vừa là hậu quả của tình trạng nhiễm HIV. Nếu không giải quyết mối liên quan giữa HIV/AIDS và phát triển xã hội thì bệnh dịch này sẽ làm hao mòn nghiêm trọng nguồn vốn con người và xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến triển vọng tiếp tục đầu tư của khu vực tư nhân và khu vực Nhà nước cũng như triển vọng tiếp tục đạt được tăng trưởng kinh tếở Việt Nam.

Đặc biệt, chúng ta cần nhn thc và gii quyết nh hưởng ca HIV/AIDS đối vi ph n. Cần chú ý nhiều hơn tới thực tế là tỉ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ Việt Nam đang gia tăng. Phụ nữ dễ bị lây nhiễm HIV qua đường tình dục hơn; khả năng nam giới truyền HIV cho phụ nữ cao hơn khả năng phụ nữ truyền HIV cho nam giới. Nhng s bt bình đẳng v kinh tế xã hi hin nay cũng như các mi quan h

quyn lc ph biến gia nam gii và ph n khiến cho ph n rt khó t bo v

mình khi b nhim HIV qua con đường tình dc. Biện pháp duy nhất được áp dụng rộng rãi để ngăn ngừa lây nhiễm HIV qua đường tình dục là sử dụng bao cao su dành cho nam và biện pháp này đòi hỏi sự tự nguyện và chấp nhận của nam giới. có quá nhiều nam giới không sẵn sàng sử dụng bao cao su. Hầu hết phụ nữ , đặc biệt là những người bị lệ thuộc về kinh tế vào bạn tình, có rất ít hoặc có thể nói rằng hầu như không có khả năng đòi hỏi bạn tình sử dụng bao cao su.

Với chức năng chăm sóc gia đình, phụ nữ thực hiện hầu hết các công việc trông nom và giúp đỡ những người bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Việc chăm sóc con cái bị nhiễm HIV và tổn thương về mặt tâm lý do nhiễm bệnh từ người thân trút thêm gánh nặng to lớn lên những trách nhiệm truyền thống của phụ nữ như nuôi dạy con cái, nấu nướng và tạo thu nhập, những áp lực đó trở nên thực sự to lớn đối với phụ nữ bị nhiễm HIV. Họ phải mang những gánh nặng đó mặc dù bản thân họ bị bệnh và bản thân họ cũng rất cần tiếp cận với các phương pháp điều trị mới và thông tin cũng như rất cần được hỗ trợđể chống chọi với sự phân biệt đối xử và định kiến.

Đề xuất, kiến nghị của nữ sinh viên đối với công tác phong trào chống HIV/AIDS:

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 190 - 193)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)