I. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG NỮ SINH VIÊN 1 Tổng quan chung về nữ sinh viên
6. Vấn đề tình yêu, sống thử và quan hệ tình dục tiền hôn nhân của nữ sinh viên
thôn, vùng sâu vùng xa không bạo dạn, tự tin và thiếu kinh nghiệm xã giao thường chọn những việc làm ít ồn ào hơn nhưng không hề nhẹ nhàng hơn như nhân viên chạy bàn tại quán ăn, phát tờ rơi – quảng cáo, dán quảng cáo hoặc phong bì, đóng gói vật phẩm cho xưởng sản xuất nhỏ,… tiền lương được tính theo giờ lao động hoặc theo sản phẩm. Dù làm việc cật lực nhưng thu nhập mỗi tháng hiếm khi nào quá 700.000đ.
Rất nhiều nữ sinh viên đã lựa chọn được công việc phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành đang theo học; vừa giúp thêm thu nhập, vừa là hành trang rất bổ ích cho họ sau khi tốt nghiệp ra trường: sinh viên ngành báo chí tham gia làm cộng tác viên viết bài hoặc làm trợ lý trường quay; sinh viên ngành công nghệ thông tin có thể làm việc tại các cửa hàng máy tính; sinh viên ngành văn hóa - nghệ thuật tham gia hoạt động nghệ thuật ở tầm thấp (biểu diễn ở quán café hay phòng trà, thiết kế áp phích hoặc ảnh, lịch theo yêu cầu với giá thấp hơn giá thị trường…). Những nữ sinh viên có năng khiếu kinh doanh và được sự cho phép của gia đình có thể mở cửa hàng buôn bán quần áo, phụ kiện, mĩ phẩm… Tuy không phải ai cũng biết tận dụng cơ hội và phát huy năng lực bản thân nhưng đây là một hướng đi tích cực và cần được khuyến khích, phát triển.
Việc làm thêm của nữ sinh viên đem lại nhiều lợi ích: có thêm thu nhập phục vụ cho sinh hoạt, đời sống; tự rèn luyện và nâng cao kỹ năng của bản thân; thực hành những kiến thức đã học trên lớp; thiết lập những mối quan hệ xã hội cho công việc sau này… Tuy nhiên, bên cạnh những công việc hợp lí, bổ ích trên, nhiều nữ sinh viên còn tìm tới những công việc thiếu lành mạnh nhưng lại có thu nhập khá cao. Thiếu sự quản lý chặt chẽ của gia đình, nhà trường, một bộ phận nữ sinh đã chủ động hoặc bị bạn bè lôi kéo tham gia làm nhân viên tại các tụ điểm nhạy cảm như quán bar, sàn nhảy… những nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ; những tụ điểm mại dâm trá hình massage, karaoke… Những nữ sinh thiếu bản lĩnh, không có gia đình ở bên động viên, kiểm soát… rất dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nghiện ma túy… và dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật. Vài năm trở lại đây xuất hiện thêm dịch vụ làm người yêu thuê cho các “đại gia”, công tử trong những dịp đặc biệt như sinh nhật, ngày lễ hoặc tiếp đón bạn bè, đối tác… Tuy chưa trực tiếp gây ra hiệu quả nghiêm trọng trên diện rộng nhưng đây vẫn là một hiện tượng đáng phê phán, là tác nhân của lối sống buông thả, thiếu văn hóa làm xấu hình ảnh của nữ sinh Việt Nam.
6. Vấn đề tình yêu, sống thử và quan hệ tình dục tiền hôn nhân của nữ sinh viên viên
Tình yêu là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Với sinh viên - đặc biệt là những nữ sinh viên sống xa nhà, xa người thân, tình yêu là nhu cầu tất yếu, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi trưởng thành, phù hợp với hoàn cảnh sống tự lập - khi mà họ cần tìm một chỗ dựa tinh thần, một người để yêu thương và chia sẻ hơn cả bạn bè thông thường.
Chỉ có 30% nữ sinh viên tốt nghiệp ra trường mà chưa từng trải qua một mối tình nào (theo diễn đàn Thanh niên việt nam online ttvnol.com), và đa số thuộc khối ngành kinh tế, kĩ thuật. Ở độ tuổi trưởng thành, phát triển về thể chất và tinh thần, việc rung động trước người khác phái không có gì là khó hiểu. Tình yêu sinh viên vốn chân thành, trong sáng, nhiều đôi bạn trẻ có thái độ yêu đương nghiêm túc và muốn hướng tới tương lai lâu dài. Tuy nhiên, không phải mối tình sinh viên nào cũng kết thúc có hậu, khi mà sau tốt nghiệp mỗi người đều gặp ít nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm; sự thay đổi từ môi trường học đường tới môi trường công việc dẫn đến sự thay đổi trong tư duy, tính cách; sự cách trở về địa lý…đã trở thành nguyên nhân đổ vỡ của nhiều mối tình sinh viên, bên cạnh những lí do về tình cảm, khác biệt quan điểm sống, hoàn cảnh gia đình…
Bên cạnh những tình yêu chân thành, vẫn tồn tại những mối tình nặng tính vụ lợi hoặc thiếu trách nhiệm. Do nhận thức không sâu sắc và nghiêm túc nên nhiều bạn trẻ tìm đến với nhau chỉ vì những nhu cầu tầm thường về vật chất hoặc tình dục. Không ít nữ sinh chỉ quan tâm tới hoàn cảnh gia đình, khả năng tài chính hoặc sự nghiệp của ban trai với hy vọng nếu không có một tương lai lâu dài, sáng lạn thì cũng được người yêu bao bọc, che chở, đài thọ về vật chất; một số khác dễ dàng bước vào tình yêu với quyết định nặng về cảm tính, khi chia tay không hối tiếc và lại nhanh chóng rơi vào mối tình khác… tự huyễn hoặc về độ hấp dẫn của bản thân...
Tình yêu khi đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống sẽ có tác động không nhỏ tới nữ sinh. Khi tình yêu phát triển thuận lợi, nó là nguồn động viên tinh thần tích cực và mạnh mẽ cho bạn gái nhiều khi còn hiệu quả hơn cả sự động viên của gia đình và bạn bè. Tuy nghiên khi tình yêu có trục trặc hoặc thậm chí là đổ vỡ, phái nữ thường là những người suy sụp nhiều hơn, nhiều khi còn ảnh hưởng tới học tập. Không ít bạn sống quá tình cảm mà lại thiếu bạn lĩnh đã có hành động dại dột như bỏ học, bỏ nhà, tự sát… Tình yêu khiến các bạn có ý thức chủ động hoàn thiện mình về nhiều mặt: tri thức, ngoại hình, giao tiếp, ứng xử, nữ công gia chánh… nhưng cũng tiêu tốn của nữ sinh nhiều thời gian và tiền của vào việc cải thiện ngoại hình, đi chơi hay mua quà tặng… nếu các bạn không biết cách cân đối chi tiêu hợp lí và vun đắp tình yêu bằng giá trị tinh thần.
Từ khoảng 5 - 6 năm trở lại đây, trong giới sinh viên Việt Nam bắt đầu xuất hiện hiện tượng “sống thử”. Ban đầu chỉ là sự mạo hiểm lẻ tẻ của vài cặp đôi trong thời gian ngắn, càng ngày tình trạng này càng phát triển theo chiều hướng xấu. Không chỉ là những cuộc dã ngoại ngắn ngày, nhiều bạn trẻ đã giấu gia đình để dọn về ở chung một nhà theo đúng nghĩa đen. Mục đích ban đầu của việc sống thử thường là: tiết kiệm chi tiêu, có điều kiện chăm sóc cho nhau, thử thách tình yêu, chuẩn bị cho mối quan hệ lâu dài… Nhưng chỉ một thời gian sau đó, những rắc rối, bất đồng về chi tiêu, việc nhà, việc học, các mối quan hệ cá nhân… dẫn đến chia tay. Rất hiếm cặp đôi nào đi tới hôn nhân thật sau khi đã sống thử. Việc học hành ít nhiều bịảnh hưởng, đặc biệt là với nữ sinh viên.
Một hệ lụy khó tránh của việc sống thử chính là tình trạng Quan hệ tình dục tiền hôn nhân. Về bản chất, quan hệ tình dục là nhu cầu tự nhiên, là một hình thức phát triển mới của tình yêu và là một cách để chứng minh tình yêu. Tuy nhiên nếu
nhận thức về mối quan hệ giữa tình dục - tình yêu không rõ ràng và đúng đắn cũng như thiếu kiến thức về tình dục an toàn sẽ dẫn tới những hậu quả xấu mà trong đó phái nữ là người phải hứng chịu nhiều hơn cả.
Nhìn chung nhận thức của nữ sinh viên về vấn đề tình yêu – tình dục và kiến thức về sức khỏe sinh sản còn thiếu và yếu. Một số ít có được kiến thức chính xác, khoa học về sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục; đa phần các nữ sinh nắm bắt thông tin khá mù mờ, chắp vá, chủ yếu thông qua bạn bè, sách báo và internet. Kiến thức về tình dục vẫn chưa được phổ biến trong nhà trường một cách cởi mở, khoa học, bài bản và hợp lí. Chính vì vậy, sinh viên, đặc biệt là nữ sinh viên chưa có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết về sức khỏe sinh sản, về an toàn tình dục, các biện pháp tránh thai và “kỹ năng từ chối”; điều đó dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. Ở thành phố Hồ Chí Minh, riêng trong 8 tháng đầu năm 2009, bệnh viện Từ Dũ đã tiến hành 18.741 ca nạo phá thai, trong đó số lượng người chưa lập gia đình chiếm hơn 80%. Những con số nhức nhối về tỉ lệ nạo phá thai, độ tuổi nạo phá thai và số ca nạo phá thai trung bình hàng ngày hay trên đầu người ở Việt Nam thực sự đã lên tới mức báo động. Ngoài ra, quan hệ tình dục không an toàn là con đường rất gần dẫn tới các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Chính vì vậy, nữ sinh viên cần có một định hướng cụ thể hơn để có thể tìm thấy cho mình con đường đi đúng đắn trong tình yêu và trong cuộc sống.