Khó khăn, hạn chế đối với nữ sinh viên:

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 50 - 53)

I- Tình hình nữ sinh viên

3.8-Khó khăn, hạn chế đối với nữ sinh viên:

46 Đại học bán công Tôn Đức Thắng, Kết quả báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường “Xu hướng lựa chọn bạn đời của nữ sinh viên hiện nay”

3.8-Khó khăn, hạn chế đối với nữ sinh viên:

Bên cạnh đa số nữ sinh viên có lối sống năng động, tích cực, lành mạnh, một bộ phận nữ sinh viên hiện nay vẫn có những biểu hiện hạn chế trong nhận thức, tư tưởng, trong văn hóa lối sống cũng như trong học tập. Đồng thời với đó, những khó khăn mà nữ sinh gặp phải trong cuộc sống hiện tại cũng có ảnh hưởng tới nhận thức, tư tưởng, lối sống cũng như quá trình học tập của bản thân họ.

Cụ thể, vẫn còn một tỷ lệ nữ sinh viên có những biểu hiện thiếu tự tin vào vai trò của bản thân (29.8%), có thái độ bàng quan đối với những vấn đề

của đất nước. Ý thức chính trị của một bộ phận nữ sinh còn thiếu tích cực, thể

48 Kết quả khảo sát “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 theo mẫu dành cho nữ sinh viên đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 theo mẫu dành cho nữ sinh viên

hiện ở việc không muốn trở thành đảng viên vì chỉ muốn là một công dân bình thường (33.3%) hoặc suy nghĩ rằng trở thành đảng viên phải gương mẫu, gánh vác nhiều trách nhiệm (4.2%)49. Bên cạnh đó, mặc dù bất bình trước các hiện tượng tiêu cực trong môi trường học đường nhưng chỉ khoảng 1/4 số nữ sinh viên (24.9%) dám tích cực đấu tranh với các hiện tượng đó, trong khi hầu hết nữ sinh (61.7%) tìm kiếm giải pháp an toàn cho bản thân là né tránh và chỉ

tham gia đấu tranh khi liên quan trực tiếp đến bản thân50.

Quan niệm về sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân của nữ sinh viên dần có sự thay đổi và hiện tượng này ngày càng được chấp nhận rộng rãi hơn trong lối sống của họ. Một bộ phận nữ sinh viên bị ảnh hưởng bởi lối sống ngoại lai, buông thả, thể hiện rõ nét ở hiện tượng nữ sinh làm “gái bao”, mắc vào tệ nạn mại dâm xuất hiện nhiều hơn trong thời gian gần đây.

Vẫn có một bộ phận nữ sinh viên có thái độ, động cơ học tập chưa đúng

đắn khi cho rằng mục đích học tập là chỉ vì danh dự của gia đình, dòng họ

(17.2%), học theo yêu cầu của cha mẹ (3.1%), học để bằng bạn bè (6.3%)51.

Đồng thời phương pháp học tập của nữ sinh viên còn mang tính thụđộng, thiếu tích cực và còn thiên lệch theo hướng trang bị kiến thức nhiều hơn kỹ năng. Về

mặt kiến thức chuyên môn, học sinh, sinh viên hiện nay nói chung và nữ sinh viên nói riêng được trang bị khá tốt. Tuy nhiên, điểm yếu của sinh viên hiện nay cũng như nữ sinh viên có tâm lý thay đổi công việc, chưa có tầm nhìn lâu dài, quan tâm nhiều đến việc kiếm sống trước mắt, dễ nản lòng khi kết quả

không như ý muốn. Nhiều nữ sinh viên thiếu kỹ năng xã hội, khả năng làm việc theo nhóm yêu, thụ động, thiếu kỹ năng trình bày, thuyết trình, chưa tự tin trong công việc, hành vi ứng xử hạn chế.

Những băn khoăn lo lắng chung của nữ sinh viên hiện nay liên quan chủ

yếu đến những vấn đề tác động trực tiếp tới cuộc sống của họ như vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm (84.8%); vấn đề tăng học phí (74.6%); tăng giá cả các mặt hàng thiết yếu (76.2%); vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm (77.3%); tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh (76.2%); vấn đề ô nhiễm môi trường (75.8%); tình trạng tham nhũng (71.1%); tình hình vi phạm pháp luật gia tăng

49 Viện nghiên cứu thanh niên, Kết quảđiều tra tình hình tư tưởng của sinh viên năm 2010

50 Viện nghiên cứu thanh niên, Kết quảđiều tra về hành vi lệch chuẩn của học sinh, sinh viên trong môi trường học đườngnăm 2009 học đườngnăm 2009

(66.4%)52. Những tác động của sự suy giảm kinh tế trong nước hay tính bất ổn của một số vấn đề xã hội đang có những ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và tư tưởng của nữ sinh viên.

Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Giáo dục cho thấy 83% sinh viên thiếu các kỹ năng mềm, đặc biệt là khả năng tập trung cho hành trang vào đời của mình. Thậm chí, nhiều người còn phàn nàn giới trẻ thiếu kỹ năng để giữ gìn hạnh phúc gia đình, kiểm soát bản thân, rèn chỉ số cảm xúc, làm chủ sự thay

đổi, làm chủ thời gian sống, hoạch định mục tiêu nghề nghiệp, mục tiêu cuộc

đời, ra quyết định. Nhiều nữ sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp đã thừa nhận không được nhận vào làm vì thiếu kỹ năng sống, cụ thể là kỹ năng làm việc nhóm. Điều này đã không còn là trường hợp ngoại lệ đối với các nữ sinh viên hiện nay. Nhiều chuyên gia cho biết kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn chỉ

chiếm tối đa 40% cho việc thành công của họ, còn chính kỹ năng sống như: kỹ

năng giao tiếp, thuyết phục, quản lý thời gian, làm việc cùng người khác… chiếm đến hơn 60% còn lại để thành công. Nhưng tiếc rằng rất nhiều sinh viên, trong đó có nữ sinh viên hiện nay thường thiếu kỹ năng sống. Tháng 10-2009, Viện Nghiên cứu giáo dục (Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) công bố kết quả khảo sát 2.000 học sinh - sinh viên tại 4 thành phố lớn nhất cả

nước (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ) thì hơn 80% học sinh, sinh viên lạc quan và có nhiều ước mơ đẹp cho tương lai nhưng lại thiếu hẳn khả năng hoạch định tương lai, đặc biệt là kỹ năng sống và thái độ dám dấn thân. Vì vậy, việc trang bị kỹ năng sống cho nữ sinh viên không chỉ giúp mỗi sinh viên tồn tại đúng nghĩa trong cuộc đời mà còn giúp các bạn biết bảo vệ

chính mình để có cuộc sống an toàn trong tương lai, định hướng một cách hợp lý cho hạnh phúc...

Một bộ phận nhỏ nữ sinh viên thiếu bản lĩnh, chưa nhận thức đúng về

tình bạn, tình yêu, sống thực dụng, dần làm mất đi giá trị đạo đức truyền thống, thậm chí cá biệt có nữ sinh viên còn vi phạm pháp luật. Số lượng nữ sinh viên biết tự chăm sóc sức khỏe cho mình còn chưa nhiều, một phần vì thiếu kiến thức, một phần vì thiếu kinh phí, một phần vì áp lực việc học tập khá lớn, và một phần có lẽ vì thói quen “sống bừa bãi” trong sinh viên. Kiến thức về giới tính, về bình đẳng giới trong sinh viên nữ là khá mơ hồ, có chăng là cũng chỉ

tiếp thu được từ kinh nghiệm, từ internet. Kiến thức của nữ sinh viên về cuộc sống không nhiều vì ít được va chạm, ít được trải nghiệm, đặc biệt là với nữ

sinh viên nội trú. Kỹ năng sống của một số nữ sinh viên còn rất hạn chế, nhất là kiến thức về giao tiếp, ứng xử, về kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội. Bên cạnh những nữ sinh năng động, vẫn còn rất nhiều những nữ sinh rụt rè, nhút nhát, thiếu năng động vì tâm lý tự ti, vì tình trạng thiếu kỹ năng sống của mình. Chính Vì lẽ đó đã có thực tế, có những nữ sinh viên học rất giỏi, nhưng khi ra trường làm việc lại không thành công, đơn giản vì họ thiếu những kỹ năng sống cần thiết phải có. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thẩm mỹ văn hóa của nữ sinh viên còn nhiều bất cập, một bộ phận còn bị lệch lạc trong tiếp thu văn hóa khi hội nhập. Trong điều kiện bùng nổ các phương tiện truyền thông, các nữ sinh viên được tiếp cận nhanh với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, điều kiện đó ảnh hưởng hưởng không nhỏ đến nhận thức thẩm mỹ của nữ sinh viên, vẫn còn một số nữ sinh viên đến trường bằng trang phục thiếu nghiêm túc.

Bên cạnh đó, điều kiện nơi ở, điều kiện học tập hiện tại của nữ sinh viên còn nhiều hạn chế, điều này đã và đang tác động không nhỏ tới tư tưởng, kết quả học tập và quá trình rèn luyện của nữ sinh viên. Hiện tại, trong ngành giáo dục chưa có cơ chế đặc thù riêng cho các hoạt động của nữ sinh viên mà hầu hết các trường vận dụng những quy định chung để có những ưu đãi đối với các nữ sinh viên có thành tích học tập tốt, rèn luyện tốt. Các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết cho các hoạt động và sinh hoạt giới trong nhà trường chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của giới, đặc biệt đối với nữ sinh viên. Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ sinh viên chưa được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 50 - 53)