Hạn chế, khó khăn và nguyên nhân

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 64 - 67)

III- Thực trạng công tác nữ sinh viên của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên

4.Hạn chế, khó khăn và nguyên nhân

4.1- Hạn chế, khó khăn:

Bên cạnh những điểm làm được, công tác nữ sinh viên thực tế cho thấy vẫn còn những điểm tồn tại, đòi hỏi Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các cấp cần tiếp tục tìm kiếm giải pháp mới, hiệu quả hơn để nâng cao chất lượng công tác nữ sinh viên trong giai đoạn sắp tới, cụ thể.

- Các hoạt động đặc thù dành cho nữ sinh viên chưa nhiều, chưa đa dạng. Một số hoạt động dành riêng cho nữ sinh viên được tổ chức tại các trường chủ

yếu do Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên phối hợp với các tổ chức hoặc dự án liên quan đến phụ nữ. Thực tế chưa có Chương trình, Chiến lược dài hơi liên quan đến công tác nữ sinh viên.

- Trong học tập và nghiên cứu khoa học đang có một nghịch lý là hầu hết số sinh viên có điểm học tập ở tốp cao nhất là nữ nhưng đa số sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và đạt giải cao lại là nam. Trong các trường hiện nay, tỷ lệ nữ tham gia các hoạt động chung chiếm áp đảo so với nam, nhưng số các hoạt động dành riêng cho nam sinh lại nhiều hơn so với nữ sinh.

- Xét về mặt kiến thức chuyên môn, sinh viên hiện nay nói chung và nữ

sinh viên nói riêng được trang bị khá tốt, tuy nhiên điểm yếu của sinh viên hiện nay cũng như sinh viên nữ có tâm lý thay đổi công việc, không có tầm nhìn lâu dài, quan tâm nhiều đến việc kiếm sống trước mắt, dễ nản lòng khi kết quả

không như mong muốn. Nhiều nữ sinh thiếu kỹ năng sống, xã hội, khả năng làm việc theo nhóm yếu, thụ động, thiếu kỹ năng trình bày, thuyết trình, chưa tự tin trong công việc, hành vi và ứng xử hạn chế. Một phần rất lớn do chính nội tại của nữ sinh.

- Những hoạt động nắm bắt tâm tư tình cảm, nhu cầu của nữ sinh viên chưa được chú trọng. Vẫn tồn tại việc nắm bắt nhu cầu sinh viên chung cho cả

hai giới, sau đó thiết kế chương trình. Những mô hình, hoạt động đặc thù dành cho nữ sinh viên trình bày ở trên hầu hết xuất phát từ yêu cầu trực tiếp của nữ

muốn của nữ sinh viên để chủđộng xây dựng. Các hoạt động tư vấn tâm lý cho nữ sinh viên vẫn chưa duy trì thường xuyên, hiện được triển khai theo đợt và thiếu tính liên tục, điều này khó kịp thời hỗ trợ nữ sinh viên trong quá trình học tập, trong cuộc sống khi đối diện với những vấn đề khó khăn.

- Chưa quan tâm đúng mức tới công tác bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nữ sinh viên, ví dụ như: nữ sinh viên tố cáo tiêu cực trong giảng dạy bị trù dập, trừđiểm, đe doạđến tính mạng nhưng tổ chức Hội chưa có biện pháp để bảo vệ

nữ sinh viên. Một số nữ sinh viên đi làm thêm bị lợi dụng do nhu cầu muốn kiếm tiền để trang trải cuộc sống, học tập... Công tác phối hợp tổ chức các hoạt

động chăm sóc sức khoẻ, nhất là sức khoẻ sinh sản và tình dục trong nữ sinh viên chưa thường xuyên, thiếu hoạt động cụ thể.

- Phương thức tổ chức các hoạt động cho nữ sinh viên còn khá nghèo nàn, thiếu sự sáng tạo, thiếu điểm nhấn. Trên bình diện chung, ít khi thấy xuất hiện những hoạt động đặc thù cho nữ sinh viên mang tầm vóc toàn quốc hay tỉnh, thành, ngoại trừ các cuộc thi nữ sinh thanh lịch tại các trường Đại học, Cao đẳng hay hiện nay được tổ chức ở một số tỉnh, thành phố lớn. Chính điều này đã chưa làm được việc kết tập nữ sinh viên, chưa tạo được sân chơi phát huy khả năng vốn rất phong phú, đa dạng của nữ sinh viên. Hiệu quả của công tác Đoàn, Hội đối với công tác sinh viên nói chung và nữ sinh nói riêng còn phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền. Chưa thực sự

coi công tác Đoàn, Hội là bộ phận giáo dục quan trọng trong nhà trường, cho nên nhiều hoạt động của Đoàn Hội trong các trường cho nữ sinh viên còn mang tính sự kiện, chưa có giải pháp đồng bộ, tạo điều kiện đầu tư để Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên triển khai các nội dung có chiêu sâu thu hút đông đảo nữ

sinh viên tham gia và có tính bền vững lâu dài.

- Công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục giới tính, trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống cho nữ sinh viên chưa thực sự đạt hiệu quả cao, chưa đáp

ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao của nữ sinh viên; điều kiện, phương tiện hoạt động và nguồn lực cho công tác này còn nhiều hạn chế khó khăn.

- Vẫn còn sự phân biệt giữa sinh viên nữ và sinh viên nam, nhất là trong vấn đề chọn nhân sự lãnh đạo chủ chốt (Bí thưĐoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên). Hiện nay, chưa có Bí thưĐoàn trường Đại học, Cao đẳng là nữ sinh viên.

Số lượng nữ sinh viên đảm nhận chức vụ chủ chốt của Đoàn, Hội chiếm tỷ lệ

không cao, cá biệt ở một số trường tỷ lệ rất thấp; chính sách đào tạo đối với cán bộ nữ sinh viên chưa được quan tâm thường xuyên, chưa phát huy đúng và tốt nhất tiềm năng, thế mạnh của nữ sinh viên trong các hoạt động của Hội; do đặc thù, cán bộ nữ sinh viên là những cán bộ trẻ, thuyên chuyển nhanh do đó không

đủ thời gian để trang bị kiến thức về công tác Hội và phong trào sinh viên. Điều kiện làm việc, cơ sở vật chất phục vụ công tác Hội và phong trào sinh viên còn nhiều khó khăn đã tác động thiếu tích cực tới một bộ phận cán bộ nữ sinh viên.

4.2- Nguyên nhân:

- Nhận thức về công tác nữ sinh tại các trường chưa có thống nhất, đồng bộ. Về phía tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên mới chỉ dừng lại ở một bộ

phận cán bộ chủ chốt Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các cấp, chưa được quán triệt và trở thành nhận thức thường xuyên của đội ngũ cán bộĐoàn, Hội. Việc xác định công tác nữ sinh viên thành một nội dung độc lập trong các chương trình công tác hàng năm, nhiệm kỳ của Đoàn Thanh niên, Hội các trường Đại học, Cao đẳng chưa nhiều, đôi khi chỉ là những chủ trương rất chung, thiếu giải pháp cụ thể.

- Cấp ủy, chính quyền trong các nhà trường chưa thực sự quan tâm đến công tác nữ sinh viên; chưa có sự chỉ đạo đồng bộ hay có định hướng thống nhất dành cho công tác nữ sinh viên.

- Kinh phí tổ chức hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên dành cho sinh viên nói chung và nữ sinh viên nói riêng còn khó khăn, vẫn còn cơ chế

“xin-cho” trong các nhà trường, do đó chưa tạo được sự chủ động cho tổ chức

Đoàn, Hội trong tổ chức hoạt động.

- Năng lực một bộ phận cán bộ Hội còn hạn chế nên các hoạt động dành cho nữ sinh viên chưa nhiều, chưa thu hút và tạo sự hấp dẫn đối với nữ sinh viên. Sự hiểu biết về giới, về công tác nữ sinh viên của đội ngũ cán bộ Hội còn hạn chế, chưa được tập huấn, đào tạo bài bản. Công tác luân chuyển cán bộ Đoàn, Hội là nữ sinh viên tại các trường diễn ra tương đối nhanh do nữ sinh viên tốt nghiệp ra trường, dẫn đến tình trạng hụt hẫng cán bộ, ảnh hưởng không nhỏđến phong trào.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC NỮ SINH VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NỮ SINH VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC

CỦA ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI SINH VIÊN

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 64 - 67)