II. MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ CÔNG TÁC NỮ THANH NIÊN, NỮ SINH VIÊN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀĐẶT RA.
2. Những vấn đề đặt ra
Trong thời gian qua, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác phụ nữ, nữ thanh niên, nữ sinh viên đã từng bước được thực thi và đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Tuy nhiên, nếu so sánh với tương quan lực lượng đông đảo phụ nữ, vai trò của phụ nữ và so với yêu cầu phát triển bền vững thì những kết quả nói trên còn khá khiêm tốn. Nhiều vấn đề đang đặt ra, phản ánh một số điểm chưa theo kịp của chính sách, những bất cập trong thực thi chính sách so với sự phát triển thực tế.
− Công tác lý luận chính trị nhằm“Nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên, nhất là học sinh, sinh viên”11 là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc hình thành “thế hệ cách mạng cho đời sau”, tuy nhiên nhiều nữ thanh niên chưa được đào tạo về lý luận chính trị. Theo kết quả điều tra cơ bản thực trạng nữ thanh niên và công tác nữ thanh niên của Hội LHPN Việt Nam năm 2008, tỷ lệ này cao tới 77,6% (trong tổng số 2649 nữ thanh niên tuổi từ 15-35 tham gia phỏng vấn). Đối với những người đã qua đào tạo thì trình độ lý luận chủ yếu chỉ là sơ cấp (15,1%) và trung cấp (5,5%). Đây thường là những trường hợp có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên. Với những thanh niên/nữ thanh niên mà trình độ chuyên môn là sơ cấp trở xuống hoặc không được đào tạo nghề, thì vẫn chưa có chính sách gì đảm bảo trang bị, bồi dưỡng lý luận chính trị cho họ. Thực tế này phần nào dẫn đến tình trạng đời sống chính trị nghèo nàn, khả năng tham chính hạn chế của nữ thanh niên, đặc biệt ở khu vực nông thôn hoặc trong các khu công nghiệp-khu chế xuất.
− Lao động nữ, trong đó có nữ thanh niên vẫn tập trung chủ yếu ở lĩnh vực có chuyên môn kỹ thuật thấp, thu nhập thấp và việc làm không ổn định. Ở độ tuổi thanh niên, cả nam và nữ đều quan tâm đến một vấn đề hệ trọng là hôn nhân - gia đình, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái. Trong khi sự kiện này không tác động nhiều đến công việc của nam thanh niên thì nó lại gây những áp lực lớn với nữ thanh niên: phải kết hôn trong độ tuổi nhất định, dành thời gian mang thai, sinh nở, nuôi con, chăm sóc gia đình... Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư thời gian nâng cao trình độ tay nghề, cơ hội việc làm cũng như thu nhập của nữ thanh niên. Tuy nhiên, chế độ chính sách khuyến khích phụ nữ học tập, nâng cao trình độ tay nghề còn ít và chưa đủ hấp dẫn, thậm chí ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn chưa có.
− Vấn đề quan tâm nhất của thanh niên hiện nay là việc làm và cơ hội kinh tế (kết quả điều tra SAVY 2) tuy nhiên, tính cạnh tranh của lao động nữ trên thị trường lao động không cao. Bên cạnh lý do về trình độ tay nghề như đã đề cập trên, đã có chính sách quy định về việc ưu tiên tuyển dụng lao động nữ khi nữ và nam có cùng trình độ nhưng các doanh nghiệp rất ngại nhận lao động nữ vào làm việc vì những khó khăn do đặc điểm về giới như: sức khỏe, thai sản và nuôi con. Nhà nước cũng có các quy định về hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ nhưng chưa được thực hiện một cách có hiệu quả.
− Lối sống của nữ thanh niên, nữ sinh viên có nhiều điểm đáng lo ngại. Đó là những hiện tượng sống thiếu lý tưởng; ít quan tâm đến tình hình đất nước; sống thực dụng, thích ăn chơi, đua đòi hưởng thụ; “sống thử” (chung sống như vợ chồng); quan hệ tình dục trước hôn nhân; ít đọc sách... Kết quả điều tra SAVY 2 cho thấy, có 9,5% thanh niên đã từng có QHTD trước hôn nhân (tỉ lệ này ở năm 2003 là 7,5%). Tuy chưa có những điều tra chính thức, nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, thanh niên, sinh viên còn ít đọc sách và thiếu kỹ năng đọc, nếu đọc thì thường là truyện tranh hoặc giáo trình... Lối sống lệch lạc này đều nảy sinh
11 Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy BCH TW khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳđẩy mạnh CNH-HĐH.