Quan đ iểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phụ nữ, công tác phụ nữ; nữ

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 124 - 126)

I. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀN ƯỚC, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC PHỤ NỮ, NỮ THANH NIÊN VÀ NỮ SINH VIÊN.

1.2 Quan đ iểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phụ nữ, công tác phụ nữ; nữ

thanh niên và nữ sinh viên

* V ph n và Công tác ph n

Trong suốt quá trình cách mạng, Ðảng ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Chủ trương của Ðảng về công tác phụ nữ được thể hiện xuyên suốt trong Nghị quyết Ðại hội Ðảng, các nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Ðảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới.

Ngay từ khi mới thành lập, tại Hội nghị Trung ương tháng 10 năm 1930, Đảng đã có Nghị quyết đầu tiên về công tác vận động phụ nữ. Trong đó, khẳng định vai trò và khả năng to lớn của Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp Cách mạng; coi công tác phụ nữ là một nội dung trong công tác Đảng, đồng thời chỉ ra rằng nhất thiết phải có một tổ chức, một đoàn thể đại diện cho quyền lợi hợp pháp của phụ nữ và giải phóng phụ nữ: “Công tác trong quần chúng phụ nữ là một nhiệm vụ lớn và rất trọng yếu…. Đảng cần phải tổ chức ra các đoàn thể phụ nữ, phụ nữ hiệp hội mục đích là mưu cầu quyền cho phụ nữ, làm cho phụ nữ triệt để giải phóng”8.

Ngày 6 tháng 12 năm 1957, Đảng ra Nghị quyết 25/NQ/TƯ về một số vấn đề công tác vận động phụ nữ, đã nhấn mạnh việc cần thiết phải nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, các cấp, các ngành về vai trò của phụ nữ trong xã hội.

Nghị quyết số 152 của Ban bí thư TW Đảng ngày 10/1/1967 về “một số vấn đề

tổ chức lãnh đạo công tác phụ vận” và Nghị quyết số 153 về “công tác phụ nữ” xác định, công tác phụ vận không chỉ quan tâm đến việc tăng cường bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em; chăm lo đời sống, giải quyết quyền lợi cho nữ công nhân, viên chức; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho phụ nữ… mà còn bao gồm cả công tác cán bộ nữ. Cần đấu tranh kiên quyết chống tư tưởng phong kiến, hẹp hòi trong việc sử dụng, đề bạt cán bộ nữ; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và mạnh dạn sử dụng, cất nhắc cán bộ nữ.

Chỉ thị 44-CT/TƯ ngày 7/6/1984 của Ban Bí thư “về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ” đã nêu chủ trương:“Tiếp tục thực hiện nam nữ bình đẳng, nâng cao vai trò cán bộ nữ trong quản lý kinh tế, quản lý nhà nước là một nội dung quan trọng để thực hiện phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động…”. Chỉ thị đề cập đến yêu cầu tích cực đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho cán bộ nữ hoàn thành nhiệm vụ, coi việc tăng cường công tác cán bộ nữ là biện pháp quan trọng để thực hiện bình đẳng nam nữ và là một bộ phận trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng.

- Nghị quyết số 04/NQ-TƯ ngày 12/7/1993 của Bộ chính trị về “Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới” đã khẳng định mục tiêu giải phóng phụ nữ hiện nay là thiết thực cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ, thực hiện tốt nam nữ bình đẳng; đồng thời nêu rõ: sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, của toàn xã hội và từng gia đình.

- Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về “Một số vấn đề

công tác cán bộ nữ trong tình hình mới” nhấn mạnh việc tăng cường cán bộ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. Trong đó nêu rõ, cần có quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ; nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp, các ngành; xây dựng chính sách tạo điều kiện cho cán bộ nữ làm việc và khuyến khích tài năng nữ phát triển; đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong phụ nữ.

- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/04/2007 của Bộ Chính trị “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước” tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng về công tác phụ nữ một cách sâu sắc với yêu cầu cao hơn. Đó là: phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; công tác phụ nữ phải phát huy được tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ; xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ, đồng thời xác định công tác phụ nữ là “trách nhiệm của hệ thống chính trị, của toàn xã hội và của từng gia đình”.

Thanh niên và công tác thanh niên là một trong những vấn đề cốt lõi của cách mạng Việt Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước. Quan điểm lớn của Đảng thể hiện tập trung nhất trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư- BCH Trung ương Đảng (khóa VII) về “Về công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới” và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, BCHTƯ (Khóa X) “Về

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH”. Đó là:

- Đánh giá vị trí, vai trò: Đảng đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên, coi Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tô quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng dân tộc cũng như trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, hội nhập và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Bởi vậy, xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là xây dựng Đảng trước một bước.

- Công tác thanh niên: Xác định việc chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người “vừa hồng vừa chuyên” là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó Đảng lãnh đạo công tác thanh niên, Nhà nước quản lý thanh niên và công tác thanh niên. Cần phải “xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo

đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vi cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp…Hình thành một lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc…”9.

- Với bản thân thanh niên, sự nỗ lực học tập, tự rèn luyện đạo đức, lối sống, hoàn thiện nhân cách và phấn đấu không ngừng là yếu tố quan trọng để xây dựng thế hệ thanh niên thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)