Viện nghiên cứu thanh niên, Kết quả điều tra tình hình tư tưởng của sinh viên năm

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 28 - 31)

I- Tình hình nữ sinh viên

14Viện nghiên cứu thanh niên, Kết quả điều tra tình hình tư tưởng của sinh viên năm

phẩm (77.3%); tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh (76.2%); vấn đề

ô nhiễm môi trường (75.8%); tình trạng tham nhũng (71.1%); tình hình vi phạm pháp luật gia tăng (66.4%)15.

Có thể thấy, những băn khoăn, lo lắng của nữ sinh viên chủ yếu liên quan

đến những vấn đề thực tiễn cuộc sống của họ. Điều này, một mặt cho thấy, sự

không ổn định và tính bất ổn của một số vấn đề xã hội đang tác động đến tư

tưởng của nữ sinh viên. Đồng thời mặt khác, cũng phản ánh sự quan tâm của thanh niên đến các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội.

Ý thức, trách nhiệm của nữ sinh viên đối với sự phát triển của đất nước

Đại đa số nữ sinh viên hiện nay (92.9%) hiểu rõ trách nhiệm của mình

đối với đất nước, trong đó 63.1% ý thức được trách nhiệm của mình và sẵn sàng tham gia vào mọi lĩnh vực phát triển đất nước, 29.8% hiểu rõ trách nhiệm nhưng chưa tin tưởng vào vai trò của bản thân16. Có thể thấy, nữ sinh viên có thái độ khá tích cực trong việc đóng góp sức mình tham gia vào công cuộc phát triển đất nước.

Nguyện vọng, mong muốn phấn đấu vào Đảng của nữ sinh viên

Phần đông nữ sinh viên được khảo sát (86.6%) có mong muốn phấn đấu trở

thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam với những mục đích khá tích cực như:

được đứng trong hàng ngũ của Đảng để có điều kiện rèn luyện, cống hiến (75.8%), vào Đảng là niềm vinh dự và tự hào cho bản thân và gia đình (56.5%). Bên cạnh

đó cũng đáng lưu ý một bộ phận nữ sinh viên có mục đích, động cơ vào Đảng còn tính toán đến quyền lợi cá nhân như: vào Đảng là điều kiện "để dễ tìm kiếm công

ăn việc làm" (30.2%); vào Đảng “để có cơ hội thăng tiến" (22.9%).

13.4% nữ sinh viên không muốn phấn đấu trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam chủ yếu là vì: sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên (60.4%); sự giảm sút uy tín của tổ

chức Đảng ở một số nơi (55.2%). Điều này cho thấy vai trò gương mẫu của

đảng viên cũng như uy tín của tổ chức Đảng cơ sở có ảnh hưởng lớn tới tư

tưởng chính trị của nữ sinh viên. Bên cạnh đó, một bộ phận nữ sinh viên không muốn trở thành đảng viên vì chỉ muốn là một công dân bình thường (33.3%);

15 Viện nghiên cứu thanh niên, Khảo sát đánh giá tình hình thanh niên 2010

chưa hiểu rõ về mục tiêu, lý tưởng của Đảng (30.2%); trở thành đảng viên phải gương mẫu, gánh vác nhiều trách nhiệm (4.2%). Điều này xuất phát từ ý thức chính trị thiếu tích cực của chính bản thân nữ sinh viên. Ngoài ra, một số lý do khác như tiêu chuẩn phấn đấu trở thành đảng viên trong trường cao đẳng, đại học quá khó (26.0%), có nhiều sinh viên khác không muốn vào Đảng (5.2%) cũng tác động tới ý thức chính trị của một số nữ sinh viên17.

Sự tham gia của nữ sinh viên vào các hoạt động xã hội

Nữ sinh viên rất tích cực khi tham gia các hoạt động Đoàn thể, xã hội. Ngày càng nhiều nữ sinh viên muốn gắn bó với Đoàn và Đảng. Hầu hết các bạn

đều có nhận thức nghiêm túc về tương lai, có khát vọng sự nghiệp lâu dài; năng

động và tích cực hòa nhập cộng đồng, có tinh thần học hỏi, vượt khó để vươn lên. Điều này còn thể hiện ở thái độ quan tâm sâu sắc của các bạn tới những sự

kiện, hoạt động liên quan tới chuyên môn hoặc quyền lợi của mình: trong một cuộc điều tra về nhu cầu sinh viên năm 2009 của Trung tâm hỗ trợ sinh viên -

Đại học Đà Lạt, số lượng nữ sinh viên tham gia khảo sát cao hơn nam sinh viên chiếm 70.5% với 1264 phiếu và nam sinh viên là 29.5% với 529 phiếu.

Trên thực tế, bản thân các hoạt động ngoại khóa được các trường Đại học tổ chức khá thường xuyên, trung bình 01 tháng/lần với nhiều hình thức hoạt

động khác nhau. Tuy nhiên, theo nhận xét của nữ sinh viên thì chất lượng các hoạt động chỉ dừng ở mức độ bình thường. Không có nhiều hoạt động thực sự

chất lượng, cuốn hút và lôi kéo nhiều đoàn viên – sinh viên tham gia, đặc biệt là sinh viên nội trú. “Có nhiều hoạt động phải gọi loa đến từng phòng trong Ký túc xá và yêu cầu thì Sinh viên mới đến tham gia đủ; nhưng những chương trình đặc sắc do trường tổ chức thì lúc nào cũng đông nghịt sinh viên, đặc biệt là Sinh viên nội trú.” (Phỏng vấn sâu cán bộ Đoàn trường - Học viện Báo chí Tuyên truyền). Trong các khối học, khối khoa học tự nhiên có lượng sinh viên thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội nhiều nhất, sau đó đến khối Sư

phạm và Khoa học xã hội và nhân văn.

Sự quan tâm của nữ sinh viên đối với các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

Về cơ bản, nữ sinh viên hiện nay cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại, tuy nhiên sự hài lòng thể hiện ở các mức độ khác nhau. Khảo sát cho thấy, chỉ một số ít nữ sinh viên (14.9%) cho rằng họ rất hài lòng với cuộc sống hiện tại, trong khi phần đông (78.0%) cho rằng họ hài lòng với cuộc sống nhưng bên cạnh đó có đôi chút lo lắng.

Vấn đề mà nữ sinh viên quan tâm nhất trong quá trình học tập đó là việc làm sau khi tốt nghiệp (73.0%), tiếp đến là vấn đề học tập (54.8%). Các vấn đề

khác như tình hình đời sống hàng ngày (24.5%) và cơ hội tham gia các hoạt

động xã hội (28.0%) để tự khẳng định mình và trưởng thành cũng được một bộ

phận không nhỏ nữ sinh viên quan tâm18. Điều này cho thấy, việc làm luôn là nhu cầu và sự quan tâm bức thiết nhất của tuổi trẻ, trong đó có nữ sinh viên. Nó có ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và tư tưởng của nữ sinh viên hiện nay.

3.2- Định hướng giá tr, li sng ca n sinh viên

Định hướng giá trị của nữ sinh viên:

Việc xác định mục đích sống của nữ sinh viên hiện nay hướng về vai trò và vị trí cá nhân trong cuộc sống “Thành đạt trong nghề nghiệp” được phần nhiều nữ sinh viên (47,2%)19đề cao và xem là mục đích cơ bản của cuộc sống.

Điều này nói lên nhu cầu tự khẳng định, cũng như uy tín và vị thế xã hội của cá nhân được phát triển mạnh ở nữ sinh viên. Mục đích sống ”làm giàu” (theo nghĩa là làm giàu cho cá nhân, cho gia đình cũng là làm giàu cho xã hội) đứng

ở vị trí thứ ba trong sự lựa chọn của nữ sinh viên và đang trở thành xu hướng chung của nữ sinh viên hiện nay. Có sự khác biệt trong việc lựa chọn mục đích sống giữa nữ sinh viên các khối ngành. Ngoài mục đích ”Thành đạt trong nghề

nghiệp” là mục đích lựa chọn hàng đầu của nữ sinh viên ở tất cả các khối ngành thì nữ sinh viên ngành kỹ thuật và thương mại lựa chọn mục đích sống tiếp theo là làm giàu, trong khi nữ sinh viên ngành xã hội nhân văn và y dược lại chọn mục đích sống tiếp theo là phục vụ, cống hiến cho xã hội. Điều này thể rõ tính chất đặc thù của nữ sinh viên được đào tạo theo từng khối ngành nghề: nữ sinh viên khối thương mại, kỹ thuật thiên về việc đạt được lợi ích hơn, trong khi nữ

sinh viên khối xã hội nhân văn và y dược thiên về cống hiến cho sự phát triển

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 28 - 31)