Thực trạng học tập, và tham gia hoạt động xã hội của nữ sinh viên

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 158 - 159)

I. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG NỮ SINH VIÊN 1 Tổng quan chung về nữ sinh viên

7.Thực trạng học tập, và tham gia hoạt động xã hội của nữ sinh viên

Đa số nữ sinh viên thường có thái độ học tập chăm chỉ, nghiêm túc hơn nam sinh viên. Kết quả điều tra về thái độ học tập của nữ sinh viên cho thấy, nữ sinh viên nghiêm túc, tích cực thảo luận, phát biểu ý kiến trong học tập chiếm 72,5%, quay cóp trong khi thi và kiểm tra chỉ chiếm 1%, học tập để có việc làm, thu nhập, bảo đảm cuộc sống chiếm 85,45%, học để có bằng cấp chiếm 11,6%, học không biết để làm gì chỉ chiếm 3% (theo kết quả điều tra của Chuyên đề “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên” – Hội Sinh viên Việt Nam, 2007). Ngoài giờ học trên trường, các bạn thường dành thêm thời gian tự học ở nhà, học ở thư viện, tham gia các hội thảo giáo dục để mở mang kiến thức. Đây là hướng đi tích cực cần được cổ động, khuyến khích.

Điều kiện học tập của sinh viên nói chung, nữ sinh viên nói riêng đang ngày càng được quan tâm, cải thiện. Ngày nay nữ sinh viên có cơ hội được tiếp cận với internet và nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại. Tuy nhiên chất lượng, số lượng của thiết bị đồ dùng dạy học không đồng đều giữa các trường và các địa phương. Thiết bị thực hành còn thiếu và lạc hậu, cơ hội thực hành chưa nhiều và thường xuyên, dẫn đến tình trạng: nhiều nữ sinh viên tuy đạt kết quả tốt trong học tập nhưng vẫn còn lung túng khi làm việc thực tế.

Nữ sinh viên rất tích cực khi tham gia các hoạt động Đoàn thể, xã hội. Ngày càng nhiều nữ sinh viên muốn gắn bó với Đoàn và Đảng. Hầu hết các bạn đều có nhận thức nghiêm túc về tương lai, có khát vọng sự nghiệp lâu dài; năng động và tích cực hòa nhập cộng đồng, có tinh thần học hỏi, vượt khó để vươn lên. Điều này còn thể hiện ở thái độ quan tâm sâu sắc của các bạn tới những sự kiện, hoạt động liên quan tới chuyên môn hoặc quyền lợi của mình: trong một cuộc điều tra về nhu cầu sinh viên

năm 2009 của Trung tâm hỗ trợ sinh viên - Đại học Đà Lạt, số lượng nữ sinh viên tham gia khảo sát cao hơn nam sinh viên chiếm 70.5% với 1264 phiếu và nam sinh viên là 29.5% với 529 phiếu.

Trên thực tế, bản thân các hoạt động ngoại khóa được các trường Đại học tổ chức khá thường xuyên, trung bình 01 tháng/lần với nhiều hình thức hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, theo nhận xét của nữ sinh viên thì chất lượng các hoạt động chỉ dừng ở mức độ bình thường. Không có nhiều hoạt động thực sự chất lượng, cuốn hút và lôi kéo nhiều đoàn viên – sinh viên tham gia, đặc biệt là Sinh viên nội trú. “Có nhiều hoạt động phải gọi loa đến từng phòng trong Kí túc xá và yêu cầu thì Sinh viên mới

đến tham gia đủ; nhưng những chương trình đặc sắc do trường tổ chức thì lúc nào cũng đông nghịt sinh viên, đặc biệt là Sinh viên nội trú.” (PVS cán bộ Đoàn trường - HVBCTT). Trong các khối học, khối khoa học tự nhiên có lượng Sinh viên thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội nhiều nhất, sau đó đến khối Sư phạm và Khoa học xã hội và nhân văn.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 158 - 159)