sinh viên
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NỮ SINH VIÊN CỦA ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI SINH VIÊN CỦA ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI SINH VIÊN I- Tình hình nữ sinh viên
1- Số lượng các trường Đại học, Cao đẳng
Năm 1987, cả nước có 101 trường đại học, cao đẳng (63 trường đại học, chiếm 62%; 38 trường cao đẳng, chiếm 38%), đến tháng 9/2009 có 376 trường
đại học và cao đẳng, tăng gấp 3,7 lần (150 trường đại học, chiếm 40%, gấp 2,4 lần và 226 trường cao đẳng, chiếm 60%, gấp 6 lần).
2- Số liệu cơ bản về nữ sinh viên
Đến năm học 2009-2010, số lượng nữ sinh viên là 965.733 người, chiếm 49,4% tổng số sinh viên cả nước.
3- Tình hình nữ sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học 3.1- Tình hình tư tưởng, thái độ chính trị của nữ sinh viên: 3.1- Tình hình tư tưởng, thái độ chính trị của nữ sinh viên:
Sự quan tâm của nữ sinh viên đối với các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nước.
Tâm trạng, thái độ của nữ sinh viên trước các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nước:
Ý thức, trách nhiệm của nữ sinh viên đối với sự phát triển của đất nước: Nguyện vọng, mong muốn phấn đấu vào Đảng của nữ sinh viên.
Sự tham gia của nữ sinh viên vào các hoạt động xã hội.
Sự quan tâm của nữ sinh viên đối với các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.
3.2- Định hướng giá trị, lối sống của nữ sinh viên:
Định hướng giá trị của nữ sinh viên:
Nhìn chung, nữ sinh viên không đồng tình với những quan điểm đi ngược lại các giá trị đạo đức, các chuẩn mực văn hóa vốn được coi trọng trong môi trường học đường. .
Văn hóa, lối sống của nữ sinh viên:
- Nhìn chung, nữ sinh viên hiện nay được đánh giá là năng động, tự tin và sáng tạo.
3.3- Tình hình học tập của nữ sinh viên:
Mục đích, động cơ học tập của nữ sinh viên hiện nay khá tích cực, đúng
đắn và mang tính thực tế.
Ý thức, thái độ học tập của nữ sinh viên: .
Phương pháp học tập của nữ sinh viên: còn thụ động, thiếu sáng tạo và không mang tính khoa học, chủ yếu chỉ dựa vào bài giảng của giáo viên trên lớp mà ít có sự trao đổi hai chiều giữa giáo viên và sinh viên.
Kết quả học tập của nữ sinh viên: Tỷ lệ nữ sinh viên đạt Giải thưởng, Học bổng, Thủ khoa thường chiếm phần lớn.
3.4- Điều kiện sống, sinh hoạt của nữ sinh viên:
Tùy thuộc điều kiện thực tế, kinh tế của gia đình, bản thân và sở thích mà nữ sinh viên có thể lựa chọn ở cùng với bố mẹ và người thân hoặc ở trọ
hoặc ở trong Ký túc xá. Tuy nhiên, bộ phận còn lại, những sinh viên ở trong Ký túc xá và ở nhà trọ còn gặp nhiều khó khăn.
Thời gian làm thêm của nữ sinh viên chủ yếu là ngoài giờ học. Việc làm thêm của nữ sinh viên đa dạng: làm gia sư, nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị - giới thiệu sản phẩm, nhân viên phục vụ nhà hàng…
3.6- Tình yêu và quan hệ tình dục tiền hôn nhân của nữ sinh viên
Nữ sinh viên hiện nay định hướng khá thực tế trong việc lựa chọn người yêu và người bạn đời của mình và sựđịnh hướng này có sự khác biệt rõ nét.
3.7- Một số biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội trong nữ sinh viên:
Các tiêu cực, tệ nạn xã hội “Sống thử”, Mê tín dị đoan, mại dâm, xem văn hóa phẩm đồi trụy, rượu chè, cờ bạc, ma túy đang len lỏi đời sống sinh viên. Có thể thấy, “sống thử” được cho là hiện tượng nổi cộm và dễ xuất hiện nhất trong nữ sinh viên hiện nay.
3.8- Khó khăn, hạn chế đối với nữ sinh viên:
Ý thức chính trị của một bộ phận nữ sinh còn thiếu tích cực; quan niệm về sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân của nữ sinh viên dần có sự thay
đổi .
Điều kiện nơi ở, điều kiện học tập hiện tại của nữ sinh viên còn nhiều hạn chế.
II- Tình hình công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng
1. Một số kết quả đạt được:
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy định về học bổng khuyến khích học tập.
- Hoạt động hỗ trợ nữ sinh vượt khó học tập và khuyến khích phát triển tài năng được các nhà trường và nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm.
- Hiện nay, nhiều trường thành thành lập Ban nữ sinh nhằm chăm lo, hỗ
trợ nữ sinh viên trong học tập, rèn luyện, trong cuộc sống. Công tác phát triển
Đảng trong học sinh, sinh viên đã được nhiều trường quan tâm, trong đó có nhiều nữ sinh viên được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
2. Một số hạn chế, khó khăn:
- Hiện tại, trong ngành giáo dục chưa có cơ chế đặc thù riêng cho các hoạt động của nữ sinh.
- Các điều kiện sơ sở vật chất cần thiết cho các hoạt động và sinh hoạt giới trong nhà trường chưa phù hợp .
III- Thực trạng công tác nữ sinh viên của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên viên
1- Các hoạt động chung có sự tham gia của nữ sinh viên
- Tập trung triển khai Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”.
- Tổ chức Chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” .
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, ngành giáo dục.
- Các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống trung thực, lành mạnh, nếp sống văn minh, định hướng giá trị trong sinh viên .
- Tổ chức các hoạt động thông qua phong trào “Sáng tạo trẻ”.
- Tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe, giáo dục giới tính, trang bị
kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống.
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh viên thông qua các chương trình văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao.
2- Các hoạt động dành riêng cho nữ sinh viên
2.1- Tổ chức tốt các hoạt động hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho nữ sinh viên, tuyên dương khen thưởng nữ sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học, tôn vinh vẻđẹp của nữ sinh viên Việt Nam.
2.2- Tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc sức khoẻ và giáo dục giới tính cho nữ sinh viên .
3- Công tác cán bộ nữ sinh viên
Nữ sinh viên là uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chiếm 30%. Theo báo cáo của Hội Sinh viên các tỉnh, thành phố, các trường trực thuộc về số lượng cán bộ nữ sinh viên là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Sinh viên các cấp chiếm 30%.
4. Hạn chế, khó khăn và nguyên nhân
4.1- Hạn chế, khó khăn:
- Các hoạt động đặc thù dành cho nữ sinh viên chưa nhiều, chưa đa dạng.
- Hoạt động nắm bắt tâm tư tình cảm, nhu cầu của nữ sinh viên chưa
được chú trọng.
- Công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục giới tính, trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống cho nữ sinh viên chưa thực sựđạt hiệu quả cao.
- Vẫn còn sự phân biệt giữa sinh viên nữ và sinh viên nam.
4.2- Nguyên nhân:
- Cấp ủy, chính quyền trong các nhà trường chưa thực sự quan tâm. - Nhận thức về công tác nữ sinh tại các trường chưa có thống nhất, đồng bộ. - Kinh phí tổ chức hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên dành cho sinh viên nói chung và nữ sinh viên nói riêng còn khó khăn. Năng lực một
bộ phận cán bộ Hội còn hạn chế nên các hoạt động dành cho nữ sinh viên chưa nhiều, chưa thu hút và tạo sự hấp dẫn đối với nữ sinh viên.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC NỮ SINH VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NỮ SINH VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC
CỦA ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI SINH VIÊN
I- Dự báo tình hình nữ sinh viên và những vấn đềđặt ra đối nữ sinh viên và công tác nữ sinh viên viên và công tác nữ sinh viên
1- Bối cảnh
Kinh tế xã hội của nước ta tiếp tục phát triển; việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tạo ra cho đất nước bước phát triển mới. Sự
nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển, mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng, hướng tới xã hội học tập; những chính sách xã hội đối với người nghèo và các đối tượng xã hội, chính sách ưu tiên phát triển đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
2- Dự báo tình hình nữ sinh viên
- Số lượng nữ sinh viên tiếp tục tăng, hướng tới đảm bảo cân bằng giữa nam sinh viên và nữ sinh viên.
- Tư tưởng chính trị, ý thức phấn đấu trở thành đảng viên của nữ sinh có xu hướng tích cực hơn.
- Nhu cầu tham gia các hoạt động xã hội, chung sức cùng cộng đồng, các hoạt động do Đoàn, Hội tổ chức của nữ sinh viên ngày càng cao.
- Kết quả học tập, thái độ học tập đúng đắn, trung thực, ý thức tự học, tự nghiên cứu của nữ sinh viên sẽ cao hơn.
- Đời sống văn hóa tinh thần của nữ sinh viên ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, hướng tới các hoạt động văn hóa lành mạnh, có ích.
3- Những vấn đề đặt ra đối với nữ sinh viên và công tác nữ sinh viên:
- Thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn diễn ra những biến động lớn liên quan đến thất nghiệp, thiếu việc làm, tình hình tăng vọt giá cả các mặt hàng thiết yếu.
- Thách thức đặt ra là làm thế nào để nữ sinh luôn tỏ thái độ không bi quan, lo lắng, không giảm sút lòng tin, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, hướng tới những điều tốt đẹp, rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng lối sống trong sáng, lành mạnh, phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại.
- Cùng với sự phát triển, yêu cầu đặt ra cho sinh viên nói chung và nữ
vững khoa học và hiện đại, tích lũy tri thức để thích nghi và phù hợp.
- Xu hướng toàn cầu hoá về kinh tế, văn hóa, xã hội cùng sự bùng nổ về
thông tin, mở rộng giao lưu quốc tế ngày càng tác động nhiều đến quan niệm, suy nghĩ, lối sống của nữ sinh viên.
- Thách thức đặt ra đối với nữ sinh viên là họ phải có bản lĩnh vững vàng, tự rèn luyện để tạo "sức đề kháng" trước cám dỗ, tiêu cực.
- Sự cạnh trang việc làm sau tốt nghiệp, đòi hỏi nữ sinh viên cần nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng xã hội đểđáp ứng yêu cầu.
4- Những yếu tố tác động đến nữ sinh viên
4.1- Cá nhân nữ sinh viên: sẽ tác động và chi phối mạnh mẽ tới đời sống của nữ sinh viên. Trong đó, đặc điểm địa phương, vùng miền là 1 trong những yếu tố có tác động lớn; sự khác biệt về khối học được đánh giá là yếu tố cơ bản về lối sống của sinh viên.
4.2- Gia đình của nữ sinh viên: Gia đình là cái nôi của mỗi người, là nền tảng cho sự phát triển của cá nhân. Môi trường gia đình không thuận lợi sẽ tác động khá nhiều đến tính cách, quan điểm, lối sống và định hướng tương lai của nữ sinh viên.
4.3- Nhà trường và tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên: tạo môi trường học tập thuận lợi, sân chơi bổ ích để nữ sinh viên học tập tốt, rèn luyện tốt, phát huy tài năng, trưởng thành và cống hiến cho xã hội.
4.4- Xã hội nói chung và môi trường sống nói riêng: Đời sống xã hội phức tạp và sự thay đổi môi trường sống có một số tác động tiêu cực đến nhận thức và tâm lí của nữ sinh viên.
II- Một số định hướng, quan điểm của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên đối với công tác nữ sinh viên trong thời gian tới viên đối với công tác nữ sinh viên trong thời gian tới
1- Định hướng, quan điểm của Đoàn Thanh niên
- Ban Thường vụ Trung ương Đoàn xây dựng Chương trình hành động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Ban Bí thư Trung ương Đoàn ban hành Kế hoạch hành động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vì sự tiến bộ của nữ thanh niên Việt Nam giai đoạn 2009- 2012.
2- Định hướng, quan điểm của Hội Sinh viên
- Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam toàn quốc lần thứ VIII chính thức dành sự quan tâm đến đối tượng nữ sinh viên bằng việc xác lập công tác nữ sinh viên trong chương trình Tư vấn, hỗ trợ sinh viên.
- Ban Thư ký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam ban hành Kết luận về một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên.