Các hình thức giải tríc ủa nữ sinh viên

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 152 - 156)

I. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG NỮ SINH VIÊN 1 Tổng quan chung về nữ sinh viên

3. Các hình thức giải tríc ủa nữ sinh viên

Giải trí là nhu cầu tất yếu của con người, là một trong những yếu tố trong quá trình tái sản xuất sức lao động. Với bản thân sinh viên, việc giải trí sau những giờ học căng thẳng là cần thiết, giúp các bạn đạt hiệu quả học tập tốt hơn, là cơ hội để các bạn mở mang hiểu biết và học hỏi những kĩ năng có ích cho cuộc sống sau này.

Về cơ bản, mỗi hoạt động giải trí diễn ra vào một khoảng thời gian nhất định và khoảng thời gian đó thường không thay đổi trong cả ngày thường và ngày nghỉ. Tuy nhiên, trong ngày nghỉ, do có nhiều thời gian rỗi hơn nên các hoạt động giải trí được diễn ra đa dạng hơn và thời gian cũng dài hơn. Thậm chí có những hoạt động như tiếp bạn, làm việc ưa thích được thực hiện rất nhiều lần trong những khoảng thời gian khác nhau trong cùng một ngày.

Hình thức giải trí ngày càng đa dạng hơn, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Việc mỗi sinh viên lựa chọn cách giải trí nào phụ thuộc khá nhiều vào môi trường sống, sở thích - thói quen, khả năng tài chính, thời gian biểu…

Trong các hình thức giải trí, đọc sách, báo là sở thích “cổ điển” của nhiều tầng lớp xã hội, đặc biệt là sinh viên. Đối với nữ sinh viên, đọc sách không chỉđơn thuần là hoạt động giải trí mà còn là một trong những phương pháp tiếp thu tri thức hết sức hữu hiệu. Nữ sinh viên hiện nay vẫn thường xuyên đọc sách và coi sách như là người bạn đồng hành không thể thiếu được của mình.Thể loại mà rất nhiều nữ sinh viên yêu thích là sách văn học, sách học tập, sách tâm lý, truyện tranhtiểu thuyết. Đối với việc đọc báo, nữ sinh viên vẫn lựa chọn đọc các loại báo dành cho thanh niên, sinh viên nhiều nhất; tiếp đó là báo an ninh xã hội, báo văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao.

Bên cạnh đó, thể thao là một hình thức được khá nhiều nữ sinh viên lựa chọn và môn được các bạn nữ yêu thích nhất là cầu lông; tiếp đó là bóng chuyền, đá cầu, bơi lội. Đối tượng thường tham gia thể thao cùng nữ sinh viên là bạn cùng trường, cùng lớp, cùng khu nhà trọ hoặc phòng trọ trong kí túc xá.

Nghe đài vừa là một trong những hình thức giải trí của sinh viên, vừa là một trong những cách thức thu thập thông tin rất hiệu quả. Các chương trình của các đài

phát thanh cũng rất đa dạng và phong phú với nhiều nội dung giải trí hấp dẫn như ca nhạc, kể chuyện đêm khuya, thời sự . . . Nghiên cứu cho thấy trong số nữ sinh viên thì lượng sinh viên nội trú hay nghe đài chiếm tỉ lệ khá lớn. Tuy nhiên, chủ yếu sinh viên nội trú nghe đài vào ngày chủ nhật, ngày nghỉ cuối tuần vì đó là thời gian phát thanh nhiều chương trình giải trí, thời sự hoặc các chuyên mục mà sinh viên yêu thích.

Giải trí thông qua truyền hình hiện nay đang là một loại hình hết sức phổ biến, đặc biệt là với giới trẻ. Đây cũng là hình thức giải trí rất được yêu thích của các nữ sinh. Về các chương trình trên tivi, thời sự vẫn được nữ sinh viên lựa chọn xem nhiều nhất, tiếp đó đếnca nhạc và phim truyện. Tuy nhiên, một điều rất dễ nhận thấy là tỉ lệ nữ sinh viên nội trú thường xuyên xem tivi là ít hơn rất nhiều so với nữ sinh viên ngoại trú. Lý do vì đa số các phòng trong các Kí túc xá đều không có tivi. Sinh viên không thể có tiền để tự sắm cho mình một chiếc tivi, mặc dù rất muốn. Với số tiền trung bình hàng tháng một sinh viên nội trú có là khoảng 700.000 đồng, nguồn kinh phí hàng tháng chủ yếu do gia đình trợ cấp, vì vậy, nếu gia đình của một hoặc vài thành viên trong phòng không trợ cấp kinh phí mua tivi (hoặc cho tivi) hay Ban quản lí Kí túc xá không cho thêm tivi trong mỗi phòng ở Kí túc xá thì có lẽ, sinh viên khó có thể tự bỏ tiền ra mua tivi được.

Ngày nay, Internet đã phát triển hết sức rộng rãi và đã trở thành một hình thức giải trí rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là với lớp trẻ, những người nhanh chóng tiếp xúc với công nghệ hiện đại. Xung quanh các khu kí túc xá Sinh viên có rất nhiều “quán net” phục vụ nhu cầu giải trí của thanh niên sinh viên, đặc biệt là Sinh viên nội trú. Có rất nhiều hoạt động mà Sinh viên nội trú có thể thực hiện khi truy cập Internet. Hoạt động nhiều nhất khi lên mạng của Sinh viên nội trú là chat và gửi email; tiếp đó là đọc tin, bài; nghe nhạc; tìm tài liệu. Tỉ lệ nữ sinh viên lên mạng để chơi trò chơi (game online); tải các ứng dụng và tham gia các diễn đàn không nhiều.

Nghe nhạc là một hình thức giải trí rất phổ biến trong sinh viên, đặc biệt là nữ sinh viên. Có thể nói âm nhạc là một phương thức hữu hiệu tác động tới não bộ, giải toả căng thẳng, tạo sự thư giãn giúp não lấy lại sự cân bằng để chuẩn bị bước vào chu kỳ hưng phấn tiếp theo. Chính vì vậy, trong các loại hình giải trí mà các bạn sinh viên thường xuyên tham gia thì nghe nhạc chiếm tỷ lệ cao nhất. Âm nhạc với các chức năng của nó là công cụ để con người đạt được sự hài hoà về mặt tinh thần. Đối với các bạn sinh viên xa nhà âm nhạc đã trở thành những người bạn chia sẻ với họ mọi vui buồn trong cuộc sống hàng ngày. Trong các thể loại âm nhạc, nhạc trẻ, nhạc nước ngoài là dòng nhạc mà nữ sinh viên lựa chọn nghe rất nhiều và cũng là những thể loại mà sinh viên ưa thích, bởi họ là những người trẻ tuổi, dòng nhạc trẻ phù hợp với thị hiếu âm nhạc theo phong cách dễ nghe, dễ hiểu của sinh viên. Trong khi đó, nhạc cách mạng và nhạc truyền thống lại chưa có được nhiều sự quan tâm của các sinh viên.

Hoạt động đi chơi và mua sắm với bạn bè là hình thức được nữ sinh viên yêu thích nhất trong tất cả các hình thức giải trí vào ngày nghỉ. Trong ngày nghỉ, Sinh viên nội trú không bị gò bó, phụ thuộc vào các công việc học tập và hoạt động. Họ có thể tự dành cho mình thời gian cho hoạt động giải trí này. Hơn nữa, việc đi chơi, mua sắm

với bạn bè đòi hỏi cần nhiều thời gian nên chỉ ở những ngày nghỉ hoạt động này mới có điều kiện thực hiện.

Bên cạnh những hoạt động giải trí lành mạnh, vẫn còn tồn tại một số hình thức giải trí không lành mạnh trong giới sinh viên mà ngay cả nữ sinh viên cũng bị lôi kéo, ảnh hưởng: sử dụng chất kích thích, thường xuyên lui tới vũ trường hoặc quán bar, cờ bạc, mại dâm… Tuy không phổ biến nhưng hiện tượng này vẫn xảy ra và thường dẫn tới hậu quảđáng tiếc. Nhận thức và lối sống của một bộ phận nữ sinh đã thay đổi và đi xuống. Cụ thể: theo khảo sát của Thạc sĩ Nguyễn Ánh Hồng (Giảng viên Khoa Giáo dục học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM) tại ba trường thành viên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Bách khoa), chỉ có 30% sinh viên thực sự có niềm đam mê học tập, 10% các bạn hướng tới hưởng thụ và giải trí và có tới 60% sống khép mình, ít hoạt động xã hội. Đây là con số mà nhà trường, các cơ quan đoàn thể và xã hội cần chú ý và có biện pháp để tác động tích cực tới sinh viên, đặc biệt là nữ sinh viên.

4. Điều kiện sống, sinh hoạt của nữ sinh viên

Cũng giống như nam sinh viên, nữ sinh viên tùy thuộc điều kiện thực tế, kinh tế của gia đình và bản thân và sở thích mà lựa chọn ở cùng với bố mẹ và người thân hoặc ở trọ hoặc ở trong kí túc xá. Bộ phận nữ sinh ở cùng bố mẹ và người thân có những thuận lợi nhất định, điều kiện sống và sinh hoạt tương đối tốt. Tuy nhiên, bộ phận còn lại, những sinh viên ở trong kí túc xá và ở nhà trọ còn gặp nhiều khó khăn.

Theo khảo sát của Cục Cơ sở vật chất và thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em (Bộ

GD&ĐT) được đăng tải trên trang Giadinh.net.vn (27/10/2010): Trong 196 trường ĐH, CĐ công lập, chỉ có 157.429 chỗ ở cho sinh viên trong tổng số 855.337 sinh viên. Diện tích đất cho 1 sinh viên tại trường công lập quá thấp, khoảng 35,7m², trong khi tiêu chuẩn là 55 - 85m² đất/sinh viên. Như vậy, chỉ có khoảng 20% sinh viên được nội trú trong kí túc xá của nhà trường.

Kí túc xá có nhiều điều kiện thuận lợi về nhiều mặt: tiết kiệm sinh hoạt phí; có điều kiện giao lưu học tập với các sinh viên trong trường, khoa... Hiện nay ở hầu hết các KTX, do điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế nên đa số các phòng ở của sinh viên (trên 70%) có số lượng người từ 7 đến 10 người/phòng. Với diện tích nhỏ hẹp (bình quân 15m2/phòng), số lượng người ở lại tương đối đông điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt của các nữ sinh viên.

Một số sinh viên có lối sống thiếu khoa học, lành mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến các bạn cùng phòng, cùng khu. Không chỉ thế, nhưng tình trạng sinh viên sử dụng chất kích thích, gây rối trật tự, trộm cắp thậm chí là có thai ngoài ý muốn vẫn còn xảy ra cục bộ, mặc dù nhà trường luôn cố gắng sát sao trong công tác quản lí và kiểm tra.

Các hạ tầng đi kèm như công trình phụ, điện, nước, mạng internet… vẫn thiếu và yếu. Nhiều KTX còn thiếu những dịch vụ cơ bản đi kèm như: cung cấp hàng tiêu dùng, thực phẩm, y tế, giải trí… Sinh viên thường buộc phải sử dụng dịch vụ tự phát của các hộ dân địa phương với giá thành không rẻ nhưng chất lượng không đảm bảo.

Những bạn không thuộc diện được nội trú trong KTX buộc phải thuê trọ ở nhà người dân địa phương. Giá nhà trọ khá đắt đỏ và luôn có xu hướng tăng sau mỗi đợt thi đại học, nghỉ hè, nghỉ lễ… Giá cả dao động từ 500.000đ đến 900.000đ với nhà trọ bình dân và từ 1.000.000 đến 3.000.000 với phòng trọ khép kín, tùy theo diện tích và độ tiện nghi. Trong khí đó, chất lượng các nhà trọ bình dân vô cùng thấp. Phòng trọ chật hẹp, nóng bức khi trời nắng, ẩm thấp khi trời mưa, công trình phụ và nước sinh hoạt thường không đảm bảo vệ sinh, chất lượng.

Chưa kể đến việc mỗi tháng các bạn phải gánh một khoản không nhỏ chi phí điện, nước. Giá điện, giá nước bị chủ nhà quy định và thường xuyên bị tăng giá bất thường. Vì thế rất ít sinh viên có khả năng tài chính để thuê phòng riêng, đảm bảo được sự riêng tư cũng như ổn định không gian sinh sống, học tập. Đa số các bạn phải ở ghép từ 2 đến 5 người tùy theo mức giới hạn mà chủ nhà đưa ra.

Đây là những khó khăn của mọi sinh viên xa nhà nói chung, tuy nhiên nữ sinh sẽ gặp nhiều trở ngại hơn cả. Là phái nữ, các bạn sẽ gặp không ít bất tiện trong sinh hoạt. Không những thế, nhiều rắc rối tế nhị trong cuộc sống hàng ngày hoặc ẩn họa khôn lường từ môi trường xã hội phức tạp có thể xảy đến bất cứ lúc nào với những cô gái phải xa gia đình, tự lập.

5. Việc làm thêm của nữ sinh viên

Trong thời gian rảnh rỗi, ngoài giải trí và học tập, nhiều nữ sinh viên còn tìm kiếm một việc làm thêm phù hợp với khả năng và mục đích của bản thân. Thời gian làm thêm của nữ sinh viên chủ yếu là ngoài giờ học. Tùy sự sắp xếp lịch học của nhà trường mà nữ sinh viên chủ động cân đối thời gian làm việc cho phù hợp: vào buổi sáng nếu có tiết học buổi chiều, vào buổi chiều nếu học chính khóa vào buổi sáng. Ngoài ra buổi tối và 2 ngày cuối tuần thứ 7, chủ nhật cũng là khoảng thời gian hợp lí để các nữ sinh viên tận dụng, đi làm thêm. Tuy nhiên có nhiều sinh viên do quá đam mê công việc, bị lợi nhuận thu hút hoặc lo ngại sẽ mất việc nếu nghỉ làm, đã sẵn sàng bỏ học để đi làm. Ít thì một, hai tiết học, nhiều có thể là cả buổi hoặc thậm chí nhiều buổi học. Trong điều kiện nhiều trường áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, việc nữ sinh viên bỏ học đi làm thêm ngày càng phổ biến hơn.

Việc làm thêm của nữ sinh viên vô cùng đa dạng và đại đa số đều thuộc hình thức làm việc bán thời gian. Do đặc trưng giới tính, các bạn không thể làm những việc ở những vị trí đòi hỏi thể lực và nhiều thời gian như nam giới. Công việc phổ biến hơn cả là: làm gia sư, nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị - giới thiệu sản phẩm, nhân viên phục vụ nhà hàng…

Gia sư là công việc mang đậm “thương hiệu” của sinh viên bởi nó phù hợp với điều kiện của sinh viên và nhu cầu xã hội; chủ động được thời gian, môi trường làm việc tốt và thu nhập cũng không tệ: từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng/tháng. Các bạn gái có lợi thế về ngoại hình có thể tham gia làm nữ nhân viên tiếp thị, ngày nay thường được gọi là PG (Promotion Girl) tại các sự kiện giới thiệu sản phẩm, khuyến mại, kỉ niệm… Công việc không quá nặng nhọc nhưng thiếu tính ổn định và nó đòi hỏi nữ sinh ngoài ngoại hình đẹp còn phải có khả năng giao tiếp tốt, sự tự tin trước đám đông

và đôi khi là bản lĩnh vững vàng, khéo léo ứng xử trong những tình huống nhạy cảm với khách hàng có cử chỉ khiếm nhã. Một nữ sinh hội tụ đủ các điều kiện tốt nhất (cao, xinh đẹp, dạn dĩ, khôn khéo, có nhiều thời gian cho công việc) một tháng có thể thu

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 152 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)