Thực trạng về niềm tin trong cuộc sống của nữ sinh viên.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 178 - 182)

I. Thực trạng sinh viên nữ hiện nay tại các trường đại học

3.Thực trạng về niềm tin trong cuộc sống của nữ sinh viên.

Tìm hiểu quan niệm của sinh viên hiện nay về khái niệm niềm tin trong cuộc sống, chúng tôi đã đưa ra những phương án lựa chọn là những khái niệm thông thường diễn tả niềm tin và biểu hiện của niềm tin ở các góc độ khác nhau. Kết quả trưng cầu ý kiến sinh viên cho thấy, không có sự chênh lệch nhiều trong quan niệm của các nhóm sinh viên phân theo độ tuổi, giới tính, ngành học và địa bàn nghiên cứu. Đa số sinh viên đồng ý với những biểu hiện cơ bản nhất và dề nhận thấy nhất trong niềm tin.

Bảng 3 : Quan niệm về niềm tin trong tương quan với Giới tính Giới tính

Quan nim

Là sự tự tin của bản thân ** 77.5 82.4 80.2

Niềm tin là sự tin tưởng giữa mọi người

75.5 83.2 79.8

Là hy vọng của cá nhân vào tương lai**

63.1 71.9 68.2

Sự tin tưởng của cá nhân vào công việc**

63.1 65.7 64.6

Là ước mơ, hoài bão của cá nhân** 57.0 60.2 58.8

Là lý tưởng cá nhân 40.6 43.1 42.0

Là giá trị của cá nhân** 33.1 40.1 37.2

Là lý tưởng xã hội** 31.5 30.6 31.0

Là giá trị của xã hội** 28.9 28.2 28.5

Là đức tin tôn giáo *** 15.1 15.9 15.6

( Tnh : **P < 0.01, ***P < 0.001)

Nguồn "Niềm tin trong một thế giới đang biến đổi, NXB KXH năm 2008"

Theo số liệu bảng 4, có 5 yếu tố về niềm tin được nhóm sinh viên trong mẫu điều tra lựa chọn nhiều nhất với tỷ lệ trên 50%, theo thứ tự lần lượt là : “Niềm tin là sự tự tin của bản thân” (80.2%), “Niềm tin là sự tin tưởng giữa mọi người” (79.8%), “Niềm tin là hy vọng của cá nhân vào tương lai” (68.2%), “Niềm tin là sự tin tưởng của cá nhân vào công việc” (64.6%) và “Niềm tin là ước mơ, hoài bão của cá nhân”

(58.8%).

Những yếu tố mang tính xã hội cao như “niềm tin là giá trị xã hội” và “lý tưởng xã hội” đã chỉ có một số ít sinh viên lựa chọn ( dưới 1/3 số sinh viên trong mẫu điều tra). Ngay cả đối với quan niệm “niềm tin là giá trị cá nhân” và “lý tưởng cá nhân” cũng chưa được 1/2 số sinh viên đồng ý. Điều này cho thấy trong niềm tin những khái niệm như “giá trị” và “lý tưởng” có vẻ xa vời với họ hơn là những quan niệm và sự cảm nhận thực tế. Cùng chia sẻ quan niệm này, một bạn sinh viên đã cho biết :

“ Thực ra giữa các khái niệm niềm tin cũng có nhiều sự khác nhau, nhưng đôi khi không phân biệt được. Ví dụ như tôi, để định nghĩa tình cảm của tôi dành cho bố

mẹ, chính xác hơn phải dùng khái niệm sự tin tưởng chứ không phải là niềm tin. Theo tôi khái niệm lý tưởng hay giá trị thường gặp trong lý tưởng của Đảng, giá trị nhân văn, giá trị thẩm mỹ không được dùng nhiều trong đời sống hàng ngày”.

“ Theo tôi tất cả những khái niệm niềm tin, đức tin, tin tưởng, lý tưởng chỉ

mang ý nghĩa tương đối và không rõ ràng. Có lẽ niềm tin có thể bao hàm các khái niệm còn lại và trong mỗi hoàn cảnh khác nhau thì có thể sử dụng các khái niệm này khác nhau nhưng chung nhất và cốt lõi nhất đó là những cái cần phải có khi mỗi người xác định mục tiêu, tương lai ở phía trước mình” .

( N sinh viên năm th 2, Đại hc Khoa hc Huế)

Có thể thấy, đây là một trong những chỉ báo đo lường một trong những nhận thức tương đối khó về bản chất của niềm tin nên thực tế số liệu điều tra vẫn cho thấy có tới 44.5% sinh viên nhận thức chưa đúng khi quan niệm niềm tin chỉ là một trong hai yếu tố hoặc chủ quan, hoặc khách quan. Giữa hai yếu tố hoặc chủ quan, hoặc khách quan, đa phần sinh viên có khuynh hướng thiên về quan niệm niềm tin mang tính chủ quan nhiều hơn, chiếm 36.1% trong khi nhóm đồng ý với niềm tin mang tính khách quan chỉ là 8.4% ( Xem bảng 5).

Bảng 4 : Tính chất của niềm tin với tương quan (%) Giới tính

Quan niệm

Nam N Chung

Niềm tin mang tính cá nhân, chủ quan 39.7 33.5 36.1 Niềm tin mang tính xã hội, khách quan 9.3 7.8 8.4 Cả chủ quan và khách quan 51.1 58.7 55.5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn "Niềm tin trong một thế giới đang biến đổi, NXB KXH năm 2008"

Theo bảng 5, một điều khá lý thú là nhóm sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh đã nhận thức về tính chất kết hợp hai mặt chủ quan - khách quan của niềm tin một cách tõ ràng và khoa học hơn so với nhóm sinh viên ở Hà Nội và Huế.

Trong tương quan với ngành học, nhận thức này phản ánh đặc trưng của khoa học xã hội nên nhóm sinh viên các ngành khoa học xã hội, sư phạm và quản lý nhà nước đã có quan niệm đúng hơn so với nhóm sinh viên khoa học tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế và nông lâm ( Trên 60% quan niệm đúng so với trên dưới 50%).

Bảng 5: Tương quan giữa suy nghĩ và hành vi vượt qua trạng thái tuyệt vọng với giới tính (%)

Giới tính Suy nghĩ và hành vi

Tự mình vươn dậy, tạo dựng niềm tin mới* 51.2 56.4 54.2 Để thời gian làm dịu đi sự tuyệt vọng*** 32.4 45.6 40.0 Đọc sách, nghe nhạc, giao tiếp bạn bè*** 32.1 43.1 38.4 Nhờ bạn bè giúp đỡ 22.2 21.8 21.9 Uống rượu và quên đi* 8.2 1.8 4.5 Hành vi khác 8.5 5.8 6.3 ( Gii tính : * P < 0.05 ; *** P < 0.001 )

Qua bảng số liệu 5 cho thấy có 4 biện pháp cơ bản để sinh viên vượt qua trạng thái tuyệt vọng khi mất niềm tin được minh chứng trong kết quả điều tra bảng 17. Phần đông sinh viên lựa chọn phương án chủ động, tích cực đối phó với những cảm giác chán chường, tuyệt vọng của mình, tự điều chỉnh, cân bằng tâm lý để vượt qua những khó khăn đó. Phương án này được chấp nhận rộng rãi trong các nhóm sinh viên, không có sự chênh lệch nhiều về tỷ lệ sinh viên đồng thuận theo giới tính, tuổi, ngành học và nơi ở.

Phương án thứ hai có số lượng sinh viên lựa chọn ít hơn, đó là thông qua các hình thức vui chơi, giải trí, quan hệ xã hội lành mạnh, những sinh viên này đã để thời gian và môi trường giao tiếp mới làm lành đi vết thương tinh thần của mình. Trong phương thức có phần thụ động, nhẹ nhàng nhưng cũng khá phổ biến này, đặc trưng giới tính lại được khắc hoạ rõ trong suy nghĩ và hành vi của sinh viên. Nhóm sinh viên nữ quan niệm để thời gian làm dịu đi vết thương tinh thần và chọn phương thức đọc sách, nghe nhạc, giao tiếp bạn bè đều có tỷ lệ cao hơn so với nhóm sinh viên nam. Để thời gian làm dịu đi tuyệt vọng ở nữ là 45.5% và đọc sách, nghe nhạc, giao tiếp bạn bè là 43.1%, trong khi hai tỷ lệ này ở nhóm nam chỉ là 32.4% và 32.3%.

Phương án cầu viện sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, đặc biệt là bạn bè chỉ chiếm khoảng hơn 1/5 sinh viên trong mẫu. Tỷ lệ phần trăm lựa chọn giữa các nhóm sinh viên cũng tỏ ra khá đồng đều. Phương án không được nhiều sinh viên chấp nhận do sinh viên là nhóm khá năng động và tự tin, họ không thích có nhiều sự can thiệp vào đời sống tinh thần của mình, kể cả khi gặp những vấn đề rắc rối như khủng hoảng tâm lý, niềm tin.

Số lượng sinh viên có phản ứng hành vi tiêu cực như dùng rượu để quên đi trạng thái tuyệt vọng chỉ chiếm một tỷ lệ thấp và tập trung chủ yếu trong các nhóm sinh viên nam (8.2%), sinh viên ở Huế (8.9%), sinh viên năm thứ 3 (9.5%) và sinh viên miền núi (10.0%). Một điều khá ngạc nhiên là phân theo chuyên ngành đào tạo có tới 25% sinh viên thuộc khối an ninh quốc phòng chọn phương án này, trong khi ở

hầu hết các chỉ báo khác về niềm tin, nhóm sinh viên khối an ninh quốc phòng đều thể hiện những suy nghĩ và quan niệm khá tích cực. Tuy nhiên do hạn chế mẫu về nhóm sinh viên đang học khối an ninh, quốc phòng, nên chỉ báo này chỉ mang tính chất tham khảo, cần phải nghiên cứu thêm.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 178 - 182)