Viện nghiên cứu thanh niên, Điều tra về hành vi lệch chuẩn của học sinh, sinh viên trong môi trường học đường năm

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 138 - 144)

II. MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ CÔNG TÁC NỮ THANH NIÊN, NỮ SINH VIÊN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀĐẶT RA.

21Viện nghiên cứu thanh niên, Điều tra về hành vi lệch chuẩn của học sinh, sinh viên trong môi trường học đường năm

nhân văn cốt lõi mang một ý nghĩa lớn, có ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi trên thực tế của họ.

y Trong quan hệ tình yêu và hôn nhân, bên cạnh việc coi trọng các giá trị truyền thống, nữ sinh viên cũng hướng tới những giá trị mới được định hình.

- Khảo sát cho thấy, 72.5% nữ sinh viên phản đối quan điểm cho rằng “hiện tượng quan hệ tình dục trong thời gian yêu nhau là điều có thể chấp nhận được” và 64.4% nữ sinh viên không đồng tình quan điểm cho rằng “việc thể hiện tình cảm yêu đương thái quá nơi công cộng là điều bình thường”22.

Tuy nhiên, trong suy nghĩ của một bộ phận nữ sinh viên hiện nay xuất hiện những quan điểm mới được họ cho là phù hợp với sự vận động của xã hội hiện đại. Có tới 41.0% nữ sinh viên cho rằng vẫn có thể chấp nhận được hiện tượng quan hệ tình dục trước hôn nhân nếu hai người chắc chắn tiến đến hôn nhân. Đặc biệt, khi đưa ra tình huống giả định “Nếu người yêu của bạn (người chuẩn bị tiến tới hôn nhân với bạn) thú thật là đã có quan hệ tình dục với người yêu trước, bạn sẽ xử sự thế nào?”, kết quả khảo sát định tính cho thấy, khá nhiều nữ sinh viên cho rằng họ vẫn chấp nhận vấn đề này23.

Từ đó có thể thấy, mặc dù đề cao những giá trị xã hội truyền thống trong quan hệ tình yêu, hôn nhân, nhưng nhìn chung nữ sinh viên vẫn đang đi tìm và mở rộng các giá trị phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Sự mở rộng các giá trị thể hiện rõ nét ở thực tế: khi giải quyết các vấn đề cụ thể của cuộc sống, nữ sinh viên có xu hướng thiên về hành động hợp mục đích hơn so với hành động hợp giá trị.

- Trong quan hệ tình yêu thời sinh viên, nữ sinh viên đánh giá cao mối quan hệ này với ý nghĩa trong sáng, chân thành (60.5%) và không mang tính thực dụng, vụ lợi (86.9%), tuy nhiên, định hướng một cách thực tế thì nữ sinh viên cho rằng mối quan hệ này ít mang tính bền vững và có cơ sởđi đến hôn nhân (88.7%)24.

- Nữ sinh viên hiện nay định hướng khá thực tế trong việc lựa chọn người yêu và người bạn đời của mình và sự định hướng này có sự khác biệt rõ nét.

Một cuộc khảo sát quy mô nhỏ trên diễn đàn của sinh viên qua mạng internet đã được tiến hành gần đây với chủ đề lựa chọn bạn trai của nữ sinh viên. Qua thu thập ý kiến của 156 nữ sinh viên, kết quả cho thấy, các tiêu chí lựa chọn bạn trai của nữ sinh viên được xếp theo thứ tựưu tiên như sau25:

+ Nam tính, trưởng thành: 69.9% + Thông minh, học giỏi: 55.8%

22 Viện nghiên cứu thanh niên, Điều tra về hành vi lệch chuẩn của học sinh, sinh viên trong môi trường học đườngnăm 2009 2009

23Đại học bán công Tôn Đức Thắng, Kết quả báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường “Xu hướng lựa chọn bạn đời của nữ sinh viên hiện nay”, tiến hành trên 400 đối tượng nữ sinh viên tại 5 trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí nữ sinh viên hiện nay”, tiến hành trên 400 đối tượng nữ sinh viên tại 5 trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2007.

24 Ban Thanh niên Trường học- TW Hội Sinh viên Việt Nam, kết quả khảo sát đề tài “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010

+ Đẹp trai: 41.7% + Nhà giàu: 35.3%

+ Đã đi làm ổn định: 34.6%

+ Nhiều tài vặt (hát hay, nhảy đẹp): 27.6% + Đang là sinh viên: 17.9%

+ “Sành điệu, hiện đại”: 17.9% + “Ngốc nghếch, dễ dụ”: 6.41% + “Nông dân, cục mịch”: 5.8%

Trong khi đó, ở một nghiên cứu khác, tiêu chí lựa chọn bạn đời của nữ sinh viên lại hướng tới những giá trị khác biệt26:

Các yếu tố cần thiết nhất ở người bạn đời: + Có trách nhiệm, chung thủy: 73.0% + Trình độ học vấn: 57.1%

+ Việc làm và thu nhập khá: 48.4%

Các yếu tố cần thiết để xây dựng một mái ấm hạnh phúc, bền vững: + Chân thật: 90.6%

+ Sự san sẻ: 82.3% + Lòng vị tha: 77,9% + Sự âu yếm: 33,7%

Như vậy, có sự khác biệt rõ nét trong việc định hướng các tiêu chí lựa chọn người yêu và người bạn đời của nữ sinh viên hiện nay. Trong quan hệ tình yêu, nữ sinh viên có xu hướng lựa chọn các yếu tố thiên về hình thức bề ngoài của người bạn trai (đẹp trai, nam tính, nhiều tài vặt, “sành điệu”,…). Nhưng trong quan hệ hướng tới hôn nhân thì các yếu tố thiên về phẩm chất, tính cách bên trong của người bạn đời cũng như những yếu tố về điều kiện vật chất, tinh thần đảm bảo cuộc sống bền vững lại được nữ sinh viên đề cao.

Văn hóa, lối sống của nữ sinh viên:

y Nhìn chung, nữ sinh viên hiện nay được đánh giá là năng động (82.6%), tự tin (57.4%) và sáng tạo (49.4%)27. Những thay đổi về cách sống của họ đã và đang hình thành một thế hệ nữ sinh hiện đại, năng động, cá tính.

y Nữ sinh viên hiện nay luôn đề cao các giá trị sống đẹp, sống có ích, sống vì cộng đồng; coi trọng các giá trị, chuẩn mực xã hội, giá trị văn hóa dân tộc. Điều này

26Đại học bán công Tôn Đức Thắng, Kết quả báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường “Xu hướng lựa chọn bạn đời của nữ sinh viên hiện nay” nữ sinh viên hiện nay”

27 Ban Thanh niên Trường học- TW Hội Sinh viên Việt Nam, kết quả khảo sát đề tài “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010

thể hiện ở xu hướng tham gia ở mức độ khác nhau các hoạt động vì cuộc sống cộng đồng như: hoạt động tình nguyện hè (93.3%), hiến máu nhân đạo (88.5%), bảo vệ môi trường (86.2%), giữ gìn trật tự an toàn giao thông (80.3%).

Bên cạnh đó, xu hướng tham gia đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực trong môi trường học đường (76.7%) cũng như tuyên truyền, vận động người khác thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước (83.8%) thể hiện sự năng động, tích cực của nữ sinh viên hướng tới lối sống phù hợp với quy định, chuẩn mực, giá trị chung của xã hội.

Ý thức, tư tưởng về lối sống đẹp của nữ sinh viên thể hiện không chỉ trong quan hệ giữa cá nhân với tập thể, cộng đồng mà còn ở phạm vi rộng lớn hơn. Việc tham gia gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc của nữ sinh viên (79.9%)28 thể hiện ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, đề cao giá trị hành động “hội nhập nhưng không hòa tan” trong bối cảnh hội nhập mọi mặt giữa các quốc gia trên phạm vi toàn cầu.

y Nữ sinh viên hiện nay có xu hướng phấn đấu không ngừng để khẳng định và phát triển bản thân thông qua việc thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn (71.1%)29. Thực tế cho thấy, nữ sinh viên ngày càng tham gia nhiều vào các chương trình bồi dưỡng tri thức, học thêm chuyên ngành ở bậc đại học, học tiếp chương trình sau đại học, học ngoại ngữ, tin học,… nhằm tích lũy khả năng thích ứng yêu cầu của nghề nghiệp.

y Tăng cường tính độc lập, tự khẳng định giá trị, năng lực của bản thân trong việc giải quyết khó khăn của cuộc sống là nét nổi trội trong lối sống của phần đông nữ sinh viên hiện nay. 66.9% nữ sinh viên cho rằng những khó khăn trong cuộc sống là phải tự mình giải quyết. Sự hỗ trợ về mặt tinh thần từ phía người khác (44.1%), hay tìm đến sự giúp đỡ của nhà trường, tổ chức Đoàn, Hội (14.9%) cũng có ý nghĩa phần nào trong việc giải quyết khó khăn của bản thân nữ sinh viên. Cách thức phó mặc (0.8%), âm thầm chịu đựng (9.3%)30 không phải là sự lựa chọn của nữ sinh viên khi gặp khó khăn. Có thể thấy, tính độc lập, tự khẳng định mình như là một xu hướng hay sự thay đổi trong nguyên tắc sống của nữ sinh viên hiện nay.

yĐời sống văn hóa tinh thần của nữ sinh viên hiện nay khá phong phú, thể hiện ở nhu cầu, mong muốn, sở thích, thị hiếu của họ trong các hoạt động văn hóa.

- Nữ sinh viên ngày nay có xu hướng thích các loại hình nghệ thuật mang tính thực tế, sôi động, gắn với thực tế cuộc sống hiện tại. Cụ thể, thể loại âm nhạc sôi động, tươi trẻ như nhạc trẻ (77.0%), nhạc nước ngoài (51.8%) được nữ sinh viên ưa thích nhiều nhất. Sự quan tâm của nữ sinh viên đối với một số loại hình nghệ thuật truyền thống ở mức độ thấp, tỷ lệ yêu thích nhạc dân ca chỉ chiếm 13.3%, ca khúc cách mạng chiếm 10,3%. Như vậy, nữ sinh viên hiện nay ưa thích các loại nhạc trẻ trung, sôi động phù hợp với tâm lý lứa tuổi, còn các hình thức nghệ thuật truyền thống

28 Viện nghiên cứu thanh niên, Điều tra tình hình tư tưởng của sinh viên năm 2010

29 Viện nghiên cứu thanh niên, Khảo sát đánh giá tình hình thanh niên 2010

30 Ban Thanh niên Trường học- TW Hội Sinh viên Việt Nam, kết quả khảo sát đề tài “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010

không phù hợp với nhịp sống nhanh, sôi động của tuổi trẻ thì không được nhiều nữ sinh viên lựa chọn.

Đối với thể loại phim truyện thì nữ sinh viên hiện nay quan tâm đến phim nước ngoài nhiều hơn phim Việt Nam, tỷ lệ nữ sinh thích phim nước ngoài (73.9%) cao gấp đôi tỷ lệ thích phim trong nước (34.5%).

Đáng lưu ý là với lối sống năng động, hiện đại của mình thì sở thích về trang phục của nữ sinh thiên về phong cách ăn mặc đúng mốt, hợp thời trang (55.4%) hơn là truyền thống, giản dị (41.9%). Rất ít nữ sinh thích được mặc áo dài đến trường (7.2%). Đặc biệt, một số nữ sinh (8.7%) thích ăn mặc giống với những ca sỹ, diễn viên nổi tiếng31.

Có thể thấy, xu hướng tâm lý hướng ngoại, thích cá tính, sôi động tồn tại khá phổ biến ở nữ sinh hiện nay.

- Nữ sinh viên có xu hướng tham gia ở mức độ khác nhau vào các hoạt động văn hóa sôi nổi, phù hợp với lối sống của tuổi trẻ như: tham gia các buổi giao lưu văn hoá, văn nghệ (34.4% thường xuyên, 59.4% thỉnh thoảng); tham quan các khu di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng cách mạng (20.3% thường xuyên; 73.8% thỉnh thoảng); tham gia các hoạt động lễ hội (23.4% thường xuyên; 65.2% thỉnh thoảng); đọc sách tại các thư viện, các điểm bưu điện, văn hoá xã (30.9% thường xuyên; 65.6% thỉnh thoảng). Mặc dù sự tham gia các hoạt động văn hóa này chủ yếu ở mức thỉnh thoảng song nó cũng thể hiện đời sống văn hóa tinh thần của nữ sinh viên khá phong phú, đa dạng, đồng thời nó cũng phản ánh phần nào lối sống sinh hoạt cộng đồng lành mạnh của phần đông nữ sinh viên hiện nay.

- Nhu cầu về đời sống tâm linh của nữ sinh viên là không lớn, thể hiện ở tỷ lệ nữ sinh viên thường xuyên đi lễ chùa là không nhiều (18,0%) mà chủ yếu ở mức độ thỉnh thoảng (69.1%). Nữ sinh viên đi lễ chủ yếu để cầu phúc và sức khỏe, tìm kiếm sự bình an về tâm hồn, hiểu thêm về giáo lí và đi cùng bạn bè cho vui... Việc cầu may trước khi thi cử hay cầu duyên không phải là mục đích chính của nữ sinh viên mỗi khi đi lễ chùa. Dù vậy vẫn có khoảng hơn 1/3 nữ sinh viên thỉnh thoảng đi lễ chùa vì các mục đích này (34.8% thỉnh thoảng đi lễ chùa cầu duyên; 46.1% thỉnh thoảng đi lễ chùa cầu may trước khi thi cử).

- Các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của nữ sinh viên khá phong phú và đa dạng với nhiều hình thức khác nhau, tuy vậy các hình thức giải trí truyền thống vẫn được phần đông nữ sinh viên lựa chọn, cụ thể là nghe nhạc (77.3%), xem tivi (73.8%), gặp gỡ bạn bè (74.6%), nghe đài (41.0%). Một số hình thức giải trí khác cũng được nữ sinh viên quan tâm như đi mua sắm (46.9%); chơi thể thao (31.3%); đến các quán trà/cafe (27.3%). Việc tham gia vào các hoạt động xã hội cũng được nữ sinh viên quan tâm trong thời gian nhàn rỗi (36.7%).

Bên cạnh sự phát triển của nhu cầu giải trí, việc học tập nâng cao tri thức trở

31 Ban Thanh niên Trường học- TW Hội Sinh viên Việt Nam, kết quả khảo sát đề tài “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010 mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010

thành một trong những hoạt động chính trong thời gian rỗi của nữ sinh viên. Kết quả khảo sát cho thấy, 68.8% nữ sinh viên đọc sách, báo, tạp chí; 50.0% khai thác thông tin trên mạng; 46.5% học thêm để nâng cao trình độ, 41.8% học thêm ngoại ngữ, 23.0% học thêm tin học. Đặc biệt, nhu cầu học tập kỹ năng mềm, kỹ năng sống nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và yêu cầu của cuộc sống được một bộ phận không nhỏ nữ sinh viên (25.4%) thực hiện trong thời gian rỗi32.

Đáng lưu ý, sử dụng internet được coi là một trong những hoạt động chính trong qũy thời gian rỗi của nữ sinh viên. Khảo sát33 có tới 76.7% nữ sinh viên sử dụng internet thường xuyên và 22.5% sử dụng internet ở mức thỉnh thoảng. Mục đích sử dụng internet của nữ sinh viên xếp theo thứ tựưu tiên bao gồm:

1. Tìm kiếm, cập nhật thông tin (79.7%) 2. Phục vụ học tập (76.6%)

3. Giải trí (nghe nhạc, chơi game, chat,...) (60.7%) 4. Trao đổi thư điện tử (email) (52.4%)

5. Viết blog, trao đổi trên các diễn đàn (31.9%)

Có thể thấy, nữ sinh viên hiện nay khai thác và sử dụng internet theo hướng tích cực, phù hợp với nhu cầu và quỹ thời gian rỗi của mình, cụ thể họ truy cập internet chủ yếu là để thu thập thông tin cần thiết, phục vụ cho công việc, học tập và tham gia các hình thức giải trí bổ ích, lành mạnh như nghe nhạc, trao đổi giao dịch thư từ hoặc tham gia chia sẻ, đóng góp ý kiến trên các diễn đàn, các mạng xã hội.

2.3. Tình hình hc tp ca n sinh viên

Mục đích, động cơ học tập của nữ sinh viên:

Mục đích, động cơ học tập của nữ sinh viên hiện nay khá tích cực, đúng đắn và mang tính thực tế khi có tới 71.1% nữ sinh viên quan niệm rằng việc học tập là để có kiến thức, đồng thời 78.9% cho rằng học tập là để có nghề nghiệp tốt và thu nhập cao. Đáng chú ý, động cơ học tập của nữ sinh viên hiện nay không chỉ phục vụ cho lợi ích chính đáng của bản thân mà còn mang ý nghĩa rộng lớn hơn hướng tới cái chung, đó là học đểđóng góp và cống hiến cho xã hội (61.3%).

Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận không nhỏ nữ sinh viên (43.8%) có quan niệm về học tập chưa trọn vẹn khi cho rằng học đơn thuần chỉ để có bằng cấp, địa vị xã hội mà thôi.

Một số ít nữ sinh viên có nhận thức chưa đầy đủ hoặc không đúng về mục đích học tập khi cho rằng học tập là chỉ vì danh dự của gia đình, dòng họ (17.2%), học theo yêu cầu của cha mẹ (3.1%), học để bằng bạn bè (6.3%)34.

32 Viện nghiên cứu thanh niên, Khảo sát đánh giá tình hình thanh niên 2010

33 Ban Thanh niên Trường học- TW Hội Sinh viên Việt Nam, kết quả khảo sát đề tài “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn TN, Hội Sinh viên” năm 2010

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 138 - 144)