I- Tình hình nữ sinh viên
35 Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu, Đại học Quốc gia HàN ội, Báo cáo đề tài khoa học “Tác động xã hội của internet đến lối sống của sinh viên”, Hà Nội 2005.
3.5- Việc làm thêm của nữ sinh viên
Trong thời gian rảnh rỗi, ngoài giải trí và học tập, nhiều nữ sinh viên còn tìm kiếm một việc làm thêm phù hợp với khả năng và mục đích của bản thân. Thời gian làm thêm của nữ sinh viên chủ yếu là ngoài giờ học. Tùy sự sắp xếp lịch học của nhà trường mà nữ sinh viên chủ động cân đối thời gian làm việc cho phù hợp: vào buổi sáng nếu có tiết học buổi chiều, vào buổi chiều nếu học chính khóa vào buổi sáng. Ngoài ra buổi tối và 2 ngày cuối tuần thứ bảy, chủ
nhật cũng là khoảng thời gian hợp lý để các nữ sinh viên tận dụng, đi làm thêm. Tuy nhiên có nhiều nữ sinh viên chưa cân đối hài hòa giữa công việc và thu nhập từ việc làm thêm, lo ngại sẽ mất việc nếu nghỉ làm, đã sẵn sàng bỏ học để đi làm. Ít thì một, hai tiết học, nhiều có thể là cả buổi học hoặc thậm chí nhiều buổi học. Trong điều kiện nhiều trường áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, việc nữ sinh viên bỏ học đi làm thêm ngày càng phổ biến hơn. Theo kết quả điều tra nữ sinh viên kinh tế năm 2009 của PGS.TS Hoàng Yến, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (bảng hỏi được phát cho 400 nữ sinh
vieenchinhs quy tại 4 trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nọi, Đại học Lương Thế Vinh – Nam Định, Đại học Quang Trung – Quy Nhơn), cho thấy: 28% nữ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vừa phải học, vừa kiếm sống, 08% nữ sinh niên không có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn đi làm thêm để tăng thu nhập và tìm cơ hội học hỏi thực tế.
Việc làm thêm của nữ sinh viên vô cùng đa dạng và đại đa số đều thuộc hình thức làm việc bán thời gian. Do đặc trưng giới tính, các bạn không thể làm những việc ở những vị trí đòi hỏi thể lực và nhiều thời gian như nam giới. Công việc phổ biến hơn cả là: làm gia sư, nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị - giới thiệu sản phẩm, nhân viên phục vụ nhà hàng…
Theo nghiên cứu của giảng viên Trần Thu Hương, Khoa Tâm lý, trường
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, điều tra trên 160 nam, nữ sinh viên đang có việc làm thêm, cho thấy: 61,3% nữ, trong đó có 25,6% nữ sinh viên dạy ngoại ngữ, 28,5% nữ sinh viên dạy văn hóa, 10,9% là bán hàng thuê các mặt hàng như; đồ lưu niệm, quần áo… Như vậy công việc làm thêm chủ yếu của nữ sinh viên là dạy học, gia sư. Gia sư là công việc mang đậm “thương hiệu” của nữ sinh viên bởi nó phù hợp với điều kiện của nữ
sinh viên và nhu cầu xã hội; chủ động được thời gian, môi trường làm việc và thu nhập tốt: từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng/tháng. Nữ sinh viên có lợi thế về
ngoại hình có thể tham gia làm nữ nhân viên tiếp thị, ngày nay thường được gọi là PG (Promotion Girl) tại các sự kiện giới thiệu sản phẩm, khuyến mại, kỷ
niệm… Công việc không quá nặng nhọc nhưng thiếu tính ổn định và nó đòi hỏi nữ sinh ngoài ngoại hình đẹp còn phải có khả năng giao tiếp tốt, sự tự tin trước
đám đông và đôi khi là bản lĩnh vững vàng, khéo léo ứng xử trong những tình huống nhạy cảm với khách hàng có cử chỉ khiếm nhã. Một nữ sinh hội tụ đủ
các điều kiện tốt nhất (cao, xinh đẹp, dạn dĩ, khôn khéo, có nhiều thời gian cho công việc) một tháng có thể thu được ít nhất từ 1.000.000đđến 2.000.000đ tiền lương. Nữ sinh viên xuất thân từ nông thôn, vùng sâu vùng xa không bạo dạn, tự tin và thiếu kinh nghiệm xã giao thường chọn những việc làm ít ồn ào hơn nhưng không hề nhẹ nhàng hơn như nhân viên chạy bàn tại quán ăn, phát tờ rơi - quảng cáo, dán quảng cáo hoặc phong bì, đóng gói vật phẩm cho xưởng sản xuất nhỏ,… tiền lương được tính theo giờ lao động hoặc theo sản phẩm. Dù làm việc cật lực nhưng thu nhập mỗi tháng hiếm khi nào quá 700.000đ.
Rất nhiều nữ sinh viên đã lựa chọn được công việc phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành đang theo học; vừa giúp thêm thu nhập, vừa là hành trang rất bổ ích cho họ sau khi tốt nghiệp ra trường: sinh viên ngành báo chí tham gia làm cộng tác viên viết bài hoặc làm trợ lý trường quay; sinh viên ngành công nghệ
thông tin có thể làm việc tại các cửa hàng máy tính; sinh viên ngành văn hóa - nghệ thuật tham gia hoạt động nghệ thuật ở tầm thấp (biểu diễn ở quán café hay phòng trà, thiết kế áp phích hoặc ảnh, lịch theo yêu cầu với giá thấp hơn giá thị
trường…). Những nữ sinh viên có năng khiếu kinh doanh và được sự cho phép của gia đình có thể mở cửa hàng buôn bán quần áo, phụ kiện, mĩ phẩm… Tuy không phải ai cũng biết tận dụng cơ hội và phát huy năng lực bản thân nhưng
đây là một hướng đi tích cực và cần được khuyến khích, phát triển.
Việc làm thêm của nữ sinh viên đem lại nhiều lợi ích: có thêm thu nhập phục vụ cho sinh hoạt, đời sống; tự rèn luyện và nâng cao kỹ năng của bản thân; thực hành những kiến thức đã học trên lớp; thiết lập những mối quan hệ
xã hội cho công việc sau này… Tuy nhiên, bên cạnh những công việc hợp lý, bổ ích trên, nhiều nữ sinh viên còn tìm tới những công việc thiếu lành mạnh nhưng lại có thu nhập khá cao. Thiếu sự quản lý chặt chẽ của gia đình, nhà trường, một bộ phận nữ sinh đã chủ động hoặc bị bạn bè lôi kéo tham gia làm nhân viên tại các tụ điểm nhạy cảm như quán bar, sàn nhảy… những nơi tiềm
ẩn nhiều nguy cơ; những tụ điểm mại dâm trá hình massage, karaoke… Những nữ sinh thiếu bản lĩnh, không có gia đình ở bên động viên, kiểm soát… rất dễ
sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nghiện ma túy… và dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật. Vài năm trở lại đây xuất hiện thêm hiện tượng làm người yêu thuê cho các “đại gia”, công tử trong những dịp đặc biệt như sinh nhật, ngày lễ hoặc tiếp đón bạn bè, đối tác… Đây vẫn là một hiện tượng đáng phê phán, là tác nhân của lối sống buông thả, thiếu văn hóa làm xấu hình ảnh của nữ sinh Việt Nam.