I- Tình hình nữ sinh viên
35 Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu, Đại học Quốc gia HàN ội, Báo cáo đề tài khoa học “Tác động xã hội của internet đến lối sống của sinh viên”, Hà Nội 2005.
3.4- Điều kiện sống, sinh hoạt của nữ sinh viên
Tùy thuộc điều kiện thực tế, kinh tế của gia đình, bản thân và sở thích mà nữ sinh viên có thể lựa chọn ở cùng với bố mẹ và người thân hoặc ở trọ hoặc ở
trong Ký túc xá. Bộ phận nữ sinh ở cùng bố mẹ và người thân có những thuận lợi nhất định, điều kiện sống và sinh hoạt tương đối tốt. Tuy nhiên, bộ phận còn lại, những sinh viên ở trong Ký túc xá và ở nhà trọ còn gặp nhiều khó khăn.
Theo khảo sát của Cục Cơ sở vật chất và thiết bị trường học, đồ chơi trẻ
em (Bộ GD&ĐT)được đăng tải trên trang Giadinh.net.vn (27/10/2010): Trong 196 trường ĐH, CĐ công lập, chỉ có 157.429 chỗở cho sinh viên trong tổng số
855.337 sinh viên. Diện tích đất cho 1 sinh viên tại trường công lập quá thấp, khoảng 35,7m², trong khi tiêu chuẩn là 55 - 85m² đất/sinh viên. Như vậy, chỉ có khoảng 20% sinh viên được nội trú trong Ký túc xá của nhà trường.
Ký túc xá có nhiều điều kiện thuận lợi về nhiều mặt: tiết kiệm sinh hoạt phí; có điều kiện giao lưu học tập với các sinh viên trong trường, khoa... Hiện nay ở hầu hết các KTX, do điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế nên đa số các phòng ở của sinh viên (trên 70%) có số lượng người từ 7 đến 10 người/phòng. Với diện tích nhỏ hẹp (bình quân 15m2/phòng), số lượng người ở lại tương đối
đông điều này ảnh hưởng không nhỏđến đời sống và sinh hoạt của các nữ sinh viên. Mặt khác, một số nữ sinh viên có lối sống thiếu lành mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến các bạn cùng phòng, cùng khu. Các hạ tầng đi kèm như công trình phụ, điện, nước, mạng internet… vẫn thiếu và yếu. Nhiều Ký túc xá còn thiếu những dịch vụ cơ bản đi kèm như: cung cấp hàng tiêu dùng, thực phẩm, y tế, giải trí… Nữ sinh viên thường buộc phải sử dụng dịch vụ tự phát của các hộ
dân địa phương với giá thành không rẻ, chất lượng không đảm bảo.
Những nữ sinh viên không thuộc diện được nội trú trong Ký túc xá buộc phải thuê trọ ở nhà người dân địa phương. Giá nhà trọ khá đắt đỏ và luôn có xu hướng tăng sau mỗi đợt thi đại học, nghỉ hè, nghỉ lễ… Giá cả dao động từ
500.000đ đến 900.000đ với nhà trọ bình dân và từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ
với phòng trọ khép kín, tùy theo diện tích và độ tiện nghi. Trong khí đó, chất lượng các nhà trọ bình dân vô cùng thấp. Phòng trọ chật hẹp, nóng bức khi trời nắng, ẩm thấp khi trời mưa, công trình phụ và nước sinh hoạt thường không đảm bảo vệ sinh, chất lượng. Mỗi tháng nữ sinh viên phải gánh một khoản không nhỏ
chi phí điện, nước. Giá điện, giá nước bị chủ nhà quy định và thường xuyên bị
tăng giá bất thường. Vì thế rất ít nữ sinh viên có khả năng tài chính để thuê phòng riêng, đảm bảo được sự riêng tư cũng như ổn định không gian sinh sống, học tập. Đa số nữ sinh viên phải ở ghép từ 2 đến 5 người/1 phòng, tùy theo mức giới hạn mà chủ nhà đưa ra.
Đây là những khó khăn chung của hầu hết sinh viên xa nhà, tuy nhiên nữ
sinh viên sẽ gặp nhiều trở ngại hơn cả, gặp không ít bất tiện trong sinh hoạt. Không những thế, nhiều rắc rối tế nhị trong cuộc sống hàng ngày từ môi trường xã hội phức tạp có thể xảy đến bất cứ lúc nào với những nữ sinh viên phải xa gia đình, tự lập.