Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên tăng cường tổ chức các hoạt động hỗ trợđời sống (vật chất, tinh thần) cho nữ sinh một cách đa dạ ng, thi ế t

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 85 - 89)

- Phối hợp với Hội LHPN Việt Nam tổ chức tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam cho nữ sinh viên Theo đó, việ c tuyên truy ề n,

4-Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên tăng cường tổ chức các hoạt động hỗ trợđời sống (vật chất, tinh thần) cho nữ sinh một cách đa dạ ng, thi ế t

thc, to lp nhiu sân chơi offline và online.

Trong những năm vừa qua, mặc dù đã có nhiều cải thiện, tiến bộ nhưng nhìn chung sinh viên Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong học tập, sinh hoạt. Với đặc thù tự nhiên của mình, nữ sinh viên có những khó khăn lớn hơn, bị tác động nhiều hơn. Với bối cảnh đất nước hội nhập kinh tế sâu rộng, thì những tác động tiêu cực tới nữ sinh viên ngày càng lớn hơn. Nữ sinh viên chịu áp lực nhiều hơn trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống thường nhật.

Với vai trò, vị trí của mình, Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên đã có nhiều chương trình, nhiều hoạt động chăm lo, hỗ trợ nữ sinh viên. Tuy nhiên, với yêu cầu và tình hình mới, đòi hỏi Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên cần phải bổ sung, phát triển nhiều giải pháp cho công tác nữ sinh viên, quan tâm chăm lo, hỗ trợ nữ sinh viên nhiều hơn vềđời sống vật chất và tinh thần.

- Tạo các sân chơi bổ ích cho nữ sinh trong các nhà trường như sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao, các câu lạc bộ để sinh viên rèn luyện kỹ năng, trở

thành công cụ hỗ trợ cho học tập. Phát triển nhiều sân chơi văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao từ cấp cơ sở đến cấp toàn quốc: Hội thi Giọng hát vàng sinh viên, Hội thi Karaoke sinh viên, Hội thi Tiếng hát sinh viên, thi nhảy Erobic, thi khiêu vũ trong sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng; các Giải bóng chuyền nữ sinh viên, Cầu lông, bóng đá nữ sinh viên...

- Thu hút ngày càng nhiều nữ sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện thường xuyên tại chỗ, hoạt động tình nguyện theo đội hình chuyên môn, tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội. Hoạt động tình nguyện sẽ là môi trường tự giáo dục, rèn luyện nhân cách, đạo đức, bản lĩnh đối với bản thân nữ sinh viên. Từ hoạt động tình nguyện, nữ sinh viên có điều kiện áp dụng kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tiễn của cuộc sống; được củng cố, bồi dưỡng và phát triển lý tưởng, ước mơ, hoài bão của mình; được thể hiện tình cảm, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, xã hội; được rèn luyện kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, có thêm những kinh nghiệm sống, củng cố niềm tin, rèn luyện ý chí, nghị lực và quan điểm sống tích cực cho nữ sinh viên. Thông qua hoạt động tình nguyện, nữ sinh viên sẽ góp phần tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân; đồng thời bằng các hoạt động cụ thể, nữ sinh viên đã góp phần thực hiện công tác dân vận của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Đối với các hoạt động tình nguyện tại chỗ, thường xuyên cần được chỉ đạo triển khaibằng những công việc cụ thể gắn với nhiệm vụ học tập, rèn luyện của nữ sinh viên: tổ chức cho nữ sinh viên tham gia các hoạt động bảo vệ và xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp; trong đó, chú trọng các hoạt động giữ gìn cảnh quan môi trường giảng đường, Ký túc xá, khu nhà trọ… thông qua các Ngày thứ bảy tình nguyện, Ngày chủ nhật xanh; tổ chức các cuộc thi nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường nơi ở và nơi học tập của nữ sinh viên, như: “Ký túc xá là nhà, nữ sinh viên là chủ”, “Văn minh giảng đường, ký túc xá”, “Nhà trọ kiểu mẫu”, “Phòng ở kiểu mẫu”, “Ký túc xá tự quản”; đăng ký đảm nhận công trình của nữ sinh viên, như: trồng hoa trong khuôn viên, lau bàn ghế, cánh cửa giảng đường... Phối hợp tổ chức cho nữ sinh viên thi cấp giấy phép lái xe; thành lập các đội sinh viên tình nguyện (trong đó có nữ sinh viên) tham gia giải toả ùn tắc giao thông trong các giờ cao điểm tại cổng trường, giao lộ; tuyên truyền, vận động bắt buộc nữ sinh viên đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ, thông báo trên loa phát thanh, bảng tin nội bộ, tuần san sinh viên.

Tổ chức cho nữ sinh viên tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, chung sức cùng cộng đồng, như: thăm hỏi các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh, liệt sỹ, các gia đình có công với cách

mạng; thăm, tặng quà các thương, bệnh binh tại các Trung tâm điều dưỡng; hỗ

trợ dạy học, chăm sóc trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm chất độc màu da cam; phát triển nhân rộng mô hình Câu lạc bộ “Ngày chủ nhật nhân ái” tại các trường. Tuyên truyền, vận động nữ sinh viên tích cực tham gia hoạt động hiến máu tình nguyện; phát triển mô hình câu lạc bộ sinh viên hiến máu tình nguyện, “Ngân hàng máu di động”

Thu hút nữ sinh viên tham gia Chiến dịch sinh viên tình nguyện hèhàng năm, Chương trình “Tiếp sức mùa thi”, “Tiếp sức đến trường”, đặc biệt cần chú trọng phát huy tinh thần tình nguyện của nữ sinh viên trong việc tham gia ôn tập bồi dưỡng kiến thức văn hoá cho học sinh yếu, động viên học sinh quay trở

lại trường học tập, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, các hoạt động “Vui hè cùng thiếu nhi” bởi nó phù hợp với đức tính, phẩm chất của nữ sinh viên Việt Nam. Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu nữ sinh viên tham gia các dự án tổ chức các đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi; các dự

án, chương trình tình nguyện về công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của đất nước; tham mưu đề xuất để có cơ chế, chính sách đãi ngộ, ưu tiên đối

với nữ sinh viên khi tham gia các Chương trình, dự án này. - Thực hiện công tác tư vấn hướng nghiệp việc làm, giáo dục bình đẳng

giới trong các trường phổ thông để giúp các em có định hướng đúng đắn trong việc thi tuyển sinh vào các cấp học cao hơn. Định hướng cho nữ sinh viên chọn ngành nghề phù hợp, giúp cho nữ sinh viên có định hình tổng quan hơn về nghề

nghiệp, công việc sau này mình định làm và có yêu thích, tâm huyết với nghề. Làm tốt việc này sẽ hạn chế được những bất cập lớn nhất hiện nay của nữ sinh viên khi đi xin việc làm sau tốt nghiệp, đó là: khả năng chuyên môn, định hình công việc, niềm say mê và tâm huyết nghề nghiệp. Những yêu cầu này được các nhà tuyển dụng rất chú ý và đặt yêu cầu cao. Tích cực huy động các nguồn tài trợ để hỗ trợ nữ sinh nghèo, khuyến khích nữ sinh tài năng thông qua các Giải thưởng, Học bổng, các quỹ hỗ trợ tài năng nữ sinh viên.

- Tổ chức tư vấn, giới thiệu chỗ trọ giá rẻ, đảm bảo các điều kiện sống, sinh hoạt, an ninh cho nữ sinh viên thông qua Trung tâm hỗ trợ sinh viên tại các trường hoặc các tỉnh, thành, các câu lạc bộ hỗ trợ sinh viên tại các trường. Việc tư vấn, giới thiệu có thể thực hiện trực tiếp hoặc thông qua Wesite, diễn đàn, facebook, địa chỉ email. Nhân rộng mô hình “Liên hoan chủ nhà trọ thân thiết”,

bình chọn qua mạng những chủ nhà trọ thân thiện và tổ chức tuyên dương. Nếu chúng ta làm tốt công tác này, góp phần khích lệ động viên các chủ nhà trọ có sự chia sẻ, đồng cảm đối với nữ sinh viên, tạo sự gắn bó thân tình giữa nữ sinh viên với các chủ nhà trọ. Tích cực phối hợp với lực công an trên địa bàn dân cư

thực hiện tốt công tác giữ gìn trật tự an ninh nơi có đông nữ sinh viên thuê trọ, kịp thời phát hiện và cung cấp thông tin cho nữ sinh nâng cao tinh thần cảnh giác tại các khu trọ. Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các trường đề xuất với các cấp, các ngành xây dựng khu ký túc xá dành cho sinh viên, Làng sinh viên, Khách sạn sinh viên, có chính sách ưu tiên được ở trong ký túc xá dành cho nữ

sinh viên, hạn chế tối đa để nữ sinh viên ở ngoại trú bởi đây là một trong những môi trường có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến nữ sinh viên.

- Tăng cường các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm thêm phù hợp với năng lực, sở trường và hoàn cảnh cá nhân cho nữ sinh viên, trong đó có thể chú ý đến giới thiệu các công việc: gia sư, tiếp thị, tham gia các hoạt động tư vấn, giới thiệu liên quan đến chuyên ngành đào tạo của nữ sinh viên (Luật, kinh tế, Ngân hàng, công tác xã hội...). Chú ý đến việc hướng dẫn nữ sinh viên khi tham gia các quan hệ lao động, quan hệ thuê mướn tài sản để có thể tự bảo vệ mình. Có giải pháp cụ thể trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nữ sinh viên trong cuộc sống (bị xâm hại tình dục, lăng nhục, lăng mạ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của nữ sinh viên; trong công việc cần kịp thời lên tiếng bảo vệ nữ sinh viên khi bị người sử dụng lao động không thực hiện các điều khoản ký kết trong hợp đồng, lợi dụng sự chưa biết của nữ

sinh viên khi ký kết hợp đồng lao động để tận dụng, bóc lột sức lao động hoặc làm các công việc quá sức đối với nữ sinh viên hoặc ép nữ sinh viên làm các công việc trái với luân thường, đạo lý. Thành lập các câu lạc bộ, Trung tâm tư

vấn hỗ trợ sinh viên ở các trường, tỉnh, thành phố, trong đó chú trọng mảng hoạt động dành riêng cho nữ sinh viên. Kiến nghị với chính quyền địa phương có quy định chung đối với việc cho thuê nhà, sử dụng dịch vụ điện, nước sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh môi trường, không gian sinh hoạt cho sinh viên thuê, tránh việc tự ý tăng giá thuê nhà, điện nước sinh hoạt của các hộ dân cho thuê nhà.

- Phát động và tổ chức phong trào nữ sinh viên giúp nữ sinh viên, nam sinh viên giúp nữ sinh viên với các nội dung thiết thực: quan tâm hỗ trợ lẫn

nhau trong học tập, trao đổi sách, tài liệu, thông tin giới thiệu địa chỉ nhà ở, giúp đỡ nhau khi ốm đau, hoạn nạn, trong tình bạn, tình yêu...

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 85 - 89)