Về số lượng

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 174 - 176)

I. Thực trạng sinh viên nữ hiện nay tại các trường đại học

1.Về số lượng

* Số lượng học sinh, sinh viên.

Các số liệu thống kê cho thấy, trong khoảng 3 năm trở lại đây, sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu học tập cũng như khả năng cung cấp các loại hình đào tạo của xã hội đã đưa số lượng thanh niên tham gia hoạt động học tập tăng nhanh đột biến. Nếu như trong 3 năm học liên tiếp từ 2001- 2002 đến 2003 - 2004, tổng số thanh niên tham gia học tập chỉ tăng khoảng 200 nghìn người mỗi năm thì 3 năm học tiếp theo 2003 -2004 đến 2005 -2006 mỗi năm số học sinh tăng thêm khoảng 500 nghìn người. Sự gia tăng diễn ra đối với cả 3 nhóm học sinh sinh-sinh viên với mức tăng trung bình từ 7-8% mỗi năm.

Đáng chú ý nhất là ở năm học 2004 - 2005 số lượng học sinh trung học chuyên nghiệp và sinh viên đại học tăng vọt với mức tăng là 27,82% đối với sinh viên và 29,44 đối với học sinh trung học chuyên nghiệp.

Sự gia tăng này có xu hướng đạt được độ ổn định ở 7-8% mỗi năm ở hầu hết các bậc học. Điều này cũng cho thấy định hướng cho học tập của thanh niên trong thời gian này đã đạt được sự cân bằng giữa học đại học và các hệ đào tạo khác như trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Bảng 1: Số lượng học sinh – sinh viên qua các năm học từ 2001 đến 2006

2001-2002 2002 2002- 2003 2003- 2004 2004- 2005 2005- 2006 Học sinh THPT 2334255 2458446 2616207 2802101 3029497 Tỷ lệ tăng so với năm 5.32% 6.42% 7.11% 8.12%

trước Học sinh TH chuyên nghiệp 194831 389326 360392 466504 500252 Tỷ lệ tăng so với năm trước 99.83% -7.43% 29.44% 7.23% Sinh viên 974119 1020667 1032440 1319754 1387107 Tỷ lệ tăng so với năm trước 4.78% 1.15% 27.83% 5.10% Tổng 3503205 3868439 4009039 4588359 4916856

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo – Thống kê giáo dục và đào tạo

Về cơ cấu xã hội của thanh niên sinh viên các số liệu thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo cho thấy, trong những năm qua cơ cấu xã hội đã có phần hợp lý hơn, kể cả về giới tính, nguồn gốc xuất thân, ngày càng có nhiều sinh viên nông thôn, vùng sâu, vùng xa, con em gia đình chính sách, thậm chí có cả sinh viên khuyết tật được theo học đại học và cao đẳng. Theo thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo tính đến tháng 7/2002, phân tích trong tổng số 486.974 sinh viên của 168 trường đại học và cao đẳng có: 10,9% sinh viên vùng cao, vùng sâu, 11.64% sinh viên miền núi, 39,93% sinh viên nông thôn, 9,07% sinh viên là con thương binh, liệt sỹ, gia đình có công, 3,23% sinh viên dân tộc thiểu số, 1,92% sinh viên thuộc diện xóa đói giảm nghèo...vv

Trung học chuyên nghiệp là: 500.252 người chiếm 7.09% số thanh niên đi học. Cao đẳng: 229.294 người chiếm 3.22% số thanh niên đi học

Đại học: 1.087.813 người chiếm 15.31% số thanh niên đi học

Các loại hình đào tạo nghề khác (dự bịđại học, dạy nghề dài hạn, sau đại học): 2.252.512 người chiếm 31,72% số thanh niên đi học.

* Về số trường ĐH, CĐ:

Năm 1987, cả nước có 101 trường đại học và cao đẳng (63 trường đại học, chiếm 62%; 38 trường cao đẳng, chiếm 38%), đến tháng 9/2009 có 376 trường đại học và cao đẳng, tăng gấp 3,7 lần (150 trường đại học, chiếm 40%, gấp 2,4 lần và 226 trường cao đẳng chiếm 60%, gấp 6 lần).

Cả nước có 35/63 tỉnh thành lập trường đại học mới, trong đó: 23 tỉnh có thêm 1 trường; 10 tỉnh có thêm 2 - 3 trường; riêng thành phố Hồ Chí Minh có thêm 18 trường đại học và Hà Nội (mở rộng) có thêm 23 trường, chiếm tỷ lệ 43% số trường đại học thành lập mới và nâng cấp.

Số lượng trường đại học, cao đẳng ở vùng cao, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đã tăng lên: Tây Bắc (1 trường đại học, 8 trường cao đẳng); Tây Nguyên (3 trường đại học, 10 trường cao đẳng); đồng bằng sông Cửu Long (11 trường đại học, 27 trường cao đẳng).

Quy mô các trường đại học tăng, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân có cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học, nhất là con em đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh nữở khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa, miền núi,.

* Về số lượng nữ sinh viên.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng nữ sinh viên trúng tuyển vào đại học, cao đẳng hệ chính quy tăng dần qua các năm. Tỷ lệ nữ sinh viên với Nam sinh viên trúng tuyển hàng năm tương đối đồng đều nhau, không có sự chênh lệch lớn.

Bảng 2: Số thí sinh nữ trúng tuyển Đại học, Cao đẳng giai đoạn 2004 - 2008

Năm Số thí sinh trúng tuyển Số thí sinh trúng tuyển là nữ

2004 217.279 98.856 (45,49%)2005 240.642 121.488 (50,48%) 2005 240.642 121.488 (50,48%) 2006 285.254 149.926 (52,56%) 2007 363.619 190.295 (52,33%) 2008 437.564 237.122 (53,88%) Bình quân 308.870 159.537 (51,65%)

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo – Thống kê giáo dục và đào tạo

Năm học 2007 -2008, trong tổng số 1.180.547 sinh viên (bao gồm cả chính quy và vừa làm vừa học), số sinh viên nữ là 571.523, chiếm 48,41%. Năm học 2008-2009, trong tổng số 1.242.778 sinh viên, số sinh viên nữ là 602.676, chiếm 48,49%.

Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ sinh viên nữ trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng hệ chính quy cũng như tỷ lệ sinh viên nữ của các loại hình đào tạo đều chiếm tỷ lệ tương đối cao và tăng dần qua các năm. Số lượng nữ sinh theo các ngành nghềđào tạo có sự khác nhau tương đối, sinh viên nữ chiếm tỷ lệ cao trong các trường khối ngành sư phạm, xã hội, kinh tế. Các ngành kỹ thuật tỷ lệ sinh viên nữ còn rất thấp (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tỷ lệ sinh viên nữ chưa đến 20%, trong khi đó tỷ lệ này ở Trường Đại học Ngoại thương khoảng gần 80%; trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, tỷ lệ nữ chiếm khoảng 15%, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, tỷ lệ nữ khoảng 73%).

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 174 - 176)