ĐỐI VỚI CÔNG TÁC NỮ SINH VIÊN

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 167 - 170)

III. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ

ĐỐI VỚI CÔNG TÁC NỮ SINH VIÊN

đoàn viên, sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo và phát triển tài năng. Đẩy mạnh vai trò của đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ trong công tác hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. Tổ chức và tham gia các cuộc thi chuyên môn, hội nghị nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện tốt để đoàn viên, sinh viên đề xuất ý tưởng sáng tạo, sáng kiến, giải pháp trong học tập, nghiên cứu khoa học, trong các hoạt động của Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên. Trong các hoạt động Đoàn, Hội, các trường đã chủ động và tạo điều kiện để nữ sinh viên phát triển trên tất cả các mặt như: tham gia vào Ban Chấp hành Đoàn trường, Ban Chấp hành Hội Sinh viên trường với cơ cấu và tỷ lệ nữ thỏa đáng, để các bạn sinh viên nữ có cơ hội tham gia các hoạt động xã hội và phát huy những tài năng và những năng lực của mình.

ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NHÀ TRƯỜNG, CÁC CẤP BỘ HỘI THỨC, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NHÀ TRƯỜNG, CÁC CẤP BỘ HỘI

ĐỐI VỚI CÔNG TÁC NỮ SINH VIÊN --- ---

(Hội Sinh viên thành phố Cần Thơ)

Nhằm khẳng định vai trò của phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách về cán bộ nữ, bình đẳng giới: Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11- NQ/TW ngày 27/4/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước; Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 19/2002/QĐ-TTg ngày 21/1/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 với mục tiêu: Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ; tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; phấn đấu tăng tỷ lệ nữ lên trên 30% tổng số người được đào tạo trên đại học vào năm 2005 và lên trên 35% vào năm 2010; Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Bình đẳng giới; Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các chính sách liên quan đến sinh viên, như: giảm học phí, vay vốn đào tạo.. Tuy nhiên, đến nay chưa có một chính sách cụ thể dành riêng cho nữ thanh niên nói chung và nữ sinh viên nói riêng.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác nữ và bình đẳng giới, trong những năm qua, giáo dục và đào tạo là một trong những ngành mũi nhọn đóng góp vào quá trình cải thiện chỉ số bất bình đẳng trong lĩnh vực giới. Cùng với những nỗ lực chung của xã hội, giáo dục cao đẳng và đại học đã từng bước đem lại cơ hội lựa chọn công bằng giữa nam sinh viên và nữ sinh viên. Các chỉ số thống kê về số sinh viên tuyển mới trong các năm học gần đây cho thấy, sự chênh lệnh giữa nam giới và nữ giới trong các trường đại học, cao đẳng hầu như không đáng kể. Sự gia tăng tỷ lệ nữ giới trong các trường cao đẳng và đại học trong 3 năm học gần đây là một xu hướng rõ nét. Chỉ mới cách đây 3 năm học, tỷ lệ nữ sinh viên trong các trường đại học chưa cân bằng với số nam sinh viên thì trong năm học vừa qua, tỷ lệ nữ sinh viên đã vượt qua 0,2% trên mức bình quân. Đặc biệt, trong các trường cao đẳng, tỷ lệ nữ sinh viên đang cao hơn. Trên thực tế có thể nhận thấy rõ, ở khối các ngành sư phạm và khoa học xã hội, tỷ lệ nữ giới trong sinh viên luôn cao hơn so với nam sinh viên. Mặt khác, khối kỹ thuật vốn là môi trường của đa số sinh viên nam nay đã có sự chia sẻ với sinh viên nữ trong một số ngành kỹ thuật công nghệ cao như tin học, điện tử, sinh học.

Nữ thanh niên nói chung và nữ sinh viên nói riêng là lực lượng xã hội to lớn, là bộ phận quan trọng cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho xã hội. Với vai trò là nười trí thức trẻ trong tương lai, là người vợ, người mẹ trong xây dựng gia đình để góp phần phát triển xã hội, thì việc rèn luyện, tu dưỡng từ khi còn là sinh viên là bước khởi đầu có ý nghĩa quan trọng, đặt ra yêu cầu cao

đối với sự cố gắng, nỗ lực của mỗi bạn nữ sinh viên và sự quan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ, định hướng của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn xã hội có vai trò quan trọng. Để góp phần thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện

đại hoá” và “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, đề xuất một số giải pháp đẩy công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các nhà trường, các cấp bộ Hội đối với công tác nữ sinh viên, cụ thể như sau:

1. Thứ nhất: Nâng cao nhận thức của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các phòng ban chức năng về công tác nữ sinh viên trong việc ban hành các chính sách liên quan đến sinh viên, như: Chế độ học bổng, chỗ ở ký túc xá... thông qua các Hội đồng tư vấn về nữ sinh viên hoặc Hội đồng vì sự tiến bộ của phụ nữ trường. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thường xuyên chỉ đạo các nhà trường quan tâm đến công tác nữ sinh viên thông qua triển khai nhiệm vụ năm học hàng năm.

2. Thứ hai: Nhà trường đẩy mạnh tuyên truyền, lồng ghép tuyền truyền về công tác nữ sinh viên trong các nhà trường tới đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên và xã hội thông qua các hình thức phát thanh, bản tin, tuyên truyền dịp 8/3, 20/10...

3. Thứ 3: Nhà trường có chính sách hỗ trợ nữ sinh viên về chỗ ở trong ký túc xá (nên có khu ký túc xá dành riêng cho nữ sinh viên; có phòng sinh hoạt), về học bổng, học phí.

4. Thứ 3: Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên chủ trì tổ chức tập huấn, hội thảo về công tác nữ sinh viên; nâng cao hiểu biết về giới và bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ Hội, góp phần hình thành đội ngũ tuyên truyền viên về giới và bình đẳng giới cho sinh viên nói riêng và thanh niên nói chung.

5. Thứ 5: Các cấp bộ Hội xây dựng chương trình thực hiện công tác nữ sinh viên hàng năm của đơn vị; quán triệt việc thực hiện công tác nữ sinh viên là chỉ tiêu thi đua, khen thưởng hàng năm của các cấp bộ Hội.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng (Trang 167 - 170)