thuyết mới về địa tô". Anh hãy xem tờ "Illustrirte Zeitung" số ra tuần trước. Bây giờ thì anh đi tong rồi.
Những cố gắng của nhân vật Kin-ken vĩ đại muốn thoát ra khỏi nhóm người bất hảo mang tên là Uỷ ban châu Âu mà lại không để lại sau mình mùi hôi thối thì thật là rất buồn cười. Trong số ra vào thứ bảy của tờ "Sun" chắc là anh đã đọc thấy tin cho biết một vài nhà dân chủ to mồm đã hội họp ở gần En-bơ-phen-đơ, họ đã có những hành động náo loạn nhỏ và đã phân phát những tờ bướm, việc này đã làm được nhờ Rôn-ngơ có những liên hệ với giới Thiên chúa giáo Đức. Kin-ken cũng như bất cứ kẻ nào khác trong dàn hợp ca ấy lẽ ra đã không thể làm được điều gì cả.
Câu chuyện về Ca-ve-nhắc mang tính chất định mệnh xét về mọi phương diện; nếu như Gi-rác-đanh nói về Ca-ve-nhắc rằng nhân vật ấy có những vận hội lớn nhất thì chắc phải đúng. Ngoài ra, những kẻ đó ngày càng nhận rõ rằng không thể xem xét lại hiến pháp267 bằng con đường hợp pháp. Mà, như tờ "Débats" nói, con đường bất hợp pháp - đó là đảo chính, nhưng ai sử dụng đầu tiên con đường đảo chính thì kẻ đó thường bị đè bẹp. Na-pô-lê-ông đã trở nên rệu rã nghiêm trọng rồi. Săng-gác-ni-ê đã bị đánh gục, đã hoàn toàn bị bãi chức, việc hợp nhất không đưa đến kết quả thực tế trực tiếp nào, dù cho sự hòa nhập ấy có tuyệt vời như thế nào nữa; không còn ai khác ngoài Ca-ve-nhắc. Nếu thằng cha này đẩy cách mạng ra xa thì xét cho cùng điều đó cũng không nguy hiểm lắm; vài năm phát triển mạnh mẽ của công nghiệp nhằm khắc phục khủng hoảng và sẽ có được thời kỳ thịnh vượng mới - điều đó tuyệt nhiên không thể gây tác hại được, đặc biệt là nếu hiện tượng ấy đi đôi với những cải cách tư sản ở Pháp v.v.. Nhưng ở Pháp Ca-ve-nhắc và cải cách tư sản có nghĩa là cải cách hệ thống thuế quan và liên minh với nước Anh, nhưng hễ gặp dịp thuận tiện sẽ mở cuộc chiến tranh chống lại Liên minh thần thánh với sự giúp đỡ của Anh, nhờ bỏ thời gian vào việc
vũ trang và đi đôi với việc xâm lăng được chuẩn bị kỹ càng vào nước Đức, điều đó có thể làm chúng ta phải trả giá bằng đường biên giới vùng Ranh. Ngoài ra, điều đó sẽ là biện pháp tốt nhất để khuất phục chủ nghĩa xã hội tiểu thị dân ở Pháp [Crapaudsozialismus], lấy niềm vinh quang để bịt họng nó lại.
Tuy nhiên, tờ "Débats" đã hèn hạ đến mức là nó cho rằng chỉ có việc duy trì luật bầu cử mới mới có thể là sự cứu vãn cho xã hội.
Câu chuyện về Phau-chơ và May-en thật tuyệt vời. Vì tôi chỉ mới được nhìn thấy trang đầu của số 1 của bản tiếng Đức tờ "Illustrated London News" được bầy ở cửa hàng, cho nên tôi muốn biết xem ai là "những nhà văn hạng nhất của Đức" đã viết bài nhảm nhí tự cao tự đại ấy.
Trong bản tin gửi từ Khuên, tờ "Frankfurter Journal" cho biết giờ đây những người lưu vong ở Luân Đôn sống khá tốt, trừ những người sống trong trại lính, trong đó có cả Vi-lích. Tờ "Allgemeine Zeitung" ở Au-xbuốc thật sự nghĩ rằng đạo luật về người nước ngoài268 vẫn còn hiệu lực, và nó nhìn thấy những người lưu vong - đó là những người đời đời kiếp kiếp là người Do Thái trong thế kỷ mười chín - đã lén lút đến Luân Đôn trong nỗi run sợ, sợ hãi đến tái xanh tái xám trước đạo luật này.
Tôi không thể nói gì về cách mạng Bồ Đào Nha. Chỉ cần nêu rõ rằng Xan-đa-nhi-a với tư cách là người khởi nghĩa, chỉ hành động nhân danh cá nhân, theo nguyên tắc: Cô-sta Ca-bran, "ôte-toi de là, que je m'y mette1*, thì đã hoàn toàn không đạt được gì; song, từ khi ông buộc phải ngả theo những người tư sản tự do Ô-poóc-tô và tiếp nhận Giô-dê Pa-xô-cơ như là nhân vật có quyền lực tối thượng _____________________________________________________________________________________________
1* - "cút khỏi đây để ta thay vào chỗ ngươi" (Xanh-Xi-mông. "Sách giáo lý của các nhà công nghiệp". Tập thứ nhất)