Ăng-ghen gửi mác, 11 tháng tư 1851 mác gửi ăng-ghen, 15 tháng tư 1851

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 27 phần 3 potx (Trang 45 - 46)

hành động và lòng kiên định. Bất kỳ đội quân nào mà không có một hạt nhân là 35 000 quân Anh thì cũng đều không thể giữ vững được thế phòng thủ trong trận Oa-téc-lô cho đến khi quân Phổ đến kịp.

Tuy nhiên, trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh Tây Ban Nha, Oen-lin-tơn đã hiểu được rõ hơn thực chất của nghệ thuật quân sự của Na-pô-lê-ông, hơn là những dân tộc đã được Na-pô-lê-ông cho thấy rõ ưu thế của nghệ thuật quân sự ấy trên lưng họ. Trong khi quân áo hoàn toàn hoang mang, còn quân Phổ thì quá hấp tấp đến nỗi quy làm một sự ngu xuẩn và sự thiên tài, thì Oen-lin-tơn đã tỏ ra rất khôn khéo đã biết tránh những sai lầm mà người áo và người Phổ đã mắc phải. Ông đã không bắt chước những cách thức của Na-pô-lê-ông mà còn hết sức gây khó khăn cho người Pháp trong việc sử dụng các cách đánh của mình đối với ông. Ông không mắc phải một sai lầm nào nếu như những lý do chính trị không buộc ông phải mắc sai lầm, tuy thế, tạm thời tôi tuyệt đối chưa phát hiện được điều gì trong đó ông bộc lộ dù chỉ một chút thiên tài. Bản thân Nây-pia1* đã nêu lên những trường hợp mà ông có thể thực hiện những đòn giáng thiên tài có ý nghĩa quyết định nhưng lại không nghĩ đến điều đó. Trong chừng mực tôi có thể nhận rõ điều đó, - ông quả là đã không một lần biết vận dụng những tình huống như vậy. Ông vĩ đại theo cách của mình, chính là vĩ đại đến hết mức có thể, đồng thời vẫn tiếp tục là một người tầm thường. Ông có tất cả những phẩm chất của người lính; tất cả những phẩm chất ấy đều phát triển một cách cân đối và hài hoà tuyệt diệu; nhưng chính sự hài hoà ấy lại ngăn cản mỗi phẩm chất ấy đạt tới sự phát triển đích thực thiên tài. Là một người lính như thế nào thì là một chính khách cũng như thế. Người bạn cố tri của ông trong chính trường là Pin _____________________________________________________________________________________________

1* P. Nây-pia. "Lịch sử cuộc chiến tranh ở bán đảo I-bê-ri-cơ"

có thể được coi là bản sao của ông. Cả hai nhân vật này đều đại diện cho đảng bảo thủ, đảng này có đủ tư duy lành mạnh để có thể nhường hết trận địa này đến trận địa khác và hoà tan vào giai cấp tư sản mà vẫn giữ được thể diện. Đó là bước rút lui về phía Tô-rét-xơ Vê-đrát-xơ244. Oen-lin-tơn là như thế đó.

Ph. Ă. của anh

Công bố lần đầu trong cuốn: "Der Briefwechsel zwischen F.Engels und K.Marx". Bd. I, Stuttgart, 1913

In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức

81

mác gửi ăng-ghen2 4 5

ở Man-se-xt ơ

[Luân Đôn], 15 tháng Tư 1851

Ăng-ghen thân mến!

Anh đã không nhận được một lá thư nào của tôi, và giờ đây anh cũng chỉ nhận được vài dòng này thôi, bởi vì ngày này qua ngày khác tôi vẫn đợi lá thư của anh đã hứa. Tôi gửi kèm theo đây lá thư của Lu-pu-xơ1*. Tôi đã viết thư cho anh ấy từ bốn ngày trước đây, nhưng tôi đã không trả lời những câu hỏi mà anh ấy nêu ra cho anh.

_____________________________________________________________________________________________

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 27 phần 3 potx (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)