Ăng-ghen gửi mác, 9 tháng năm 1851 ăng-ghen gửi mác, 9 tháng năm 1851

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 27 phần 3 potx (Trang 57 - 59)

tấm kẽm ở điểm H - cũng được chôn xuống đất và được liên kết với sợi dây lớn ở dưới mặt đất, người ấy muốn tạo ra các cực điện, tạo ra cực dương (tấm kẽm) và cực âm (than).

Những điều khác thuộc về các vấn đề kỹ thuật - cách ly các dây dẫn điện, v.v..

Vì anh không cho tôi biết thêm gì nữa, nên tôi cho rằng câu chuyện này có liên quan đến một cuộc thí nghiệm nào đó, hình như anh đã từng nói với tôi là sự việc này đã được nói tới trong tờ "Economist" hoặc ở đâu đó. Tôi hơi nghi ngờ thành công của cuộc thí nghiệm này, nhưng có thể đạt được kết quả nào đó nếu triển khai và cải tiến việc đó. Chỉ có điều cần hỏi: 1) bằng phương pháp ấy có thể thu nhận được bao nhiêu điện từ không trung và 2) điện năng này có ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Dẫu sao xin anh hãy cho tôi biết, thí nghiệm này đã được thực hiện chưa, với kết quả như thế nào và ở đâu có đăng bài nói về chuyện này.

Dù sao thì trong việc này cũng có hai khó khăn.

1) Nhân vật ấy muốn sợi dây có nhiệm vụ thu điện, lại phải chạy chính là từ bắc xuống nam và yêu cầu các chủ nông trại phải đặt sợi dây ấy theo la bàn. Ông ta không nói gì đến sự sai lệch hướng của la bàn ở đây, ở nước Anh, mà sự chệch hướng ấy được tính là 20-30 độ, vậy mà lẽ ra ông ta phải nói cho biết xem có cần tính đến điểm đó hay không. Dù sao thì các chủ nông trại cũng không hay biết gì về sự chệch hướng của la bàn, và nếu họ cứ đặt dây dẫn theo kim của la bàn, thì sợi dây ấy sẽ chạy không phải từ bắc xuống nam, mà là từ bắc - tây-bắc xuống nam - đông-nam.

2) Nếu điện năng này ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng và sự phát triển của cây trồng thì nguồn điện ấy sẽ gây ra, vào mùa xuân, sự sinh trưởng quá sớm của cây trồng và làm cho cây trồng có nguy

cơ bị những đợt sương rét ban đêm v.v.. Dù sao hiện tượng ấy cũng biểu lộ ra, và có thể giúp cho công việc được, chỉ cần, vào mùa đông, tách rời cả dây ngầm, cả dây treo. Và nhân vật ấy cũng không nói gì về vấn đề này. Nguồn điện thu được bằng cách ấy hoặc là sẽ không gây một tác động tốt nào, hoặc sẽ dẫn đến sự sinh trưởng quá sớm. Điều này cũng cần được làm sáng tỏ.

Tuy nhiên về vấn đề này chưa thể đưa ra những suy xét được chừng nào nó chưa được thử nghiệm và chưa có được những kết quả hiển nhiên; vì vậy anh hãy cho tôi biết xem tôi có thể tìm kiếm được ở đâu những dữ kiện tỉ mỉ hơn về vấn đề này.

Tôi cảm ơn đấng Tối cao về việc "những con lừa trung ương"260 lại hợp nhất với nhau, và tôi thậm chí không ghen tức về tờ tạp chí của họ "Kosmos" đâu. Vì sắp tới đây chúng ta sẽ lại có trong tay ấn phẩm của mình - nếu cần thiết - và trong ấn phẩm ấy chúng ta sẽ có thể đập lại tất cả những sự đả kích mà không lên tiếng trực tiếp nhân danh chúng ta. Đó chính là ưu thế của tờ nguyệt san dự định xuất bản ở Khuên so với tờ "Revue"261 của chúng ta. Chúng ta sẽ đẩy tất cả việc này lên đầu anh Buyếc-ghéc-xơ tốt bụng, cũng cần đền đáp cho anh ấy bằng cái gì đó vì sự uyên thâm của anh ta.

Cũng đã không thể nghĩ rằng sự chửi bới nhằm vào chúng ta sẽ ít lan truyền ở Đức hơn là ở Mỹ và ở Luân Đôn. Giờ đây anh đang ở trong một vị thế đáng ghen tị vì cùng một lúc anh bị cả hai lục địa đả kích, mà điều đó thì ngay cả với Na-pô-lê-ông cũng chưa bao giờ xảy ra. Tuy nhiên, các bạn bè của chúng ta ở Đức là những con lừa. Họ không chú ý đến sự chửi bới đơn giản và chỉ ba tháng một lần họ mới thông báo vài lời về tình hình các công việc bẩn thỉu ấy, - điều đó là hoàn toàn bình thường. Nhưng khi sự thể đi đến chỗ vu khống, khi phần tử dân chủ phi-li-xtanh không còn thoả mãn với nhận thức đơn giản rằng chúng ta là những con quái vật khủng khiếp

394 ăng-ghen gửi mác, 9 tháng năm 1851 ăng-ghen gửi mác, 9 tháng năm 1851 395

nhất, và hắn bắt đầu tung ra những tài liệu bịa đặt và xuyên tạc về chúng ta, - lúc ấy quả thật sẽ không phải là thừa nếu những ngài ấy gửi cho một trong hai chúng ta những tài liệu này để chúng ta có thể áp dụng các biện pháp của mình. Nhưng người Đức lại cho rằng anh ta đã làm đủ rồi nếu đơn giản anh ta không tin vào trò vớ vẩn ấy. Anh hãy bắt Táp-man viết thư cho Mi-ken biết sự việc này. Tuyệt nhiên không cần phải trả lời ngay; một khi tích tụ mấy tá những kẻ vô tích sự ấy thì ta có thể vung tay lên một lần một cách ra trò rồi lấy chân đè nát lũ rệp ấy. Còn về ý đồ bọn chúng muốn làm cho chúng ta không thể lưu lại ở Đức thì chúng ta cứ để chúng làm cái việc thú vị ấy! Chúng không thể xoá khỏi lịch sử tờ "Neue Rheinische Zeitung", "Tuyên ngôn"1* v.v. và tất cả những lời la ó của chúng sẽ không giúp ích gì cho chúng. Những kẻ duy nhất có thể gây nguy hiểm cho chúng ta ở Đức, - đó là bọn sát nhân, nhưng từ khi Gốt-san-cơ chết đi, thì ở Đức không có một ai đủ gan phái những kẻ như thế đến chỗ chúng ta. Và sau nữa, ngay vào năm 1848 phải chăng lúc đầu chúng ta đã không phải giành cho mình một địa vị ở Khuên? Nhưng, nên nhớ rằng chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được sự

yêu quý của bọn hắc ám trong giới dân chủ, trong bọn đỏ hoặc thậm chí trong giới cộng sản.

Tôi vui mừng khi thấy các ngài đến dự cuộc triển lãm tạm thời còn để anh yên. Tôi thì đã bị họ bao vây rồi. ở đây, hôm qua có hai thương nhân từ Lếch-cô đến, một người đã quen biết từ lâu, từ năm 1841. Bọn áo làm chủ rất giỏi ở xứ Lôm-bắc-đi. Cuối cùng thì người ta đã áp dụng một chế độ nào đó sau tất cả các hình thức đền bù chiến tranh, những khoản vay cưỡng bức lặp đi lặp lại, các loại thuế má, phải nộp ba lần trong một năm. Các thương nhân hạng trung ở Lếch-cô hàng năm phải trả 10 000 - 24 000 xvan-xi-gơ (350 - 700 _____________________________________________________________________________________________

1* C. Mác và Ph.Ăng-ghen. "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản"

p.xt.) - dưới dạng những loại thuế trực thu thường xuyên, tất cả đều thu bằng tiền mặt. Vì sang năm tới ở đấy cũng dự tính đưa vào lưu thông giấy bạc của áo, cho nên chính phủ muốn - trước khi diễn ra điều đó - thu hồi tất cả các thứ tiền kim loại. Đồng thời người ta rất thương xót tầng lớp quý tộc bên trên, i gran ricchi1*, và ở chừng mực nào đó cũng thương xót cả nông dân; tất cả gánh nặng thuế khoá lại rơi vào il medio liberale, giai cấp trung lưu tự do ở thành thị. Anh thấy đấy, chính sách của bọn người ấy là như thế nào. Dưới ách áp bức như vậy, lẽ đương nhiên là có thể hiểu được tại sao dân chúng ở Lếch-cô đã ký tên vào lời tuyên bố và gửi nó lên chính phủ. Trong tuyên bố có nói rằng họ sẽ không trả tiền nữa, thà để cho người ta niêm phong tài sản của họ, nhưng nếu chế độ ấy vẫn còn tiếp diễn thì tất cả họ sẽ đi ra nước ngoài sống lưu vong; tài sản của nhiều người đã bị niêm phong. Cũng dễ hiểu là những con người ấy chờ đợi Mát-di-ni và tuyên bố rằng sẽ phải diễn ra cuộc bùng nổ ấy, bởi vì họ không thể chịu đựng được nữa "bởi vì chúng tôi đã phá sản hoặc dẫu sao cũng sẽ phá sản". Điều đó phần nào giải thích ý chí phẫn nộ của người I-ta-li-a muốn đứng lên. Tất cả những người đang có mặt ở đây đều là những phần tử cộng hoà, hơn nữa toàn là những nhà tư sản có tiếng tăm; một người trong số họ là thương gia số một ở Lếch-cô và bản thân ông ta hàng tháng trả một khoản thuế là 2 000 xvan-xi-gơ. Ông ta muốn biết bằng được xem cuộc nổi dậy sẽ bắt đầu vào lúc nào; tại Lếch-cô - nơi duy nhất mà tôi được nhiều người biết đến - họ đã khẳng định với nhau rằng tôi tất phải biết chính xác điều đó.

Ngày mai tôi sẽ nói về Oen-lin-tơn; những anh chàng ấy đã cản trở tôi nghiên cứu về nhân vật này.

Ph. Ă. của anh

_____________________________________________________________________________________________

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 27 phần 3 potx (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)