THỦ TỤC ÁP DỤNG, HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI BẮT GIỮ TÀU BIỂN

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 189 - 191)

- Đối với trường hợp này (do ông B không gửi kèm theo đơn kiện quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận B) nên cần làm rõ:

5. THỦ TỤC ÁP DỤNG, HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI BẮT GIỮ TÀU BIỂN

KHẨN CẤP TẠM THỜI BẮT GIỮ TÀU BIỂN

VBQPPL

BLTTDS (khoản 13 Điều 102)

BLHHVN (các điều 36, 37, 40, 41, 42, 43 và 44)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) BGTB là biện pháp được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại khoản 13 Điều 102 của BLTTDS.

• Thẩm quyền giải quyết: TAND đang giải quyết vụ án dân sự, TAND cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp có thẩm quyền quyết định áp dụng BPKCTT BGTB (khoản 2 Điều 3 PLTTBGTB).

• Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT BGTB để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 29 của PLTTBGTB.

• Khi có yêu cầu BGTB theo quy định tại Điều 28 của PLTTBGTB, Tòa án quyết định áp dụng BPKCTT BGTB trong các trường hợp quy định tại Điều 29 của PLTTBGTB.

• Đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT BGTB các nội dung chính quy định tại Điều 30 của PLTTBGTB.

• Thẩm quyền xử lý đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời BGTB: - Trước khi mở phiên toà: Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án xem xét giải quyết;

- Trong thời gian xét xử vụ án: HĐXX xem xét giải quyết.

• Trong thời hạnba ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT BGTB và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Thẩm phán phải xem xét đơn và ra một trong các quyết định sau đây:

- Thụ lý đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển nếu xét thấy có đủ điều kiện để ra quyết định áp dụng BPKCTT BGTB; yêu cầu người nộp đơn thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu áp dụng BPKCTT BGTB và nộp lệ phí BGTB trong thời hạn do Tòa án ấn định mà không áp dụng thời hạn quy định tại Điều 5 và Điều 6 của PLTTBGTB.

- Trả lại đơn yêu cầu nếu xét thấy không có đủ điều kiện để ra quyết định áp dụng BPKCTT BGTB.

• Thẩm phán chỉ ra quyết định áp dụng BPKCTT BGTB khi người yêu cầu BGTB xuất trình các biên lai, chứng từ chứng minh họ đã thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính và đã nộp lệ phí BGTB.

• Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT BGTB, người yêu cầu có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án.

• Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phải xem xét giải quyết đơn và ra một trong các quyết định sau đây:

- Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu;

- Hủy quyết định trả lại đơn yêu cầu và nhận lại đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT BGTB cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành thụ lý đơn yêu cầu.

• Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng. • Quyết định áp dụng BPKCTT BGTB phải có các nội dung quy định tại Điều 35

của PLTTBGTB.

• Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thuyền trưởng, Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định của Tòa án; thuyền trưởng, chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu có quyền khiếu nại bằng văn bản với Chánh án, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định áp dụng BPKCTT BGTB.

• Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án phải xem xét, giải quyết và ra một trong các quyết định sau đây:

- Giữ nguyên quyết định áp dụng BPKCTT BGTB; - Hủy quyết định áp dụng BPKCTT BGTB.

• Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.

• Quyết định áp dụng BPKCTT BGTB bị hủy khi điều kiện áp dụng BPKCTT không còn hoặc theo đề nghị của người yêu cầu áp dụng BPKCTT BGTB.

• Người yêu cầu áp dụng BPKCTT BGTB, chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu, thuyền trưởng và những người khác có liên quan có quyền yêu cầu bằng văn bản hủy quyết định áp dụng BPKCTT BGTB khi điều kiện áp dụng BPKCTT BGTB không còn tồn tại.

• Văn bản yêu cầu hủy biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 38 PLTTBGTB.

• Khinhận được yêu cầu hủy quyết định áp dụng BPKCTT BGTB và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định hủy quyết định áp dụng BPKCTT BGTB nếu xét thấy có đủ căn cứ. Trường hợp không chấp nhận vì không có đủ căn cứ thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết về lý do của việc không chấp nhận văn bản yêu cầu.

• Quyết định hủy quyết định áp dụng BPKCTT BGTB có các nội dung quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 41 PLTTBGTB.

• Thẩm quyền xem xét và ra quyết định huỷ bỏ BPKCTT BGTB : - Trước khi mở phiên toà: một Thẩm phán xem xét, quyết định; - Tại phiên toà: HĐXX xem xét, quyết định.

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán ppt (Trang 189 - 191)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w